Chủ Những Con RốiS


Light Saber

Nga yêu cầu Facebook và Instagram giải thích lý do khóa tài khoản của nhà lãnh đạo Chechnya

Ramzan Kadyrov
© Said Tsarnaev / SputnikRamzan Kadyrov, lãnh đạo Cộng hòa Chechnya, Nga
Theo Guardian, vừa qua cơ quan giám sát trực tuyến của Nga đã yêu cầu Facebook và Instagram giải thích lí do các tài khoản mạng xã hội (MXH) của ông Ramzan Kadyrov, người đứng đầu Cộng hòa Chechnya đột ngột bị khóa.

Ông Kadyrov được cho là đã đột ngột mất quyền truy cập vào tài khoản 2 MXH trên hôm thứ Bảy (23/12) vừa qua mà không nhận được bất cứ lời giải thích nào. Ông đã cáo buộc chính phủ Mỹ "nhúng tay" gây sức ép bắt các công ty MXH khóa tài khoản của ông.

Tuần trước, Mỹ đã công bố danh sách 52 cá nhân và thực thể mà họ cáo buộc vi phạm Đạo luật Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky, đồng thời áp lệnh trừng phạt tài chính và nhập cảnh nhằm vào 52 đối tượng này. Lãnh đạo Chechnya Kadyrov cũng nằm trong danh sách trên.

Nga đã lên án các lệnh trừng phạt tài chính và cấm nhập cảnh của Mỹ là "phi pháp" và "mang tính thù địch," bởi ngoài ông Kadyrov, quyết định này cũng nhằm vào 4 quan chức chính phủ khác của Nga.

Nhận xét: Facebook thường xuyên khóa tài khoản của rất nhiều người mà không có bất cứ lời giải thích rõ ràng nào. Nhưng lần này có vẻ như họ sẽ phải làm vậy.


Magnify

Lộ thêm hồ sơ đen của Navalny, nhà "dzân chủ" vừa bị loại khỏi bầu cử Tổng thống Nga vì tham nhũng

Alexei Navalny
Alexei Navalny, tay tham nhũng, biển thủ, gian lận, đang chịu án treo 5 năm, được tung hô là "đối thủ hàng đầu của Putin", nhưng chỉ được khoảng 3% người Nga ủng hộ
Sputnik thông tin, người sáng lập Quỹ đấu tranh chống tham nhũng (FBK) và cũng là luật gia kiêm blogger chống tham nhũng đối lập Alexei Navalny đã bị tung lên mạng các hồ sơ quỹ đen che giấu nhiều triệu rúp chưa được khai báo thuế.

Theo đó, một tài khoản của ngân hàng Alfa-Bank được mở theo tên của Giám đốc Quỹ FBK là ông Roman Rubanov. Theo các tài liệu được đăng tải trên Internet, các tài khoản ngân hàng này đã tích lũy những khoản tiền rất lớn mà không khai báo.

Trong năm 2014, số tài khoản mà ông Rubanov đã nhận được có tổng cộng khoảng 12,1 triệu rúp (khoảng 144 nghìn USD với tỷ giá vào thời điểm cuối năm 2014). Năm 2015, con số này là 13,6 triệu rúp (khoảng 270 nghìn USD với tỷ giá vào thời điểm giữa năm 2015).

Tiền được chuyển qua hệ thống Cash-in và Recyling.

Nhận xét: Alexei Navalny từ lâu đã lộ mặt là một nhà "dzân chủ" nhận tài trợ của phương Tây, với lịch sử tham nhũng, biển thủ, gian lận, đang phải chịu án treo 5 năm (và do đó bị từ chối đăng ký tranh cử tổng thống Nga), bị tuyệt đại đa số người dân Nga tẩy chay (tỉ lệ ủng hộ khoảng 3%). Đó là bức chân dung của nhân vật mà báo chí phương Tây và một số báo chí Việt Nam tung hô là "đối thủ hàng đầu của Putin" trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga sắp tới. Thật là thảm hại!


