Chủ Những Con RốiS


Chess

Sau Syria, Putin đang chuẩn bị những nước cờ mới tại Trung Đông và Bắc Phi

Putin Egypt
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ai Cập Al-Sisi
Nói chung, những nước đi mà Tổng thống Putin thi triển có đặc điểm là khi giới tinh hoa Mỹ, châu Âu lần theo được dấu vết thì đã muộn.

Mục tiêu mà Hoa Kỳ đạt được trong vấn đề Jerusalem, chúng ta sẽ dành sự quan tâm vào lúc khác, ở góc nhìn này, chúng ta chỉ quan tâm đến cơ hội mà nó đã mở ra cho Nga củng cố vị trí của mình như một nhà hoạt động sáng tạo và tích cực nhất trong chính trị Trung Đông như thế nào.

Bốn ngày sau tuyên bố của Trump về Jerusalem, Tổng thống Putin đang có những "nước đi" (đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng" khiến Mỹ và thế giới quan tâm, chú ý...

Đầu tiên, ông Putin đã đáp máy bay Tu-214PU thay vì chuyên cơ Il-96 xuống sân bay Khmeimim-Syria. Tại đây, ông cho thế giới "tai nghe" tuyên bố của ông về việc rút quân khỏi Syria khi đã chiến thắng lực lượng khủng bố và cảnh báo sắc lạnh:

Binoculars

Ngoại trưởng Mỹ sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên vô điều kiện; Nhà Trắng nói chưa phải lúc

Tillerson Kim Jong Un
"Chúng ta đã sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ đầu tiên mà không có điều kiện tiên quyết nào", Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho biết Mỹ sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên. Đây được cho là động thái ngoại giao đảo ngược hoàn toàn so với trước.

Tại cuộc họp Hội đồng Đại Tây Dương ở Washington ngày 12/12, ông Tillerson nói: "Về phương diện ngoại giao, chúng ta đã sẵn sàng đàm phán bất kỳ lúc nào mà Triều Tiên muốn đàm phán. Chúng ta đã sẵn sàng để có cuộc họp đầu tiên mà không có điều kiện tiên quyết. Trước hết chỉ cần gặp và có thể nói về thời tiết nếu bạn muốn. Hãy nói đó sẽ là cuộc gặp bàn tròn hay bàn vuông, nếu đó là những gì bạn muốn. Nhưng chúng ta phải ngồi cùng nhau, mặt đối mặt, và rồi sau đó lấy bản đồ ra và cùng nói về những gì chúng ta có thể sẵn sàng hướng tới".

Lời phát biểu này của ông Tillerson được coi như một lời mời công khai trực tiếp đến Triều Tiên nhằm gác sang một bên những căng thẳng leo thang về các cuộc thử hạt nhân cũng như những cuộc chiến ngôn từ gần đây để ngồi vào bàn đàm phán ngoại giao. Đây là những gợi ý cụ thể nhất mà ông Tillerson đưa ra để có thể tiến hành đàm phán với Triều Tiên. Vẫn chưa rõ phát biểu của ông có phản ánh quan điểm của Nhà Trắng hay không bởi ông Tillerson thường có những bất đồng với Tổng thống Mỹ Donald Trump khi nói về vấn đề đàm phán với Triều Tiên. Hồi đầu năm nay, khi ông Tillerson nêu quan điểm muốn đàm phán với Triều Tiên, Tổng thống Trump đã phản bác lại quan điểm này trên Twitter: "Thật lãng phí thời gian".

Nhận xét: Nếu bạn đọc nghĩ rằng chính phủ Mỹ đã bắt đầu lấy lại khả năng suy nghĩ tỉnh táo thì chớ vội mừng! Bởi vì Nhà Trắng vừa khẳng định ngược lại:
"Do Triều Tiên vừa thử tên lửa, bây giờ rõ ràng không phải thời điểm (dành cho thương lượng)", Reuters dẫn lời người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng nói ngày 13/12.

Theo quan chức này, Mỹ chỉ đàm phán với Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng "về cơ bản cải thiện hành vi của họ".

