Chủ Những Con RốiS


Binoculars

Putin nói biết kẻ nào tấn công các căn cứ Nga ở Syria, và đó không phải Thổ Nhĩ Kỳ

Khmeimim Airbase
© Dmitriy Vinogradov / SputnikCăn cứ không quân Khmeimim của Nga tại Syria
Các cuộc tấn công gần đây vào căn cứ của Nga ở Syria là hành động khiêu khích nhằm phá hoại quan hệ của Nga với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran cũng như tiến trình hòa bình Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.

"Trước tiên là những cuộc khiêu khích nhằm phá vỡ các thỏa thuận trước đó. Thứ hai, là nhắm vào mối quan hệ với các đối tác của chúng ta: Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Cuộc tấn công cũng là nỗ lực nhằm phá hoại các mối quan hệ này", Tổng thống Vladimir Putin cho biết trong cuộc họp với tổng biên tập các cơ quan thông tấn, báo chí Nga ở Mátxcơva.

"Chúng tôi biết rõ ràng điều này và sẽ đoàn kết trong hành động", nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh.

Tổng thống Nga bác bỏ những nguồn tin trước đó cáo buộc hai vụ tấn công vào căn cứ không quân Nga do các đơn vị Turkoman được Ankara hậu thuẫn gây ra.

Arrow Up

Dự án khí đốt hóa lỏng Yamal thành công thể hiện tầm nhìn chiến lược của Putin

Putin Yamal LNG facility
Dự án Yamal là chiến thắng của ông Putin
Con tàu Pháp chở lô khí hóa lỏng (LNG) đầu tiên từ dự án LNG ở bán đảo Yamal của Nga đã cập bến nước Anh và đang trên đường chuyển tiếp sang Mỹ. Không chỉ là lô LNG đầu tiên của dự án Yamal, đây cũng là lô LNG đầu tiên của Nga xuất khẩu sang Mỹ.

Sự thành công này được chú ý hơn nữa khi giao dịch diễn ra vào thời điểm chính Washington đưa ra lệnh cấm các công ty có hợp tác với hãng năng lượng NOVATEK - nhà điều hành dự án Yamal sau các sự kiện ở Ukraine năm 2014.

Dự án này được triển khai và trì hoãn suốt một thời gian dài bởi ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp đặt. Dự án Yamal chỉ mới được gấp rút hoàn tất và đi vào sản xuất từ khi Nga thu hút được nguồn đầu tư ở Trung Quốc.

Tạp chí Maritime Herald viết, các đối tác của Yamal hy vọng rằng các ngân hàng và công ty không phải của Mỹ sẽ vượt rào vi phạm và cung cấp hỗ trợ tài chính cho dự án.

Nhận xét: Xem thêm: Giá lạnh kỷ lục kéo dài buộc Mỹ phải nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Nga, bất chấp lệnh cấm vận


Chess

Mỹ ngỏ ý sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên: Kim 4 - 0 Trump?

kim jong un trump
Truyền thông quốc tế đưa tin, ngày 6/1/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẵn sàng nói chuyện trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông chủ Nhà Trắng cũng hy vọng các cuộc gặp gỡ liên Triều sẽ đạt kết quả tốt đẹp.

Trả lời báo giới tại khu nghỉ dưỡng ở Trại David, bang Maryland, về khả năng kết nối với Chủ tịch Kim Jong-un, Tổng thống Trump đã tuyên bố: "Tôi luôn tin tưởng vào đàm phán. Hoàn toàn không có vấn đề gì đối với chuyện đó cả".

Thái độ của ông Trump đã trở nên hoàn toàn khác biệt với lập trường của ông về vấn đề hạt nhân Triều Tiên và cá nhân nhà lãnh đạo trẻ xứ Bắc Hàn, từng gây nên cuộc "khẩu chiến", tạo nguy cơ cho việc trừng phạt quân sự của Mỹ đối với Triều Tiên.

Nhận xét: Chúng ta nên nhớ lại rằng ban đầu, chủ trương đối ngoại của Trump là giảm thiểu can thiệp vào các nước, tập trung làm "nước Mỹ vĩ đại trở lại". Tuy nhiên, ông đã nhanh chóng bị công kích dữ dội bởi báo chí và "trói chân trói tay" bởi quốc hội Mỹ.