Yoda

Nga mang lại "tiếng nói lý trí" cho vấn đề Triều Tiên giữa những lời đe dọa "mất trí" từ phía Mỹ

Lavrov
© Ilija Pitalev / Sputnik
Newsweek thông tin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã chỉ trích mạnh mẽ các tuyên bố mâu thuẫn từ phía Mỹ về tình hinh Triều Tiên trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vào hôm qua.

Ông Lavrov đã gọi các phát ngôn là "hung hăng" và "không thể chấp nhận được" khi Mỹ liên tục mâu thuẫn trong phát ngôn, đặc biệt là lời cảnh báo đe dọa chiến tranh ở Triều Tiên vừa qua.

Phát ngôn mới nhất của Tổng thống Mỹ là có thể tiến hành một cuộc chiến tranh thực sự sau hàng loạt các tuyên bố có tính mềm mỏng hơn cho phép Mỹ đối thoại với Bình Nhưỡng.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho rằng các phản ứng từ Mỹ đã làm tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và một cuộc chiến sẽ trở thành tiềm năng nếu Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên tiếp tục đối đầu như vậy.

Robot

Báo chí phương Tây nói đã đến lúc thay "nhà lãnh đạo lầm lạc" Poroshenko tại Ukraine

Petro Poroshenko
© AFP 2017/ TOBIAS SCHWARZChiến tranh, chúng ta cần thêm chiến tranh, bởi các nhà "tài trợ" chúng ta muốn vậy
Các bài báo cũng như thái độ gần đây của Phương Tây cho thấy mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Poroshenko đã không còn mặn mà, và có vẻ như nhà lãnh đạo Ukraine chỉ còn lối thoát duy nhất là phải làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Donbass.

Mối quan hệ lãng mạn giữa phương Tây và Ukraine đã đến hồi kết. Trong những câu cửa miệng của các chính trị gia và báo chí châu Âu khi nói về đất nước của người chiến thắng Maidan ngày càng có nhiều từ "đè nén". Từ ngữ tương tự thường không được sử dụng khi đề cập đến các đồng minh. Cách đây ba năm, truyền thông phương Tây hết lời ca ngợi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ông được cho là một "nhà cải cách" và "người khai sinh ra nền dân chủ Ukraine". Ngày nay, các bài phê phán nhà lãnh đạo Ukraine xuất hiện trên truyền thông nhiều hơn cả những lời tán dương.

"Vết nhơ" cho Kiev

Tháng 11 vừa rồi, nghị sĩ Quốc hội Ukraine (Rada Verkhovna) từ "Khối Poroshenko", Sergei Leshchenko đã kêu gọi một lệnh trừng phạt Kiev. Nghị viện cũng đề nghị bãi bỏ chế độ miễn thị thực cho người Ukraine với EU, vốn được coi là một trong những thành quả quan trọng nhất của Maidan. Giờ đây, những lời kêu gọi này đã trở nên phổ biến trên truyền thông Châu Âu và Hoa Kỳ. Đối với chính quyền Kiev, điều này chẳng khác nào một "vết nhơ".

Stock Up

Nga tự tin xây dựng ngân sách luôn cho 3 năm giữa cấm vận phương Tây

putin smile
Cấm vận à? Xin mời!
Nga tự tin xây dựng ngân sách 1 lần cho 3 năm thay cho từng năm một

Theo TASS, ngày 24/11/2017, Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) đã thông qua Dự luật ngân sách liên bang mới, dự toán ngân sách năm 2018 và kế hoạch ngân sách giai đoạn 2019-2020.

Theo dự luật, tổng thu ngân sách của Nga sẽ đạt 15,26 nghìn tỷ rúp (256 tỷ USD) vào năm 2018, đạt 15,55 nghìn tỷ rúp (260 tỷ USD) vào năm 2019, và đạt 16,3 nghìn tỷ rúp (273 tỷ USD) vào năm 2020.

