Chủ Những Con RốiS


Stormtrooper

Tra tấn, hành hình: Những bức ảnh khủng khiếp phơi bày tội ác của lính Iraq được Mỹ đào tạo

Iraqi army torture
© Ali Arkady/VII/Redux
Bạo lực gia tăng từ lính Iraq

Một nhóm lính Iraq được quân đội Mỹ đào tạo đã bị cáo buộc giết hàng chục người vô tội trong trận chiến chống IS ở thành cổ Mosul.

Theo Al Jazeera và ABC News, liên tiếp xuất hiện những bằng chứng hình ảnh và thước phim được báo cáo là ghi lại cảnh lính Iraq tra tấn và giết không chỉ các phần tử Nhà nước Hồi giáo (IS), mà có cả dân thường và những người vô tội.

Trong các đoạn phim này, binh lính Iraq đánh đập dã man những người đàn ông không có vũ trang. Một đoạn phim khác cũng cho thấy lính Iraq đẩy một người được cho là IS xuống từ vách đá cao.

Các quan sát viên giấu tên của HRW thuật lại cảnh một nhóm lính Iraq dẫn bốn người đàn ông khỏa thân xuống dưới một con hẻm vắng, và sau đó có tiếng súng nổ phát ra liên tiếp. Khi được hỏi, họ cho biết bốn người nói trên là lính IS.

Nhận xét: Ngay cả khi đang làm một việc được cho là tốt - giúp Iraq đánh bại khủng bố IS ở Mosul, quân đội Mỹ cũng không thể không làm suy đồi, bại hoại binh lính Iraq theo những cách tàn ác mà họ vẫn làm.


Light Saber

Quá đủ rồi: Nga trục xuất hàng trăm nhân viên ngoại giao Mỹ, tịch thu tài sản để trả đũa

Putin
Hai ngày sau khi Hạ viện Mỹ nhất trí áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga, Thượng viện nước này ngày 27-7 (giờ Mỹ) cũng đã thông qua với tỉ lệ ủng hộ gần như tuyệt đối. Lập tức chiều 28-7, Bộ Ngoại giao Nga đã thông báo biện pháp trả đũa.

Đích thân ông Putin ra lệnh

Theo thông cáo, Moscow đã yêu cầu Mỹ cắt giảm số lượng nhân viên ngoại giao nước này tại Nga, đồng thời yêu cầu ngưng quyền sử dụng các cơ sở lưu trữ của Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Moscow, theo hãng tin RT. "Phía Nga đang yêu cầu Đại sứ quán Mỹ ngưng sử dụng tất cả cơ sở lưu trữ nằm trên đường Dorozhnaya ở Moscow và một ngôi nhà ở Serebryaniy Bor bắt đầu từ ngày 1-8" - thông cáo chính thức Bộ Ngoại giao Nga viết.

Ngoài ra, Moscow còn yêu cầu cắt giảm số lượng nhân viên ngoại giao của Mỹ tại Nga xuống còn 455 người bắt đầu từ ngày 1-9. Bên cạnh đó, Nga còn đe dọa sẽ tung ra thêm biện pháp trả đũa bổ sung nếu Mỹ có những động thái mới nhằm cắt giảm số lượng nhân viên ngoại giao của Nga tại Mỹ.

Snakes in Suits

Số phận một kẻ bán nước cầu vinh: Cựu Tổng thống Georgia Mikhail Saakashvili

Saakashvili
© the real Syrian Free Press - WordPress.com
Ông Mikhail Saakashvili, cựu Tổng thống Cộng hòa Gruzia được Mỹ dựng lên sau cuộc "cách mạng hoa hồng" năm 2003 lật đổ Tổng thống Servanadze.

Sau cuộc "cách mạng" đó, Tổng thống Mỹ G.W.Bush gọi Mikhail Saakashvili là "George Washington của Gruzia" với hàm ý nhân vật này sẽ tạo ra kỷ nguyên cải cách hướng tới "các giá trị dân chủ" ở Gruzia.