Phải chăng Trump đã học cách đạt được điều mình muốn bằng cách làm ngược lại, đẩy sự việc đến mức đỉnh điểm để tất cả mọi người đều nhận ra vấn đề và xúm vào giải quyết? Có câu rằng: Không cần đúng, chỉ cần được việc. Phải chăng đó là điều Trump đang thực hiện?

Chúng ta không thể đọc được ý nghĩ của ông, nhưng kết quả sự việc cho thấy có vẻ chủ trương ban đầu của ông đang được thực hiện: Ảnh hưởng và sự can thiệp của Mỹ đang suy giảm trên khắp thế giới, trong khi nền kinh tế Mỹ đang khởi sắc. Đó là những dấu hiệu đáng mừng.


Network

Quốc hội giữ nguyên về cơ bản dự luật An ninh mạng, quy định giữ dữ liệu tại Việt Nam

Tô Lâm, Vietnamese Minister of Police
Bộ trưởng Công an Tô Lâm
Chiều 10/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật An ninh mạng. Theo khoản 4 điều 27 của dự thảo, các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam; phải đặt trụ sở hoặc cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam khi có từ 10.000 người Việt Nam sử dụng trở lên hoặc khi có yêu cầu của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ tại Việt Nam dữ liệu người sử dụng Việt Nam và các dữ liệu quan trọng khác được thu thập, tạo ra từ hoạt động khai thác cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia của Việt Nam...

"Điểm c khoản 4 điều 27 đã được sửa lại. Trước đây quy định đặt máy chủ ở Việt Nam, nhưng có nhiều ý kiến nói rằng máy chủ còn hoạt động nhiều thứ, vì vậy dự luật không quan tâm đến máy chủ nữa mà chỉ quan tâm đến dữ liệu. Các nhà khoa học cũng đã hội thảo và đi đến kết luận đây là bản chất của vấn đề", Thượng tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm thông tin.

Theo Thứ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Thành Hưng, trong nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng đã có yêu cầu đặt máy chủ, tuy nhiên "chuyện này chưa thành tiền lệ trên thế giới nên còn tranh cãi".

Eagle

"Trùng hợp ngẫu nhiên": Máy bay do thám Mỹ bay gần căn cứ Nga khi phiến quân tấn công bằng loạt máy bay không người lái

US Navy Boeing P-8 Poseidon
© AFP 2017/ Greg WOODMáy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, máy bay do thám của Mỹ đã có mặt trong khu vực Hmeymim vào thời điểm những kẻ khủng bố tấn công căn cứ của Nga tại Syria với sự hỗ trợ của các phương tiện không người lái.

Chiếc "Poseidon" đã bay trên biển Địa Trung Hải giữa Tartus và Hmeymim hơn bốn giờ đồng hồ ở độ cao 7000 mét. Bộ quốc phòng Nga cho đây là "một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên".

Bộ cũng đã bình luận về tuyên bố của phát ngôn viên Lầu Năm Góc rằng các công nghệ được sử dụng trong cuộc tấn công ngày 6 tháng 1 là "dễ dàng tiếp cận trên thị trường mở".

Bộ Quốc phòng Nga lưu ý, để "điều khiển máy bay không người lái và phóng đạn trong hệ thống GPS" thì phải thuộc "trường phái kỹ thuật điêu luyện của một trong những nước phát triển".

Nhận xét: Một nguồn tin từ Thượng viện Nga cũng nhận xét 13 chiếc máy bay không người lái sử dụng trong cuộc tấn công này chỉ có thể đến từ Mỹ. Mặc dù chưa nói trắng ra là quân Mỹ cố ý cung cấp chúng cho phiến quân để tiến hành vụ tấn công, nhưng rất gần như vậy.

Đúng là "tật khó sửa". Nhưng Mỹ quên rằng đã qua lâu rồi cái thời họ có thể bí mật làm mọi chuyện mà không ai biết, hay có biết cũng không dám nói ra.


