Chủ Những Con RốiS


Pumpkin

Nga can thiệp bầu cử: Từ ám ảnh đến hoang tưởng trong xã hội phương Tây

Russiagate
Nỗi ám ảnh đến hoang tưởng

Trong bối cảnh Mỹ tiếp tục cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, tờ Le Monde Diplomatique của Pháp đã cho đăng tải bài viết của tác giả Aaron Mate chỉ thẳng thực tế Washington đã làm điều tương tự trong suốt 70 năm qua.

Trong bài viết "Sự can thiệp của Nga, từ nỗi ám ảnh đến tự hoang tưởng", Aaron Maté đánh giá việc các phương tiện truyền thông uy tín đưa tin Nga giúp ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ là thiếu chính xác.

Bên cạnh đó, việc khai thác lá bài "Russiagate" là nguy hiểm trong khi mà quên đi điều cơ bản: vì sao cử tri Mỹ đã bỏ phiếu cho ông Trump.

Thực tế thì Washington cũng đã can thiệp vào rất nhiều các cuộc bầu cử "ngoài lãnh thổ Mỹ".

Stock Up

Nga phát hành trái phiếu bằng nhân dân tệ: Một mũi tên trúng nhiều đích

Putin, Xi Jinping
Khoảng cuối năm nay hoặc đầu năm 2018, Nga sẽ phát hành trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ trị giá khoảng 6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 900 triệu USD) trong một nỗ lực hợp tác đẩy lùi sự ảnh hưởng từ Mỹ.

Khoản trái phiếu 6 tỷ nhân dân tệ với kỳ hạn 5 năm sẽ được Ngân hàng Trung ương Nga phát hành thử nghiệm vào tháng 12 hoặc tháng 1/2018.

Ông Gleb Zadoya - Trưởng phòng phân tích tài chính tại Trung tâm Analitika Online cho hay: "Các bước đi như vậy sẽ giúp loại bỏ đồng USD khỏi khu vực giao thoa lợi ích giữa Nga và Trung Quốc, vốn chỉ sử dụng đồng Nhân dân tệ".

Nhà phân tích cho rằng, trái phiếu của Nga tính bằng đồng nhân dân tệ có thể rất thú vị đối với người Trung Quốc, đang trở thành một vùng đất thu hút hút hàng trăm ngàn nhà đầu tư quan tâm đến việc thử đầu tư ở các thị trường mới.

Đối với Nga, đối mặt với một loạt các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào thị trường trái phiếu, đó là cơ hội tuyệt vời để tiến gần Trung Quốc hơn, theo ông Zadoya.

USA

Chiến thắng: Tòa án Tối cao Mỹ công nhận toàn bộ lệnh hạn chế nhập cảnh của Trump

Supreme Court of the United States
© wikipedia.orgTòa án Tối cao Hoa Kỳ
Tòa án tối cao Mỹ ngày 4-12 đã trao chiến thắng cho Tổng thống Mỹ Donald Trump - cho phép thi hành lệnh cấm nhập cảnh mới nhất đối với công dân từ sáu nước Hồi giáo chiếm đa số, Triều Tiên và Venezuela.

Tin được hãng Reuters thông tin cho biết lệnh cấm sẽ được thực thi hoàn toàn dù vẫn còn một số thách thức đối với lệnh cấm này ở các tòa án cấp thấp hơn.

Phiên xử, với 7/9 vị thẩm phán đồng ý, Tòa án đã cho phép thực hiện yêu cầu của chính quyền tổng thống Trump và xóa hai lệnh cấm từ tòa án cấp tiểu bang trước đó, cho phép thi hành toàn bộ lệnh cấm nhập cảnh mới nhất mà ông Trump kí vào ngày 24-9 đối với 8 nước.

Theo đó, công dân các nước Iran, Libya, Syria, Yemen, Somalia và Chad không có mối liên hệ nào tại Mỹ sẽ không được nhập cảnh vào nước Mỹ.