Năm 2008, Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili được Mỹ và NATO "chống lưng" phát động cuộc tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở hai khu vực tự trị Nam Osetia và Apkhazia nhằm thôn tính những vùng đất này

Ngay lập tức, Quân đội Gruzia bị Các lực lượng vũ trang Nga ra tay trừng phạt, đẩy lui tới tận thủ đô Tbilisi. Còn Tổng thống Mikhail Saakashvili do bị bạt vía kinh hồn trước đòn trừng phạt của Nga, đã vừa chạy trốn vừa nhai cavat!

Vì thế, ông còn có biệt danh "Mikhail cavat". Quan thầy Mỹ và NATO chỉ biết đừng ngoài nhìn, không dám ra tay cứu vớt.

Arrow Up

Putin chính thức phê chuẩn hiệp ước thuê căn cứ không quân tại Syria - Gấu Nga tỉnh giấc

Russian bear Russia Moscow
Reuters ngày 27/7 đưa tin, Tổng thống Putin đã ký phê chuẩn đạo luật cho phép không quân Nga được lập căn cứ hoạt động ở Syria, sau khi văn bản này đã được Hội đồng Liên bang Nga và Duma Quốc gia Nga thông qua vào đầu tháng này.

Nội dung đạo luật là thỏa thuận giữa chính phủ Nga và chính phủ Syria được ký vào ngày 18/1/2017, trong đó nêu rõ Syria đồng ý cho Nga được sử dụng căn cứ không quân Hmeymim ở Latakia trong thời hạn 49 năm và tự động gia hạn thêm 25 năm.

Đạo luật này được xem là cơ sở pháp lý cho việc triển khai lực lượng không quân Nga ở Syria, qua đó tăng cường khả năng phòng thủ cho Syria, củng cố sự hợp tác về mặt quốc phòng giữa Nga và Syria.

Nội dung đạo luật đã quy định các điều kiện về quyền tài phán của Nga đối với không quân nước này tại địa điểm triển khai lực lượng, quy định những vấn đề liên quan tới quân nhân Nga, các thành viên trong gia đình họ và những cá nhân khác.

Arrow Down

Chiến lược chiếm Deir-Ezzor của Mỹ tại Syria phá sản

The Syrian army near a major victory in the southeast and the rush to deploy Deir Ez-Zor
YPG và SAA đạt thỏa thuận phân chia Raqqa và Deir Ezzor

Theo giới truyền thông Ả rập, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với nòng cốt là Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) và Quân đội Ả rập Syria (SAA) đã bí mật đạt được thỏa thuận phân chia các khu vực ảnh hưởng ở địa bàn các tỉnh Deir Ezzor và Raqqa.

Theo trang web Modon Online, Lực lượng Dân chủ Syria và Quân đội Syria đã bí mật tiến hành một cuộc hội đàm ở làng Ukayrshah vào ngày 20 tháng 7. Trong buổi gặp này, hai bên đã đạt được một thỏa thuận phân chia ảnh hưởng ở các tỉnh của Raqqah và Deir Ezzor.

Theo thỏa thuận, quân đội Ả Rập Syria và các lực lượng bộ lạc ủng hộ chính phủ Damascus sẽ có thể giành được các khu vực ở vùng nông thôn Raqqah phía nam và đông nam và vùng nông thôn ở tây bắc Deir Ezzor mà không có bất kỳ sự phản kháng nào từ SDF.

Ngược lại, điều này cũng có nghĩa là lực lượng chính phủ Syria sẽ không tham gia vào chiến dịch tiến công của người Kurd nhằm giải phóng thành phố Raqqa - thủ phủ không chính thức của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) - hiện đang nằm trong vòng vây của YPG.

Eagle

Can thiệp bầu cử? - Mỹ trừng phạt Venezuela vì... tổ chức bầu cử, và những ví dụ "dân chủ" khác

maduro venezuela
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro
Truyền thông quốc tế đưa tin, ngày 26/7, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức áp đặt lệnh trừng phạt đối với 13 quan chức cấp cao của Venezuela.