Rocket

Lực lượng Houthi tại Yemen bắn hạ máy bay F-15 của quân xâm lược Ả rập Xê út, chiếc thứ 2 trong 2 ngày

f-15
© Sputnik/ Denisov AntonMáy bay F-15
Theo Al-Masdar News, Liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu đã chính thức xác nhận chiến đấu cơ F-15 của mình bị rơi ở phía bắc Yemen sáng 8/1. Lời thừa nhận khó khăn này được đưa ra sau khi Kênh U.S.News TV công bố một đoạn video do lực lượng Houthi cung cấp quay cảnh một chiếc tiêm kích bị bắn rơi.

Ngay trước đó, hãng thông tấn Saba News cũng đã đăng tải tiêm kích F-15 của Liên quân do Saudi Arabia chỉ huy đã bị lực lượng Houthi bắn hạ khi đang oanh kích trên không phận thủ đô Yemen.

Việc Saudi Arabia xác nhận về tình trạng của chiếc F-15 cũng đồng thời thừa nhận đây chiếc máy bay chiến đấu thứ 2 của Liên minh Saudi Arabia bị rơi rụng tại Yemen chỉ trong vòng 2 ngày qua.

Trước đó một ngày, Saba News cũng cho biết phiến quân Houthi công bố đã bắn rơi một máy bay chiến đấu Tornado của Không quân Saudi Arabia dẫn đầu tại không phận tỉnh Sa'ada, Yemen.

Rainbow

Cuộc gặp lịch sử giữa Hàn Quốc, Triều Tiên diễn ra thân thiện, mang tính xây dựng

Cho Myoung-gyon, Ri Son Gwon
© ABCTrưởng đoàn hai nước bắt tay trước cuộc hội đàm
Mặc bộ âu phục với huy hiệu của hai cố lãnh đạo Triều Tiên trên ngực áo, ông Ri Son Gwon, Chủ tịch Ủy ban Thống nhất hòa bình liên Triều, hôm nay 9/1 dẫn đầu phái đoàn gồm 20 quan chức Triều Tiên tới làng đình chiến Panmunjom ở khu phi quân sự liên Triều (DMZ) để tham dự hội đàm cấp cao đầu tiên sau nhiều năm căng thẳng. Đây là nơi chia tách biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc và là khu vực được vũ trang nguy hiểm bậc nhất thế giới.

Tới gặp phái đoàn của quốc gia láng giềng trong tiết trời giá lạnh dưới 0 độ C và tuyết rơi dày trên mặt đất, ông Ri Son Gwon đã nhắc lại mối quan hệ căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

"Mùa đông này tuyết rơi nhiều chưa từng thấy, những con sông và những ngọn núi của Triều Tiên đều đã đóng băng hết. Tuy nhiên không hề phóng đại khi nói rằng quan hệ liên Triều thậm chí còn băng giá hơn thế. Mặc dù vậy, niềm mong mỏi được cải thiện mối quan hệ từ người dân hai nước lớn tới mức chúng ta đã tổ chức sự kiện trọng đại này ngày hôm nay", ông Ri nhấn mạnh.

Nhận xét: Trưởng đoàn Triều Tiên cũng nói:
"Tất cả vũ khí như bom nguyên tử, bom nhiệt hạch và các tên lửa đạn đạo chỉ nhắm vào Mỹ, không phải vào những người anh em của chúng tôi, Trung Quốc hay Nga", Reuters dẫn lời ông Ri Son-gwon, trưởng phái đoàn Triều Tiên tại cuộc họp với Hàn Quốc hôm nay cho biết.



Radar

Phiến quân tấn công căn cứ Nga ở Syria: Nga chưa khảo, Mỹ đã vội xưng

jihadist drone attack russian base in Syrria
© Bộ Quốc phòng NgaCác thiết bị bay không người lái của phiến quân bị lực lượng chiến tranh điện tử Nga bắt giữ
Căn cứ không quân Hmeimim và căn cứ hải quân Tartus của Nga ở Syria bị một loạt máy bay không người lái tấn công hôm 5.1, và đây là lần đầu tiên khủng bố sử dụng công nghệ máy bay không người lái hiện đại tấn công mục tiêu - RT dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 8.1.