Nhận xét: Lệnh hạn chế nhập cảnh này của Trump là hợp lý bởi vì hầu hết các nước bị cấm có tình trạng an ninh hoặc quan hệ với nước Mỹ tồi tệ đến mức khó có thể tưởng tượng người nào từ những nước đó nhập cảnh vào Mỹ mà không có mối liên hệ nào từ trước. Chiến dịch chống đối rùm beng trước đó hoàn toàn không liên quan gì đến bình đẳng tôn giáo mà chỉ là một phần của chiến dịch bôi nhọ, làm mất uy tín Trump bằng mọi cách.


Star of David

Nguy cơ xung đột bùng phát ở Trung Đông nếu Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel

Trump Netanyahu
Sau 6 tháng trì hoãn, Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến trong tuần này sẽ đưa ra quyết định có chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Israel tới Jerusalem hay không.

Nếu Mỹ di chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem thì điều này sẽ khẳng định sự ủng hộ vững chắc của Mỹ với đồng minh Israel như ông Donald Trump đã cam kết từ chiến dịch vận động tranh cử năm ngoái. Song, với giới chuyên gia đây sẽ là một mồi lửa thổi bùng các cuộc xung đột tại Trung Đông.

Kể từ năm 1995, khi Quốc hội Mỹ thông qua việc đặt Đại sứ quán tại Israel ở Tel Aviv, các đời Tổng thống Mỹ đều trì hoãn việc chuyển phái đoàn ngoại giao tới Jerusalem. Điều luật được Quốc hội Mỹ thông qua cho phép Tổng thống trì hoãn quyết định này trong 6 tháng và có thể tiếp tục gia hạn thời gian trì hoãn.

Với chính quyền Mỹ đương nhiệm của Tổng thống Donald Trump, quyết định có chuyển Đại sứ quán từ Tel Aviv tới Jerusalem, hay là sự công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đang thu hút chú ý của dư luận quốc tế. Bởi rằng bất cứ thay đổi nào với Jerusalem cũng sẽ tác động mạnh mẽ tới khu vực Trung Đông và các nước có đông người Hồi giáo khác. Ngay chính ông chủ Nhà Trắng cũng bày tỏ quan ngại những ảnh hưởng của quyết định này tới các cuộc hòa đàm Trung Đông.

USA

"Lời thú tội" của Flynn và cuộc điều tra "âm mưu thông đồng với Nga" ở Mỹ là một trò hề

Flynn
© Getty ImagesMichael Flynn
Nhật báo hàng đầu nước Úc nhận định, dù đã lấy được lời nhận tội của Michael Flynn, cuộc điều tra do Robert Mueller dẫn dắt không mang lại kết quả gây ảnh hưởng chính trị đáng kể đến chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong phiên tòa hôm thứ Sáu (2/12), cựu Cố vấn An ninh Quốc gia kiêm người đại diện chiến dịch tranh cử của ông Trump, Michael Flynn, thừa nhận đã khai man với FBI về các mối quan hệ của ông và Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak.

Đây được đánh giá là một trong những bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 và có khả năng thông đồng với chiến dịch của ông Trump, do Cố vấn Đặc biệt, cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Robert Mueller đảm nhiệm.

Tuy nhiên, một bài xã luận trên The Sydney Morning Herald nhận định, dù kế hoạch của ông Mueller là lạc quan nhất, cuộc điều tra nhiều khả năng sẽ kết thúc trước Giáng sinh mà "không có nhiều phát hiện".

Nhận xét: Cái gọi là "mối quan hệ" của Flynn với cựu đại sứ Nga chỉ là Flynn đề nghị Nga không phản ứng quá mức với những hành động khiêu khích của Obama trước khi Trump lên nhậm chức. Điểm sai duy nhất chỉ là Flynn không nói ra điều đó ngay từ đầu với FBI, điều có thể hiểu được trong bầu không khí chống Nga điên cuồng và công cuộc "bới lông tìm vết" chống lại đội ngũ cộng sự của Trump ở Mỹ.

Một lần nữa, những gì diễn ra khẳng định toàn bộ cuộc điều tra về "âm mưu thông đồng với Nga" đang diễn ra ở Mỹ là một trò hề. Nó sẽ là rất buồn cười nếu nó không đẩy quan hệ giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới đến mức căng thẳng chưa từng có trong hàng chục năm nay.


