Chủ Những Con RốiS


Nuke

Điên rồ: Mỹ xem xét cho phép "sử dụng linh hoạt" vũ khí hạt nhân

US nukes
Theo hãng tin Kyodo, các nguồn tin quốc hội và ngoại giao cho biết, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thực thi một chính sách cho phép sử dụng linh hoạt vũ khí hạt nhân, căn cứ vào "Đánh giá tình hình hạt nhân" dự kiến được công bố vào tháng 2 tới.

Việc này sẽ đánh dấu một sự chuyển hướng xa rời chính sách hạt nhân của chính quyền tiền nhiệm.

Các nguồn tin trên dẫn đề cương bản đánh giá cho hay chính quyền của Tổng thống Trump sẽ xem xét phát triển vũ khí hạt nhân mới có kích thước nhỏ, giải phóng năng lượng thấp nhằm đảm bảo ưu thế quân sự trước các cường quốc đối địch. Theo nguồn tin, phản ánh chủ trương của ông Trump "duy trì hòa bình thông qua sức mạnh", chính quyền đảng Cộng hòa sẽ không giới hạn vai trò của vũ khí hạt nhân trong việc ngăn chặn và phản công trước một cuộc tấn công hạt nhân.

Sự thay đổi trên sẽ đánh dấu một bước đi lớn xa rời chính sách hạt nhân thời cựu Tổng thống Barack Obama vốn cam kết theo đuổi "một thế giới không có vũ khí hạt nhân". Trong đánh giá chính sách đưa ra năm 2010, ông Obama cho biết chính quyền đảng Dân chủ của ông sẽ chỉ cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân "trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng" để bảo vệ lợi ích sống còn của nước Mỹ hoặc các đồng minh và đối tác. Không giống người tiền nhiệm, ông Trump không loại trừ khả năng tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân để đáp trả các tình huống như một cuộc tấn công mạng nhằm vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu của Mỹ.

Nhận xét: Chính quyền Mỹ quên rằng có khá nhiều nước khác cũng có thể "sử dụng linh hoạt" vũ khí hạt nhân của họ một khi Mỹ vượt qua lằn vạch đỏ ấy. Và xung đột hạt nhân có đặc điểm là rất dễ bùng nổ thành chiến tranh hạt nhân toàn diện.


Gold Coins

Venezuela phát hành 5,9 tỷ USD tiền kỹ thuật số trong những ngày tới, đảm bảo bằng dầu mỏ

Venezuelan President Nicolas Maduro cryptocurrency
Tổng thống Nicolas Maduro cho hay, trong những ngày tới, Venezuela sẽ phát hành 100 triệu đơn vị tiền ảo dựa theo giá dầu mỏ gọi là đồng petro, có giá bằng giá 1 thùng dầu tại thị trường nước này.

Cụ thể, phát biểu tại một cuộc họp mới đây của các bộ trưởng của Venezuela, ông Maduro nói rằng các đồng tiền kỹ thuật petro này sẽ được gắn với 5 tỷ thùng dầu trong khối Ayacucho của mỏ dầu Orinoco Oil Belt.

Theo đó, dựa trên giá dầu mới nhất của nước này, tổng số tiền ảo sắp phát hành sẽ có giá trị khoảng 5,9 tỷ USD (tương đương hơn 134 nghìn tỷ đồng).

Theo Bloomberg, ông Maduro cho biết: "Tôi đã yêu cầu phát hành 100 triệu đồng petro với sự trợ giúp pháp lý từ nguồn dầu mỏ dồi dào của Venezuela. Đồng tiền ảo này sẽ giúp đất nước ta thách thức sự chuyên chế của đồng USD, cuộc chiến kinh tế và cuộc khủng bố tài chính do Mỹ đứng đầu".

Binoculars

Rộ tin đồn Trung Quốc sắp xây căn cứ hải quân ở Pakistan; Bộ Ngoại giao Pakistan phủ nhận

China Pakistan Economic Corridor
Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan
Ngày 4.1, người phát ngôn Mohammad Faisal của Bộ Ngoại giao Pakistan tuyên bố: không hề có chuyện Trung Quốc xây một căn cứ quân sự gần cảng chiến lược Gwadar thuộc tỉnh Balochistan (nam Pakistan).

Ông nói đó là tin xuyên tạc để chống phá dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEBSE) cùng mối quan hệ đang được hai nước tăng cường.