13 chiếc máy bay không người lái đã bị hệ thống phòng không và chiến tranh điện tử Nga đẩy lùi. Đánh giá ban đầu của Nga cho thấy, máy bay không người lái "chỉ có thể là của một nước có công nghệ hiện đại, bao gồm điều hướng vệ tinh và điều khiển từ xa các thiết bị nổ tại các tọa độ nhất định".

Trong khi Nga không nói rõ "nước có công nghệ hiện đại" là nước nào, song phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Adrian Rankin-Galloway trong một phát biểu hàm ý nhằm giảm bớt bất kỳ lời chỉ trích tiềm tàng nào, tuyên bố rằng "những thiết bị và công nghệ này có thể dễ dàng mua được ở thị trường mở".

Pumpkin

Thượng nghị sĩ Mỹ thừa nhận kịch bản Mỹ tô vẽ để chống Cuba năm ngoái là bịa đặt

Senator Jeff Flake
© Reuters / Joshua RobertsThượng nghị sĩ Jeff Flake, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ
Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa Jeff Flake đang ở thăm Cuba ngày 6/1 xác nhận giới chức Mỹ không tìm thấy bằng chứng nào chứng tỏ các nhà ngoại giao Mỹ công tác tại quốc gia này bị tấn công bằng sóng âm hoặc một loại vũ khí bí ẩn nào khác.

Sau các cuộc gặp với các quan chức Cuba, bao gồm Ngoại trưởng Bruno Rodríguez, Thượng Nghị sỹ Flake đã xác nhận thông tin trên.

Phía Cuba trước nay luôn khẳng định không có bất cứ cuộc tấn công sóng âm hay bằng bất kỳ loại vũ khí nào nhằm vào các nhà ngoại giao Mỹ cũng như bất cứ nước nào khác đang đặt cơ quan Đại sứ tại Cuba.

Ông Flake nêu rõ các báo cáo mật của giới chức Mỹ cho tới nay cho thấy không có lý do gì để nghi ngờ khẳng định của phía Cuba trong vấn đề này.

"Bộ Nội vụ Cuba nói rằng FBI đã khẳng định với họ là không có bất cứ một cuộc tấn công bằng âm thanh nào. Mặc dù các thuật ngữ tấn công sóng âm đã được đưa ra nhưng chẳng có bằng chứng nào chứng minh cho điều đó cả" - ông Flake nhấn mạnh.

Binoculars

Lần thứ 3 chỉ trong 2 tuần, Mỹ lại bị cô lập tại LHQ khi cố ép HĐBA trừng phạt Iran

Nikki Haley
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley, gương mặt tiêu biểu cho chính sách đối ngoại diều hâu của Mỹ
Mỹ rơi vào thế lợi bất cập hại

Ngày 5/1/2018, theo đề nghị của Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp phiên khẩn cấp để bàn về các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Iran.

Tại cuộc họp này, một lần nữa Mỹ lại rơi vào thế thân cô thế cô. Thay vì thảo luận chủ đề Iran vi phạm quyền con người trong các cuộc biểu tình, hầu hết đại diện các nước, kể cả các đồng minh thân cận của Mỹ đã phát biểu phê phán Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, đòi giữ nguyên Thỏa thuận hạt nhân JCPOA đã ký với Iran.

Trái với mong đợi của Mỹ, HĐBA đã không thông qua một quyết định hoặc tuyên bố nào về Iran. Như vậy chỉ trong vòng hai tuần, Mỹ đã ba lần thất bại tại Liên hợp quốc. Hai lần trước thất bại trong cuộc bỏ phiếu tại HĐBA và Đại hội đồng LHQ, liên quan đến quyết định của Tổng thống Donald Trump công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel.

Những lập luận của đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã vấp phải sự chỉ trích của Nga, Pháp, Trung Quốc và hầu hết các nước thành viên Hội đồng. Các tham luận tại phiên họp này đều cho rằng việc Mỹ đề nghị triệu tập phiên họp khẩn cấp này là can thiệp vào công việc nội bộ của Iran.