Rainbow

Trận chiến tư tưởng: Thổ Nhĩ Kỳ - Syria hợp tác giáo dục trẻ em bị IS tẩy não, giúp tái hòa nhập xã hội

Syria May Construct Railway Line to China, Turkey – Transport Minister
© AP Photo/ Hassan Ammar
Công cuộc tái thiết đã bắt đầu trên khu vực biên giới giữa Syria - Thổ Nhĩ Kì. Bên cạnh điện nước và cơ sở hạ tầng, giáo dục cho trẻ em cũng là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Hành trình tái hòa nhập cho cựu lính IS

Tại trung tâm tái hòa nhập dành cho các cựu chiến binh cực đoan tại thủ phủ Aleppo của Syria, cậu thiếu niên Khalil hút một hơi thuốc dài khi được hỏi về chuyện quá khứ. Ở độ tuổi 14, cậu là học viên nhỏ tuổi nhất lớp nhưng đã trải qua không ít trải nghiệm kinh hoàng trên chiến trận.

Khalil cho biết, cậu đã bỏ nhà để gia nhập lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khoảng hơn 1 năm trước.

Tới thời điểm hiện tại, khi IS gần như đã bị quét sạch khỏi Syria, Khalil cùng nhiều cựu chiến binh khác đã được tập trung tại các lớp học tái hòa nhập xã hội. Khailil được xếp vào cựu binh "cấp 2" - tức là người từng chủ động gia nhập IS.

Gift 2

Trung Quốc mở rộng hợp tác với "Châu Âu mới", từ đó tiến vào "Châu Âu cũ"

China CEEC conference
© The Dubrovnik Times
Tờ Les Echos Pháp ngày 30/11 cho rằng đầu thế kỷ 21 có 2 châu Âu: châu Âu cũ và châu Âu mới. Châu Âu cũ bảo thủ và đầy thành kiến, họ muốn giữ lại sự vĩ đại đã mất đi; còn châu Âu mới đang thay đổi, khát vọng tiến bộ, có rất nhiều nhu cầu, đồng thời mong muốn tìm được đối tác mới. Nước Trung Quốc mới yêu thích châu Âu mới.

Một phần của châu Âu mới này thống nhất với châu Âu cũ, có nước gia nhập liên minh, nhưng không nhất thiết tiếp nhận toàn bộ quan niệm giá trị của liên minh. Trung Quốc biết rõ điều này, lựa chọn châu Âu mới làm đối tác đặc biệt, tạo ra "lô cốt đầu cầu" để tiến vào châu Âu cũ, một khu vực đầy "kiêu kỳ".

Diễn đàn kinh tế Budapest ra đời từ năm 2011, được Trung Quốc tổ chức trong khuôn khổ khu vực các nước Trung và Đông Âu. Năm 2012, khuôn khổ này đã hình thành chế độ, đã xác lập cơ chế hợp tác 16+1 ở Warsaw.

Khi đó nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gặp gỡ 16 nhà lãnh đạo một bộ phận khu vực châu Âu: Trong đó 10 nước khi đó vừa gia nhập EU gồm Romania, Bulgaria, Ba Lan, Hungary, Czech, Slovakia, Slovenia và 3 nước biển Baltic.

Nhận xét: Nguồn vốn đầu tư và hợp tác từ Trung Quốc hoàn toàn không đi kèm các điều kiện chính trị như của Mỹ. Tiêu chí duy nhất của Trung Quốc là "đôi bên cùng có lợi". Đó là lý do tại sao ngày càng nhiều nước mở rộng cửa đón chào họ.


Stock Up

Con đường tơ lụa: Iran mở rộng cửa đón hàng tỷ USD vốn đầu tư từ Trung Quốc

Iran China Xi Jinping Hassan Rouhani
© AP Photo/ Ebrahim Noroozi
Trung Quốc đang rót hàng tỷ USD vào các dự án ở Iran, tiến sâu vào nền kinh tế Trung Đông này giữa lúc các công ty châu Âu khó tìm được những ngân hàng sẵn sàng cho vay vốn để họ đầu tư vào Iran.