Tổng chi ngân sách theo kế hoạch sẽ là 16,53 nghìn tỷ rúp (277 USD) vào năm 2018, 16,4 nghìn tỷ rúp (275 tỷ USD) vào năm 2019 và 17,15 nghìn tỷ rúp (287 tỷ USD) vào năm 2020.

Thâm hụt ngân sách liên bang, dự báo sẽ là 1,3 nghìn tỷ rúp (21.8 tỷ USD) vào năm 2018, 819,1 tỷ rúp (13,7 tỷ USD) vào năm 2019 và 870 tỷ rúp (14,5 tỷ USD) vào năm 2020.

Newspaper

Đánh giá báo chí Việt Nam năm 2017: Quá tập trung vào mặt xấu của xã hội

Võ Văn Thưởng Trương Minh Tuấn
Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ; Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn trao đổi với các đại biểu
Sáng nay, Ban Tuyên giáo TƯ chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 tại TP.HCM.

Tới dự có ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ; ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên TƯ Đảng, Bộ trưởng TT&TT; ông Thuận Hữu, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

Hội nghị còn có sự tham dự của hơn 650 đại biểu đến từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, MTTQ Việt Nam, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí...

Nội dung hội nghị nhằm đánh giá công tác báo chí năm 2017, phân tích ưu điểm, thành tích, các hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cho công tác báo chí năm 2018.

Binoculars

Phe ly khai lại giành chiến thắng trong bầu cử Catalonia, Madrid muốn bỏ tù người thắng cuộc

Catalonia
© Albert Gea / Reuters
Tờ Independent thông tin, những hy vọng những cuộc đàm phán giữa Thủ hiến lưu vong Catalonia Carles Puigdemont và chính quyền Madrid sau cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt đã biến mất, sau khi Thủ tướng Mariano Rajoy bác bỏ đề nghị đàm phán ở bên ngoài.

Khi cánh nhà báo hỏi Thủ tướng Rajoy về yêu cầu đối thoại của ông Puigdemont ở bất cứ quốc gia châu Âu nào mà không phải ở trong nước, ông Rajoy trả lời: "Người tôi cần gặp là bà Innes Arrimadas - lãnh đạo đảng Công dân và là người đã có kết quả cao nhất trong cuộc bầu cử."

Đảng Công dân (Ciudadanos) với đại diện là nữ chính trị gia Ines Arrimadas, vốn chủ trương bảo vệ Hiến pháp Tây Ban Nha và sự thống nhất và toàn vẹn của đất nước Tây Ban Nha giành khoảng 26% tổng số phiếu của cử tri Catalonia, tức tương đương 37 ghế tại Nghị viện Catalonia.

Xếp thứ hai là đảng "Cùng nhau vì Catalonia" của cựu thủ lĩnh chính quyền Catalonia đang lưu vong tại Bỉ, là ông Carles Puigdemont, với 34 ghế. Xếp thứ 3 là đảng Cộng hoà cánh tả Catalonia - ERC theo xu hướng ly khai với 32 ghế.

Russian Flag

Tranh cử Tổng thống Nga 2018: Không có bất ngờ cả trong nước lẫn ngoài nước

Putin
© Sergei Savostyanov/TASS
LTS: Từ Moskva, nhà báo Nga Igor Britov, một chuyên gia am hiểu về tình hình chính trị Nga gửi riêng cho chúng tôi bài phân tích về cục diện cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2018.

Chiến dịch tranh cử Tổng thống Nga vừa chính thức được khởi động.

Hiện còn sớm để xác định những "trai tài, gái sắc" sẽ có tên trong lá phiếu vì phải đến tháng 2/2018 danh sách bầu cử mới được chốt lại, khi các ứng cử viên nộp đầy đủ giấy tờ cần thiết cho Ủy ban Bầu cử trung ương Nga để được đăng ký. Bước đầu đã có hơn hai chục người cho biết ý định ra tranh cử.