Bình luận trên được đưa ra không lâu sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 12/12 cho biết Mỹ "sẵn sàng đối thoại bất cứ lúc nào Triều Tiên muốn đối thoại" và "không cần điều kiện tiên quyết".

Heather Nauert, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nói điều cần có trước tiên là một "giai đoạn yên tĩnh", tức Triều Tiên đình chỉ mọi cuộc thử nghiệm để đối thoại có thể bắt đầu, nhưng không nêu rõ trong bao lâu.

Bà Nauert cũng nhấn mạnh Ngoại trưởng Tillerson không thiết lập chính sách mới về Triều Tiên. Mỹ thường yêu cầu Triều Tiên phải chấp thuận rằng mọi cuộc đàm phán là về xóa bỏ kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Có nhiều khả năng Ngoại trưởng Mỹ Tillerson, như một trong số rất ít những thành viên có lý trí trong chính quyền Mỹ, muốn hãm phanh con tàu nước Mỹ trên con đường đối ngoại thảm họa mà nó đang đi, và ông đã ngay lập tức bị nhắc nhở hãy nhớ vị trí của mình.


Bulb

Mỹ ngầm thừa nhận thất bại trước Assad, chấp nhận ông nắm quyền đến bầu cử năm 2021

assad
© AP Photo/ Syrian Presidency Facebook
Ngày 12/12 hãng tin New Yorker đã dẫn lời của các quan chức Mỹ và châu Âu thông báo rằng, Lầu Năm Góc sẵn sàng đồng ý cho Tổng thống Syria Bashar Assad nắm quyền cho đến cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2021.

Quyết định này hoàn toàn trái ngược với những gì Mỹ tuyên bố trước đó rằng, ông Assad phải rời bỏ vị trí của mình trong khuôn khổ tiến trình hòa bình ở Syria.

Quyết định này của Mỹ đồng nghĩa với thực tế họ thừa nhận thất bại, bởi ngay từ khi tham gia vào cuộc chiến này mục đích của họ và đồng minh là lật đổ chính quyền ông Assad, đồng thời thừa nhận thành công của của các đồng minh Syria - Nga, Iran và Hezbollah, những lực lượng ủng hộ chế độ.

Nguồn tin này nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ đã phải chi hàng chục triệu USD trong chiến dịch ở Syria. Tuy nhiên cuối cùng họ vẫn phải chính thức thừa nhận rằng, chính quyền của ông Assad sẽ nắm quyền ở đất nước này ít nhất thêm 4 năm nữa.

Chess

Nhiệm vụ hoàn thành: Putin đến Syria tuyên bố rút quân, vẫn duy trì 2 căn cứ quân sự

Putin Assad Syria
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/12 đã có chuyến thăm chớp nhoáng tới Syria trước khi tới Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ - nơi ông khẳng định mong muốn tìm kiếm mối quan hệ "sâu sắc hơn" nữa với những đối tác khu vực quan trọng của Moscow.

Chuyến đi này đã làm nổi bật tầm nhìn xa trông rộng của Nga tại Trung Đông, khẳng định vị thế nhà lãnh đạo mang tầm thế giới của ông Putin - người mới đây đã tuyên bố tiếp tục ra tranh cử Tổng thống Nga thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa.

Phát biểu trước các binh sĩ quân đội Nga tại căn cứ không quân Hmeimim, tỉnh Latakia, Syria Tổng thống Putin đề cập thành công của cuộc chiến chống lại "những kẻ khủng bố" và tuyên bố rút một phần quân đội Nga về nước.

"Các bạn đã thể hiện những phẩm chất tốt nhất của người lính Nga. Đó là lòng dũng cảm, tinh thần đồng đội, sự quyết đoán và những kỹ năng tuyệt vời. Tổ quốc tự hào về các bạn", Tổng thống Putin nói.

Extinguisher

Thế vận hội không có Putin? - Hàn Quốc cố cứu Olympic 2018 khỏi thảm họa do Nga bị cấm tham gia

Putin Olympic
© Sputnik/ Ilya Pitalev
Không có vận động viên Nga hiện diện - sẽ không có Putin. Một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc bình luận như vậy sau khi phân tích hậu quả của quyết định IOC cấm đội Olympic Nga tham gia Pyeongchang.

