Chủ Những Con RốiS


Yoda

Tổng thống Philippines Duterte: "Tôi sẽ không bao giờ thăm Mỹ. Tôi đã thấy sự tệ hại của Mỹ"

Duterte
Ngày 21/7, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cam kết sẽ không bao giờ ghé thăm nước Mỹ "tệ hại", bất chấp lời mời trước đó từ người đồng cấp Donald Trump.

Theo Channel NewsAsia, ông Duterte giận dữ đưa ra tuyên bố trên và chỉ trích Ủy ban nhân quyền Mỹ khi cơ quan này phản đối cuộc chiến chống ma túy của ông.

"Trong nhiệm kỳ của tôi và kể cả sau đó, tôi sẽ không bao giờ thăm Mỹ... Tôi đã chứng kiến sự tệ hại của đất nước này", Tổng thống Duterte nói với các phóng viên hôm 21/7.

Trước đó, tại buổi điều trần ở Washington D. C. , Nghị sĩ James McGovern nhận định ông Duterte không nên được chào đón trong trường hợp ông ghé thăm Mỹ. Nguyên nhân là bởi cuộc chiến chống ma túy do ông triển khai khiến Washington lo ngại.

Arrow Up

Quân đội Syria liên tiếp giành được hơn 40 giếng dầu; IS kiệt quệ về tài chính

Syria oil well pumps
© AFP 2016/ YOUSSEF KARWASHANGiếng dầu tại Syria
Theo hãng tin Sputnik, một đại diện của ngành công nghiệp dầu mỏ Syria đã tuyên bố, quân đội chính phủ Syria đã giành lại được hơn 40 mỏ dầu từ tay các phiến quân khủng bố IS.

Một đại diện của ngành công nghiệp dầu mỏ Syria cho biết, quân đội chính phủ Syria đã giành kiểm soát lại hơn 40 mỏ dầu từ tay các phiến quân khủng bố IS tại phía bắc tỉnh Raqqa (Syria) kể từ khi chiến dịch nổ ra nhằm giải phóng thủ phủ cùng tên của tỉnh này.

"Kể từ đầu tháng 7 tới nay, hơn 40 mỏ dầu đã thuộc về chính phủ Syria, tất cả đều đã bị các phần tử IS phá hủy trước khi tháo chạy", ông Ali Ibrahim, một trong số những người phụ trách khôi phục hoạt động khai thác dầu mỏ tại tỉnh Raqqa trả lời trước báo giới.

Kể từ khi quân chính phủ Syria bắt đầu cuộc tấn công vào thành phố Raqqa vào đầu tháng 7, nơi được gọi là "kinh đô" của tổ chức IS, phiến quân khủng bố đã liên tục bị đánh bật khỏi các khu vực sản xuất dầu mỏ của tỉnh.

Arrow Down

Thượng nghị sĩ John McCain bị chẩn đoán mắc ung thư não

mccain ISIS
Văn phòng của Thượng nghị sĩ John McCain hôm qua (19/7) thông báo, cựu chiến binh và từng là ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2008 mới được chẩn đoán mắc ung thư não.

Reuters dẫn lời các bác sĩ của bệnh viện Mayo Clinic, cho biết nghị sĩ 80 tuổi đến từ bang Arizona này đã tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối máu tụ ở mắt trái tuần trước và các cuộc kiểm tra cho thấy "một khối u não hay còn gọi là u nguyên bào thần kinh đệm (GBM) có liên quan đến cục máu đông nói trên".

Thông báo từ văn phòng của ông McCain cho hay: "Thượng nghị sĩ và gia đình đang xem xét các biện pháp điều trị lâu dài" và nói thêm rằng các biện pháp này có thể bao gồm kết hợp hóa trị liệu và xạ trị.

Ung thư não GBM là một dạng u não phổ biến ở người lớn. Đây là loại đã cướp đi tính mạng của cố nghị sĩ Ted Kennedy khi ông qua đời năm 2009 ở tuổi 77.

Nhận xét: Đây là thật hay mơ vậy? David Rockefeller, Zbigniew Brzezinski, Hillary Clinton và John McCain, tất cả trong một năm?


Rainbow

Trump ra lệnh CIA ngừng hỗ trợ cho phiến quân khủng bố tại Syria

Trump
© Yahoo
Hơn 6 năm, sau khi người Syria lần đầu tiên nổi dậy, chính quyền Mỹ cuối cùng đã quyết định dừng hỗ trợ lâu dài các nhóm phiến quân ở quốc gia này.

Al-Masdar News ngày 19-7 dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, Tổng thống Donald Trump đã quyết định chấm dứt chương trình bí mật trang bị vũ khí và huấn luyện những kẻ nổi dậy chống lại quân đội Arab Syria (SAA) của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Theo nguồn tin, sau các cuộc đàm phán với Nga, Mỹ giờ đây sẽ chấm dứt chương trình bí mật của CIA. Đây được coi là một động thái có ý nghĩa quan trọng đối với các phe phái của lực lượng quân đội Syria Tự do (FSA), đóng quân ở miền nam Syria, quanh đường biên giới Al-Tanf.

Mặc dù CIA chưa đưa ra bất cứ bình luận gì liên quan đến thông tin trên, song các quan chức Mỹ nói với tờ Washington Post rằng, ông Trump đã quyết định hủy bỏ chương trình bí mật của CIA cách đây gần một tháng, trước cuộc gặp mặt với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 7 - 7, tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg (Đức).

Nhận xét: Mỹ đã chuyển từ hỗ trợ khủng bố để lật đổ chế độ tại Syria sang hỗ trợ người Kurd để chia cắt Syria. Mặc dù cả hai việc đều là bất hợp pháp, dù sao cũng là một bước tiến bộ.