Một ngày trước đó, báo Washington Times (Mỹ) dẫn 2 người biết chuyện cho biết Trung Quốc đang xây căn cứ quân sự thứ hai ở Pakistan, trong mục tiêu triển khai quân sự xa bờ và dọc theo các tuyến hàng hải chiến lược.

Kế hoạch lập căn cứ đã được thúc đẩy, nhân chuyến thăm Jiwani ngày 18.12.2017 của 16 sĩ quan Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và làm việc với 10 sĩ quan Pakistan.

Nhận xét: Có thể không có chuyện Trung Quốc sắp xây dựng căn cứ hải quân nước ngoài thứ hai tại Pakistan, nhưng việc Pakistan đang nhanh chóng trở thành đồng minh thân thiết của Trung Quốc là có thật. Điều này cũng dễ hiểu, các quan hệ thương mại với Trung Quốc không kèm theo các điều kiện như Mỹ.


Chart Bar

Thực tế chiến thắng: Châu Âu nhập khẩu lượng khí đốt kỷ lục từ Nga giữa đợt giá lạnh kỷ lục

Gazprom
Xuất khẩu khí đốt Nga cho châu Âu tăng kỷ lục

Theo tờ Financial Times, bất chấp lệnh trừng phạt mà một số nước châu Âu áp đặt với Nga, trong năm 2017, Gazprom đã tăng xuất khẩu sang châu Âu 8,1%, đạt mức kỷ lục 193 tỷ mét khối.

Đây là thành công lớn của Nga trong bối cảnh chính trị đang chi phối mạnh mẽ các quy luật kinh tế, các nước châu Âu đang tìm mọi cách bao vây, trừng phạt Moscow, nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga.

Ba Lan, Litva và các nước khác xây dựng kho lưu trữ khí thiên nhiên hoá lỏng để tăng nhập khẩu từ Mỹ và Qatar. Ngoài ra, một số thành viên của Liên minh châu Âu đang cố gắng chặn các dự án năng lượng của Gazprom, kể cả "Dòng chảy Phương nam 2" (Nord Stream-2). Họ lập luận rằng bằng cách như vậy họ sẽ có thể "làm suy yếu Kremlin và trừng phạt Nga đã sát nhập Crimea".

Nhận xét: Nga luôn là nguồn cung cấp khí đốt thuận tiện và rẻ nhất cho Châu Âu. Đó là sự thật địa lý không thể chối cãi. Mọi cố gắng "thoát Nga" của Châu Âu chỉ là ảo tưởng sẽ sụp đổ ngay trước đợt thời tiết giá lạnh đầu tiên. Và những kẻ thúc đẩy Châu Âu cấm vận chống Nga đang thúc đẩy Châu Âu tự làm hại chính bản thân họ.


Arrow Down

Mỹ - Pakistan: Hết tiền, cạn tình

Pakistani Foreign Minister Khawaja Asif
© Roman Pilipey EPA/ShutterstockNgoại trưởng Pakistan Khawaja Asif
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 5/1 (giờ VN) đã thẳng thắn nhấn mạnh Pakistan sẽ chỉ được nhận các khoản viện trợ an ninh mới cho tới khi họ có các hành động chống lại Taliban ở Afghanistan và mạng lưới Haqqani.

Hai quan chức Mỹ khác cho Reuters biết, có 2 khoản viện trợ bị ảnh hưởng gồm chương trình viện trợ quân sự nước ngoài (FMF), trong đó có tài trợ mua vũ khí quân sự Mỹ, đào tạo và các hoạt động khác, cùng với quỹ hỗ trợ liên minh (CSF), hoàn tiền cho Pakistan trong các hoạt động chống khủng bố.

Nhìn sơ qua số liệu ngân sách của Mỹ cho thấy số tiền viện trợ quân sự bị đóng băng có thể vượt hơn 1,1 tỉ USD. Mỹ tài trợ cho Pakistan khoảng 255 triệu USD/năm theo FMF và 900 triệu USD trong trong năm 2017 theo CSF.

Các quan chức Mỹ nhấn mạnh động thái trên không ảnh hưởng đến viện trợ dân sự cho Pakistan. Một người nói rằng: "Chúng tôi hy vọng Pakistan sẽ xem đây là động cơ chứ không phải hình phạt".

Arrow Down

Điểm lại tin tốt lành năm 2017: Ông Thăng bị giáng!

Vietnamese Corrupt officials
Nếu có một nhân vật tầm cỡ tạo ra những kỷ lục cho năm 2017 khiến nhân dân cả nước đều biết với những thông tin... giựt gân đùi đụi thì người đó phải là ông Đinh La Thăng.