Sự tham gia của nhà lãnh đạo các nước láng giềng, theo ý tưởng của Seoul, để kiềm giữ Bắc Triều Tiên khỏi các hành động khiêu khích, và trong trường hợp lý tưởng sẽ tạo ra điều kiện tốt để bắt đầu cuộc đàm phán. Còn bây giờ Nam Hàn sẽ phải nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn Thế vận hội mùa đông XXIII từ một biểu tượng của hòa bình trở thành trái táo của sự bất hòa.

Những tin tức nóng hổi từ Lausanne đã được đón nhận tại Hàn Quốc một cách không giấu nỗi lo lắng cho số phận của Thế vận hội mùa đông đầu tiên được tổ chức tại nước này. Các phương tiện truyền thông địa phương ngay lập tức vội vã tính toán thiệt hại có thể gây ra bởi quyết định của IOC, và nhanh chóng đi đến kết luận nếu không có người Nga, Olimpic sẽ là "nửa vời" và thậm chí có thể thua lỗ. Nhưng, quan trọng nhất, việc cấm Nga tham gia có thể phá vỡ kế hoạch của chính phủ mới thiết lập đối thoại với CHDCND Triều Tiên. Xét cho cùng, rất nhiều điều phụ thuộc vào sự quan tâm từ Moskva và cá nhân ông Vladimir Putin, như Seoul khẳng định.

Jet5

Nga tung Su-35 đuổi F-22 của Mỹ đi sau khi họ quấy rối các máy bay cường kích Nga đang đánh IS

Su-35 vs F-22
Hầu hết các cuộc chạm trán gần đây giữa máy bay Nga và Mỹ trong khu vực lân cận sông Euphrates ở Syria đều liên quan đến thực tế rằng, không quân Mỹ luôn cố gắng cản trở Nga và Syria tiêu diệt khủng bố IS, đây là tuyên bố của đại diện chính thức Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov.

Ví dụ trên không phận bờ phía tây sông Euphrates máy bay tiêm kích F-22 của Mỹ đã chủ động ngăn chặn các máy bay cường kích Su-25 của Nga trong lúc máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu để tiêu diệt các cứ điểm của bọn khủng bố IS ở ngoại ô thành phố Mayadin.

Máy bay tiêm kích F-22 đã bắn một bẫy nhiệt (pháo sáng) và thả ra các tấm giảm tốc liên tục, tạo giả một cuộc không chiến, tờ Interfaz dẫn lời ông Konashenkov.

Tuy nhiên ngay sau khi trên không phận có sự xuất hiện của một máy bay tiêm kích đa năng có khả năng cơ động cao Su-35S, máy bay của Mỹ mới ngừng những hành động nguy hiểm và vội vàng đi vào không phận của Iraq.

Red Flag

Bình Nội - Ngoại xâm Đại cáo: Hịch chống giặc tham nhũng thời hiện đại

Vietnamese Corrupt officials
Lời phi lộ: Năm 1428, sau khi đánh thắng bọn giặc ngoại xâm là quân Minh (Trung Quốc), Đại Tư đồ Nguyễn Trãi đã viết bản "Bình Ngô đại cáo". Gần 600 năm sau, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị - Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã quyết tâm mở cuộc tấn công diệt "giặc nội xâm" là tham nhũng. Và đến hôm nay, việc tiêu diệt giặc nội xâm đã có những bước ngoặt căn bản. Tuy vẫn còn lâu dài, gian khổ bởi đánh "địch trong ta" khó hơn đánh địch bên ngoài. Bọn tham quan biến chất, tự suy thoái, tự chuyển hóa còn nhiều mưu ma chước quỷ để đối phó với chính nghĩa, với những người Việt Nam lương thiện yêu nước, thương nòi.