Quyết định này được đưa ra sau khi phe đối lập tại Venezuela phát động một cuộc đình công kéo dài 2 ngày, từ ngày 26/7, nhằm gây áp lực buộc Tổng thống Nicolas Maduro phải hủy bỏ kế hoạch thành lập một quốc hội lập hiến tại Venezuela.

Các cá nhân bị trừng phạt - bị cáo buộc tham nhũng và lạm quyền - bao gồm các quan chức cảnh sát và quân đội, giám đốc bầu cử quốc gia và một phó chủ tịch công ty dầu khí quốc gia Venezuela.

Washington cho biết đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với ngành dầu khí của Venezuela.

Theo giới chức Mỹ, việc trừng phạt nhằm cảnh báo Caracas rằng Washington sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn nếu Tổng thống Maduro vẫn tiến hành cuộc bỏ phiếu vào ngày 30/7 về việc thành lập quốc hội lập hiến.

Nhận xét: Trên đây chỉ là một số nhỏ những ví dụ về việc Mỹ reo rắc cái thứ "dân chủ" của họ trên khắp thế giới trong khi lu loa vu cáo Nga "can thiệp bầu cử" tại Mỹ.


Light Sabers

Đồng minh EU của Mỹ quyết liệt phản đối dự luật trừng phạt Nga mà Mỹ đang thông qua

Putin Juncker
© SputnikChủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean- Claude Juncker và Tổng thống Nga Putin
Ngày 26/7, các nhà lãnh đạo của 28 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu nhóm họp tại thủ đô Brussels của Bỉ để bàn giải pháp đối phó với những gì mà Mỹ đang nỗ lực giành ảnh hưởng trên thế giới.

Cuộc thảo luận của các nước châu Âu được cho là sẽ liên quan tới các lệnh trừng phạt mà Hạ viện Mỹ vừa thông qua nhằm vào Nga, Iran, Triều Tiên. Điều đặc biệt là trong các lệnh trừng phạt vào Nga, Mỹ tập trung vào lĩnh vực năng lượng chiến lược của Nga mà có thể ảnh hưởng tới cả châu Âu.

Hiện dự luật này được cho là không khó để Thượng viện thông qua trước khi trình lên Tổng thống. Trong khi, phía Nhà Trắng cũng đã phát đi tín hiệu cho thấy Tổng thống Trump có thể đặt bút ký.

"Chính quyền ủng hộ việc mạnh tay với Nga, đặc biệt là trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt này" - Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nói. "Bản gốc của dự luật được soạn thảo ẩu, nhưng chúng tôi đã làm việc với Hạ viện và Thượng viện, và chính quyền hài lòng với việc đưa vào những thay đổi cần thiết, và thời điểm này thì chúng tôi ủng hộ dự luật".

Arrow Down

Sau 14 năm phá nát Iraq, Mỹ hoàn toàn thất bại trong cuộc chiến dành ảnh hưởng tại đây

Iraq Prime Minister Abadi and Iran Ali Khameini
Thủ tướng Iraq Abadi và Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran Ali Khameini
Ngày 1/5/2003, khi Washington tuyên bố hoàn tất Chiến dịch Tự do cho Iraq, sau khi lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein, dư luận đều nhìn nhận rằng lịch sử đất nước Iraq sẽ gắn liền với "yếu tố Mỹ" trong trang tiếp theo.

Điều đó càng có cơ sở hơn khi Toàn quyền Paul Bremer - người đứng đầu chính quyền chuyển tiếp tại Iraq thời hậu Saddam trong 13 tháng - thể hiện niềm tự hào khi rời Iraq vào ngày 30/6/2004 với hành trang là "rất nhiều điều tốt mà người Mỹ đã làm được cho đất nước Iraq".

Vậy nhưng thực tế hiện nay, sau hơn một thập kỷ, "yếu tố Mỹ" ngày càng nhạt nhòa trên đất nước Iraq, cho dù Washington vừa giúp Baghdad có chiến thắng trước IS tại Mosul - một chiến thắng giúp cho đất nước Iraq tránh được thảm hoạ "quốc gia khủng bố".