Ông Đinh La Thăng làm nên những điều ly kỳ; trước chưa có người nào làm được như vậy, sau này chưa biết có ai làm được như ông không?!

Ông là người lãnh đạo cao nhất của một tập đoàn lớn, bộ trưởng của một bộ quan trọng, bí thư thành ủy của một thành phố lớn nhất nước. Thế và lực của ông giăng ra cả nước; bộ sậu đông đến nỗi... đứng chật hết trạm thu phí BOT nếu... ông đi kiểm tra!

Đùng một cái, ông bị cách tất cả, bị khởi tố bị can với tội danh cố ý làm trái. Em út, bộ sậu bỏ chạy tán loạn như ong vỡ tổ.

Vụ án ông Đinh La Thăng và đồng bọn là vụ đại án kinh tế - tài chính điển hình khi những vòi bạch tuộc lợi dụng quyền lực câu kết với nhau nhằm xâu xé, rút tỉa nguồn lực kinh tế - xã hội và ngân sách quốc gia.

Brick Wall

Tổng thống Moldova bị "trói chân trói tay" vì có quan điểm trung lập, chống gia nhập NATO

Igor Dodon
© ReutersTổng thống Moldova Igor Dodon
Trong một bài viết hồi tháng 9/2017 với tiêu đề "Thân Nga chống NATO, Tổng thống Moldova nguy cơ bị phế truất?", báo Đất việt đã có bình luận không lấy gì làm vui vẻ là Tổng thống Moldova Igor Dodon đang đứng trước nguy cơ bị phế truất vì có quan điểm thân Nga, chống lại xu hướng xích gần Liên minh châu Âu và gia nhập NATO của các quan chức nước này.

Được biết, Tổng thống Igor Dodon là người có quan điểm trung dung muốn Moldova vừa quan hệ tốt với Nga, vừa bắt tay hợp tác với Liên minh châu Âu. Ngược lại, Thủ tướng Pavel Filip là người có xu hướng thân Mỹ, muốn cắt đứt quan hệ với Nga và gia nhập EU/NATO.

Theo Tổng thống Igor Dodon, số lượng người gốc Nga và người nói tiếng Nga chiếm tỷ lệ lớn ở Moldova và nên dân chúng nước này luôn muốn chính quyền tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ với Nga, không muốn bài xích và đoạn tuyệt quan hệ với Moscow.

Theo ông, tiếp tục đi theo con đường trung lập, ủng hộ sự phát triển quan hệ hợp tác với cả Nga và EU; chống việc trực tiếp gia nhập NATO và các hình thức gia nhập gián tiếp như sáp nhập vào quốc gia NATO....là con đường tốt nhất, vừa phù hợp với lòng dân, vừa giúp mang lại sự giàu mạnh cho đất nước.

Nhận xét: Mới đây, tổng thống Dodon lại làm điều "phạm húy" nữa khi từ chối ký sắc luật cấm truyền thống Nga phát sóng ở Moldova:
Tổng thống Moldova Igor Dodon đã lần nữa từ chối sắc luật được Quốc hội thông qua về sửa đổi Bộ luật Truyền hình và phát thanh, trong đó cấm phát các chương trình thời sự và phân tích thông tin của Nga tại nước này.

Tổng thống viết về điều này trên trang Facebook cá nhân. Theo ông Dodon "cái gọi là luật chống tuyên truyền" "đi ngược các nguyên tắc dân chủ và vi phạm quyền con người cơ bản được Hiến pháp và Công ước châu Âu về nhân quyền bảo đảm".

"Cụ thể là: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do quan điểm", - ông Dodon giải thích.

Đồng thời, Tổng thống Moldova cho biết, trái với quy định của Hiến pháp luật này áp dụng sự kiểm duyệt, là điều không thể chấp nhận trong nhà nước pháp quyền.

Dựa trên những nhận định như vậy, ông Dodon đã "quyết định kháng cáo lên Tòa án Hiến pháp để xem xét lại tính hợp hiến của các quy định trong luật này." Tổng thống Moldova thông báo cho Sputnik rằng khiếu nại có liên quan đã được trình lên Toà án Hiến pháp.



Binoculars

Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ "tin tức giả" rằng 7 máy bay bị phiến quân phá hủy tại Syria

khmeimim syria base
Căn cứ không quân Khmeimim của Nga tại Syria
Đài RT ngày 4-1 dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga khẳng định thông tin 7 máy bay Nga bị phá hủy trong cuộc pháo kích ở căn cứ không quân Hmeymim tại Syria hôm 31-12-2017 là giả. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận 2 binh sĩ nước này thiệt mạng trong cuộc pháo kích nói trên.