Công cuộc diệt "giặc nội xâm" của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi đầu cũng gian khổ không kém sự nghiệm đánh giặc ngoại xâm của Lê Lợi - Nguyễn Trãi năm xưa. Khi những thế lực tham nhũng, thoái hóa, biến chất, lũ tham quan ô lại còn mạnh, còn một tay che cả bầu trời thì ngay cả một số đảng viên trung kiên, công chính, liêm minh nhất cũng tỏ ra bất lực, mệt mỏi. Có những người đã gục ngã, đã cáo bệnh từ quan, đã lui về chốn an nhàn cho yên thân để bảo toàn danh tiết. Tuy nhiên, có một số người đã không gục ngã, đã quyết tâm trụ vững trước sóng gió, bão táp. Một trong những người đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cuộc chiến chống ngoại xâm và nội xâm cách nhau 600 năm nhưng lại có một số nét tương đồng đến kỳ lạ.

Cloud Lightning

Công nhận Jerusalem của Israel: Lời hứa mang lại hệ lụy khôn lường của Trump

Trump Israel
4,5 tỷ mỗi năm... Chát quá !
Ông Trump và quyết định dậy sóng Trung Đông

"Tôi quyết định rằng đã đến lúc chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel" - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói trong bài phát biểu của mình, được giới truyền thông nhanh chóng chuyển tải đi khắp thế giới và những tuyên bố này đã trở thành sự kiện gây chấn động thế giới.

Từ trước đến nay, Israel gọi Jerusalem là thủ đô duy nhất và không được chia sẻ của mình, đặc biệt nhấn mạnh vào các khu vực phía đông và trung tâm lịch sử của thành phố, đã được nước này giành lại từ Jordan cách đây nửa thế kỷ và sau đó được sáp nhập vào lãnh thổi của họ.

Đa số quốc gia trên thế giới, kể cả Mỹ, từ trước đến nay không công nhận sự sáp nhập này và xem xét tình trạng của thành phố như là một trong những vấn đề chính của xung đột ở Trung Đông, phải được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận với người Palestine, hiện cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với Đông Jerusalem.

Arrow Up

Nga dần chiếm vai trò chủ đạo trong vấn đề Triều Tiên

kim jong un putin
Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga thông báo tổ chức các cuộc tập trận ở Kamchatka và Primorye, thuộc vùng Viễn Đông, sau cuộc tập trận đổ bộ hồi tuần trước.

Khoảng 1.000 binh sĩ từ Hạm đội Thái Bình Dương của Nga sẽ tham gia cuộc tập trận, trong đó có việc luyện tập lái xe bọc thép. Thuỷ quân lục chiến Nga được cử tới hai khu vực huấn luyện ở Primorye đã bắt đầu luyện tập tác chiến trên bộ với vũ khí cầm tay.

Nga có đường biên dài 17 km với Triều Tiên, cách không xa khu vực sẽ diễn ra cuộc tập trận. Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức huấn luyện quân sự tại khu vực này. Các cuộc tập trận diễn ra hồi tháng 2/2016 ở trường bắn Bamburovo.

Nga tuyên bố tập trận trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc hôm qua bắt đầu tập trận không quân chung lớn chưa từng có với 230 máy bay và 12.000 binh sĩ.

Nhận xét: Như thường lệ, Nga duy trì vị trí là cường quốc có uy tín và có quan hệ tốt, hoặc nói chuyện được với tất cả các bên trong vấn đề Triều Tiên. Chính sách uyển chuyển và khả năng ngoại giao của Nga rất có thể mang lại bước đột phá cho vấn đề nan giải trên bán đảo này.


Light Saber

"Đừng tạo vây cánh rồi nói cho thật hay" - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về công tác cán bộ

Nguyễn Phú Trọng, Vietnamese communist party secretary general
Ngày 8/12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp, cho ý kiến về kết quả kiểm tra của 5 Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về thực hiện Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo, gắn với thực hiện Quy chế bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 4/7/2007 của Bộ Chính trị khóa X.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Công tác cán bộ cực kỳ quan trọng, qua thực tiễn càng ngày càng thấy quan trọng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là gốc của mọi công việc, then chốt của then chốt. Bác Hồ từng nói, mọi việc thành bại đều do cán bộ, bố trí cán bộ đúng là khác, bố trí sai là khác, rất nguy hiểm.