Nga - Iran đang chiếm dần ảnh hưởng của Mỹ tại Iraq

Hãng thông tấn Iran (IRNA) ngày 23/7 cho biết, tại thủ đô Tehran, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan và người đồng cấp Iraq Erfan al-Hiyali đã ký một bản thoả thuận, bao gồm nhiều nội dung hợp tác giữa hai nước.

Cut

Ukraine cắt điện hoàn toàn tới vùng Donbass, giúp vùng này ly khai nhanh hơn

Alexander Zakharchenko
Alexander Zakharchenko, lãnh đạo nước cộng hòa ly khai Donetsk
Sputnik dẫn tuyên bố từ Quyền Giám đốc Công ty Điện lực Ukrenergo của Ukraine Vsevolod Kovalchuk cho biết thông tin, Kiev đã cắt đứt nguồn cung cấp điện cho các nước cộng hòa Donbass tự xưng ở miền Đông Ukraine.

Theo đó, chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Kovalchuk cho biết "luồng điện dẫn tới các huyện của tỉnh Donetsk đã tạm thời không được kiểm soát" và được ngắt vào ngày 26/7.

Ông Kovalchuk cho rằng, nhu cầu điện của các khu vực này được các nhà máy nhiệt điện Starobeshevskaya và Zuevskaya cũng như những nhà sản xuất điện khác đáp ứng đủ, hai cơ sở này nằm trên địa bàn tỉnh Donetsk và không do Kiev kiểm soát.

Bên cạnh đó, theo ông Kovalchuk, Nga cũng cung cấp điện cho hai nước tự xưng trên.

Trước thông tin này, Bộ Than và Năng lượng của nước Cộng hòa Donetsk tự xưng (DPR) cho biết, quyết định cắt điện từ phía Kiev không làm ảnh hưởng tới người dân ở vùng ly khai.

Snakes in Suits

Viện trợ ODA: "Sát thủ kinh tế" của Nhật Bản

Vietnam Japan ODA signing ceremony
© JICALễ ký hiệp định vốn vay ODA giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày 16/1/2017
Đối với Việt Nam, việc tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, trong đó có vốn vay ODA, là cần thiết để phát triển. Tuy vậy, nếu như những nước cần vốn có "chiến lược nợ" của mình, thì các nước giàu cũng có "chiến lược cho vay" của họ. Vì thế, để xây dựng "chiến lược nhận" một cách thích hợp, các nước nghèo không thể không tìm hiểu "chiến lược cho" của đối tác. Trên cơ sở tham khảo những công trình nghiên cứu có tính "vạch trần" về bản chất và chiến lược ODA của Nhật Bản, do chính các học giả xứ Phù Tang thực hiện và công bố, bài viết này chỉ ra "binh pháp ODA" của họ, nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam một góc nhìn tham chiếu trước khi đưa ra quyết định.

Tiếng nói phê phán ODA của học giả Nhật

Trong ngôn ngữ ngoại giao, người ta coi ODA là biểu hiện của tình ưu ái của người cho đối với người nhận. Tuy vậy, ngay tại Nhật Bản, cũng có nhiều học giả, với tinh thần trung thực trong khoa học, đã "vạch trần" bản chất thực của chính sách ODA của chính đất nước mình.

Chẳng hạn, cuốn "Sự thật viện trợ ODA" của Sumi Kazuo, giáo sư Đại học Yokohama, là một trong những công trình như vậy. Cuốn sách này tuy dung lượng ngắn, nhưng có thể dẫn dắt người đọc lần theo đường đi nước bước của dòng chảy ODA ở những trường hợp cụ thể. Ngoài ra, tìm hiểu về ODA Nhật, không thể không đọc công trình nghiên cứu của tập thể học giả Fuke Yousuke, Fujibayashi Yasushi, Satake Youko, Moriyama Hiroshi, Nagase Riei, Miyauchi Taisuke, Ishikawa Kiyoshi. Cuốn sách của họ có tiêu đề "ODA - vì cuộc sống của người Nhật Bản"1. Các tác giả là những thành viên của một tổ chức học thuật phi Chính phủ: Hội Điều tra Nghiên cứu về ODA (ODA Chosa Kenkyu Kai), thành lập năm 1988.