"Vào tối ngày 31-12-2017, căn cứ không quân Khmeimim bị tấn công pháo kích bất ngờ. Hậu quả là 2 binh sĩ thiệt mạng. Thông tin của tờ Kommersant về việc 7 máy bay quân sự Nga bị phá hủy ở căn cứ không quân Khmeimim là giả" - Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, đồng thời khẳng định không có máy bay nào bị phá hủy.

Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng chính phủ Syria đang định vị để đáp trả những kẻ đứng sau vụ tấn công nói trên.

Mặc dù 2 binh sĩ thiệt mạng, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố không quân Nga triển khai đến Syria vẫn giữ được tinh thần sẵn sàng chiến đấu và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nhận xét: Lưu ý rằng tờ Kommersant dẫn nguồn tin giấu tên cho tin tức giật gân trước đó. Trong bối cảnh chiến tranh thông tin như hiện nay, điều đó thường có nghĩa là "tôi muốn tung ra tin tức hoàn toàn bịa đặt này, nhưng tôi không muốn chịu trách nhiệm khi nó bị chứng minh là sai". Chúng ta hay thấy nó ở đâu ấy nhỉ?


Pistol

Tướng Iran có công đầu trong việc tiêu diệt IS trở thành mục tiêu ám sát của Israel và Mỹ

Qassem Soleimani
© The Iran ProjectThiếu tướng Qassem Soleimani
Thông tin từ tờ Al-Jarida của Kuwait ngày 2/1 nói rằng các cơ quan tình báo Mỹ đã "bật đèn xanh" để Israel ám sát tướng Iran Qassem Soleimani. Tướng Soileimani được Mỹ và đồng minh coi là nhân vật chịu trách nhiệm cho các hoạt động quân sự "thay mặt" cho nước Cộng hòa Hồi giáo ở Lebanon, Syria, và Iraq.

Trong hai thập kỷ qua, ông Qassem Soleimani đã chỉ huy Lực lượng Quds - một nhánh của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) - nhận nhiệm vụ trong các chiến dịch quân sự và hoạt động mật ở bên ngoài Iran.

Tờ Times of Israel gọi viên tướng này là nhân vật then chốt trong các nỗ lực ủng hộ chính phủ của tổng thống Syria Bashar al-Assad và góp phần hỗ trợ quân đội Syria giành lại địa bàn từ tay các nhóm nổi dậy cũng như khủng bố IS trong cuộc xung đột kéo dài 6 năm qua.

Tướng Soleimani được truyền thông phương Tây xác định là người kiến tạo chiến lược đánh thắng các lực lượng Hồi giáo cực đoan và IS ở Syria, đồng thời có vai trò trong việc thuyết phục Nga khởi động chiến dịch không kích chống IS tại Syria từ tháng 9/2015.

Arrow Down

Facebook có nguy cơ bị phạt tại Đức do thu thập và sử dụng trái phép dữ liệu người dùng

Facebook NetzDG
© Getty Images
Facebook đang có nguy cơ đối mặt với những rắc rối mới khi Cơ quan cạnh tranh liên bang (FCO- Bundeskartellamt) tại Đức đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.

Báo "Rheinische Post" (Đức) ngày 2/1 đưa tin cơ quan giám sát cạnh tranh trên cáo buộc Facebook đã bất cẩn và cẩu thả trong việc thu thập cũng như sử dụng các dữ liệu từ người dùng ở Đức mà không được sự cho phép của họ. Chủ tịch FCO Andreas Mundt nêu rõ: "Chúng tôi chỉ trích cách thức mà công ty (Facebook) thu thập và sử dụng các dữ liệu cá nhân như một hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường".

Theo ông Mundt, thông tin của người dùng đã được Facebook thu thập một cách có hệ thống từ trang web riêng của mình, cũng như từ các nguồn thứ 3 như Instagram và Whatsapp, mà không để cho người dùng biết, cũng như không cho họ có cơ hội phản đối.

Cơ quan trên đã thông báo với Facebook về những mối quan ngại này từ trước ngày lễ Giáng sinh và sẽ chờ phản hồi chính thức của trang mạng xã hội này trước khi quyết định về khả năng có đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Facebook hay không.

Nhận xét: Những công ty công nghệ như Google, Facebook đang nắm trong tay quyền lực quá lớn mà không phải chịu trách nhiệm với bất cứ ai. Đã đến lúc cần những biện pháp để giải quyết vấn đề này.