Hãng tin Reuters dẫn lời giới chức Iran cho biết, sau khi được dỡ lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân cách đây 2 năm, Iran thu hút được lượng vốn Trung Quốc lớn chưa từng có chảy vào các dự án từ đường sắt cho tới bệnh viện.

Mới đây, công ty đầu tư quốc doanh Citic Group của Trung Quốc đã mở một hạn ngạch tín dụng 10 tỷ USD cho Iran, trong khi Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) đang cân nhắc cho Iran vay thêm 10 tỷ USD nữa.

"Các công ty phương Tây nên đến Iran thật nhanh, nếu không Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh thị trường", ông Ferial Mostofi, một quan chức của Hội đồng Thương mại Iran, phát biểu tại một hội nghị đầu tư Iran-Italy diễn ra ở Rome.

USA

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cải cách thuế lớn nhất trong 30 năm qua của Trump

Trump Tax plan 2017
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cải cách thuế lớn nhất 30 năm qua tại nước này, giúp Tổng thống Trump tiến gần hơn đến thắng lợi lớn nhất về lập pháp từ khi nhậm chức.

Với tỷ lệ phiếu sát sao 51 thuận - 49 chống, dự luật về cải cách thuế toàn diện đã được thông qua tại Thượng viện Mỹ hôm 2/12, sau khi Hạ viện nước này tán thành dự luật hồi giữa tháng trước, theo Reuters.

Với cuộc cải cách được xem là lớn nhất về chính sách thuế kể từ năm 1986, Tổng thống Donald Trump và đảng Cộng hòa muốn bổ sung 1.400 tỷ USD vào khoản nợ công 20.000 tỷ USD trong vòng 10 năm để hỗ trợ tài chính cho những thay đổi mà họ cho là sẽ giúp kích thích nền kinh tế đang tăng trưởng.

Sau cuộc bỏ phiếu trên, Thượng viện và Hạ viện Mỹ sẽ bắt đầu quá trình đàm phán để cho ra đời một dự luật thống nhất trình Tổng thống Trump ký thành luật. Dự kiến hoàn thành vào cuối năm, đây sẽ là thắng lợi lớn nhất về lập pháp của ông Trump và phe Cộng hòa kể từ đầu nhiệm kỳ.

Nhận xét: Hệ thống luật pháp Mỹ nói chung, và luật thuế nói riêng là cực kỳ phức tạp. Do vậy, dù mức thuế chính thức có cao đến đâu, giới siêu giàu vẫn tìm ra được cách lách luật (hoàn toàn hợp pháp) để tránh phải trả hầu hết tiền thuế. Nếu gói cải cách của Trump làm đơn giản hóa bộ luật và kích thích tăng trưởng thì đó là điều tiến bộ, dù mức thuế chính thức cho người giàu có vẻ giảm xuống.


Jet5

Đột phá vào Bắc Phi: Nga ký thỏa thuận hợp tác quân sự với Ai Cập, tăng ảnh hưởng tại Libya

Russian President Putin (R) shakes hands with his Egyptian counterpart al-Sisi
© AFP
Bước đột phá

Ngày 30/11, Chính phủ Nga đã công bố một bản thảo về thỏa thuận mở rộng hợp tác quân sự giữa Nga và Ai Cập. Theo bản thảo mà Nga công bố, Ai Cập sẽ cho phép các máy bay chiến đấu của Nga sử dụng bất cứ căn cứ không quân nào trên lãnh thổ Ai Cập.

Thỏa thuận nói trên được hai nước ký kết vào ngày 28/11. Bộ Tư pháp yêu cầu Bộ Quốc phòng Nga tổ chức đàm phán với Ai Cập và ký văn bản ngay khi hai bên đạt được thỏa thuận.

Bản dự thảo đã được "phía Ai Cập cơ bản thông qua" và được Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev chấp thuận.

Nhận xét: Ngoài ra, Nga cũng có quan hệ rất tốt với Algeria. Như vậy, cả bờ biển phía nam Địa Trung Hải có thể trở nên "thân thiện" với Nga hơn rất nhiều trong tương lai gần.