Putin hướng trọng tâm vào người lao động

Đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố tái tranh cử trong cuộc gặp gỡ công nhân nhà máy ô-tô GAZ ở Nizhny Novgorod. Điều lý thú là xe GAZ của nhà máy tròn 85 tuổi trong tháng 12 này đã rong ruổi trên nhiều tuyến đường Việt Nam trong nhiều thập niên trước.

Nhận xét: Cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018 sẽ không có gì bất ngờ bởi vì tuyệt đại đa số người Nga sẽ ủng hộ và bỏ phiếu cho Putin, đồng thời tuyệt đại đa số các chính trị gia và truyền thông phương Tây sẽ gièm pha, bôi nhọ và tìm mọi cách để hạ uy tín của Putin.

Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi...


Dreamsicle

Cả "cây gậy" lẫn "củ cà rốt" không cứu được Mỹ khỏi bị ê mặt tại LHQ quanh vấn đề Jerusalem

UN Jerusalem vote
© Manuel Elias-United Nations-APKết quả bỏ phiếu về vấn đề Jerusalem tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc
Ngày 22/12 (giờ Việt Nam), cuộc bỏ phiếu ở Đại hội đồng Liên Hiệp quốc về tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump coi Jerusalem là Thủ đô của Israel đã diễn ra với 128 quốc gia tán thành nghị quyết chống lại Mỹ.

Mặc dù nghị quyết không mang tính ràng buộc, nhưng cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng đã cho thấy sự cô lập của Mỹ trên hồ sơ xung đột Israel- Palestin.

Phát biểu tại cuộc họp Đại hội đồng, Đại sứ Mỹ tại LHQ bà Nikki Haley cho rằng, Washington là một trong những quốc gia có đóng góp lớn nhất cho LHQ và Mỹ mong muốn được tôn trọng các quyết định của mình.

Bà Haley cảnh báo rằng, Mỹ sẽ nhớ ngày Mỹ bị cô lập vì một cuộc bỏ phiếu.

"Khi chúng tôi đóng góp một cách hào phóng vào LHQ, chúng tôi cũng có một kỳ vọng hợp pháp rằng thiện chí của chúng tôi được công nhận và tôn trọng" - bà Haley nói.

X

Philippines từ chối khoản viện trợ "có điều kiện" của Mỹ

Philippines President Rodrigo Duterte
© Dondi Tawatao / ReutersTổng thống Philippines Rodrigo Duterte
Ngày 19-12, Philippines thông báo nước này đã rút đơn đăng ký khoản trợ cấp thứ hai từ một cơ quan viện trợ của Mỹ sau khi nhận được 434 triệu USD vào năm 2010 nhằm mục đích giảm đói nghèo.

Dự án trợ cấp trên do cơ quan viện trợ Millennium Challenge Corp (MCC) thực hiện. Được biết, muốn nhận được khoản viện trợ này, nước đăng ký phải cam kết thực hiện các điều kiện về nhân quyền.

Thông báo về lý do từ chối viện trợ, phát ngôn viên của Tổng thống Rodrigo Duterte, ông Harry Roque, nói chính phủ muốn tập trung vào việc xây dựng lại Marawi, thành phố bị tàn phá vì cuộc giao tranh giữa quân đội và các tay súng Hồi giáo nổi dậy vào năm nay.

Vấn đề tài trợ là một chủ đề gây nhiều tranh cãi tại Philippines khi Tổng thống Duterte phản đối việc viện trợ kèm theo điều kiện, đặc biệt là những điều kiện về nhân quyền.

Nhận xét: Cái gọi là "điều kiện về nhân quyền" từ phía Mỹ, cũng giống như "dân chủ", chỉ là bức bình phong để Mỹ can thiệp, áp đặt ý muốn của họ lên các nước khác. Philippines thật là may mắn khi có một vị tổng thống đủ dũng cảm để nói "không" với những điều kiện như vậy.

Không có gì quý hơn độc lập, tự do!