Propaganda

Nền văn minh phương Tây đang bị hủy diệt bởi truyền thông PT chứ không phải tên lửa Nga

Fake News DDL Gambaro
Nga sở hữu vũ khí hạt nhân có thể gây nhiều thiệt hại và giết nhiều người, nhưng nó không thể huỷ diệt các giá trị phương Tây, - nhà báo Dennis Prager viết trong bài công bố trên cổng thông tin National Review.

"Hoạt động có tính phá huỷ do các phương tiện truyền thông và trường đại học phương Tây thực hiện đang thúc đẩy quan điểm cánh tả và chủ nghĩa đa văn hóa... Các hãng tin phương Tây đe dọa văn minh phương Tây nhiều hơn Nga", — lời bình luận này của ông Prager gây phản ứng tiêu cực trong mạng. Nhưng, như ông giải thích trong bài báo trên National Review, lý do chính không phải là sự hiện diện của phương tiện truyền thông, mà là chuyện những ấn bản phương Tây này đang thực hiện cái gì.

Theo ông, nếu Nga dùng vũ khí hạt nhân chống phương Tây, thứ vũ khí đó sẽ giết người mà không tiêu diệt nền văn minh. Ông so sánh ví dụ này với Holocaust, khi nhiều người Do Thái bị giết chết, nhưng nền văn minh của người Do Thái không biến mất. Nền văn minh là những ý tưởng và hệ thống giá trị, — nhà báo giải thích. Ngoài ra vũ khí hạt nhân của Nga vẫn là mối đe dọa xa xôi đối với phương Tây: chính quyền Nga giống như Liên Xô hiểu rõ nguyên tắc hủy diệt hoàn toàn lẫn nhau.

Propaganda

Truyền thông Mỹ lại tung "tin giả" về cuộc gặp bí mật Putin - Trump để phá hoại quan hệ Nga - Mỹ

Trump Putin G20
Cuộc gặp bí ẩn

Mới đây, ông Ian Bremmer, Chủ tịch công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group tiết lộ rằng, hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ đã có cuộc trao đổi lần hai trong thời gian diễn ra tiệc tối dành cho các lãnh đạo G20.

Cuộc gặp này diễn ra sau cuộc hội đàm kín chính thức kéo dài hơn 2 giờ hôm 7/7, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg của Đức.

Nhà Trắng sau đó cũng lên tiếng xác nhận thông tin trên, CNN dẫn lời Michael Anton, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia hôm 18/7 nói về cuộc gặp chưa từng được công bố trước đó rằng:

"Đã có một bữa tiệc tối xã giao tại G20. Cuối buổi tiệc, Tổng thống nói chuyện với ông Putin. Không có nhân viên hay thành viên nội các nào trong bữa tối, đối với bất cứ nước nào, ngoại trừ các phiên dịch viên''.

Nhận xét: Tất cả mọi người đều biết rằng quan hệ cá nhân giữa các lãnh đạo là tối cần thiết cho công tác ngoại giao. Đấy là lý do những bữa tiệc như vậy được tổ chức để họ có thể nói chuyện một cách thoải mái không bị bó buộc bởi nghi lễ. Trump chỉ đơn giản làm công việc của mình khi tận dụng cơ hội gây dựng quan hệ cá nhân với Putin.

Điều đáng sợ về thông tin này không phải là Trump và Putin có cuộc gặp "bí mật", mà là Trump bị kiểm soát đến mức không thể có một cuộc nói chuyện tại một bữa tiệc tối mà không bị nhòm ngó, xoi mói và bóp méo bởi truyền thông.


Eagle

Trump thừa nhận Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân, nhưng vẫn lớn tiếng đe dọa nước này ?!!

Trump Iran flag
© Real Iran
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/7 đã tuyên bố lần thứ 2 rằng Iran đang tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc cùng với Đức), hay còn được gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA).

Đây là lần thứ hai Tổng thống Trump xác nhận Iran tuân thủ thỏa thuận này kể từ khi ông lên nắm quyền hồi tháng 1, bất chấp việc ông từng chỉ trích đây là một "thỏa thuận tồi tệ nhất" trong thời gian diễn ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Washington cho hay Iran đã được đánh giá là tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng Iran vẫn là "một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với các lợi ích của Mỹ cũng như sự ổn định của khu vực".

Chess

Lãnh đạo cộng hòa Donetsk đề xuất thành lập nước Tiểu Nga thay thế Ukraine

Alexander Zakharchenko
Alexander Zakharchenko, lãnh đạo nước cộng hòa ly khai Donetsk
Alexander Zakharchenko, thủ lĩnh ly khai ở Donetsk, tuyên bố trên đài truyền hình Nga: Quân ly khai ở Donetsk và Luhansk cùng các đại diện các khu vực khác ở Ukraine sẽ lập quốc gia mới có tên Malorossiya, một cái tên thời Sa hoàng có nghĩa Tiểu Nga, lấy thành phố Donestk là thủ đô, trong khi thủ đô Kiev của Ukraine bị đẩy xuống thành "một trung tâm lịch sử và văn hóa".

Đa phần khu vực hiện có của Ukraine được cho là thuộc "Tiểu Nga", vì chúng từng thuộc Đế chế Nga. Ông Zakharchenko nói "quốc gia mới" đang soạn một bản hiến pháp để sau đó người dân bỏ phiếu.

Theo hãng thông tấn TASS (Nga), ông Zakharchenko nói: "Chúng tôi là đại diện các vùng của Ukraine cũ, ngoại trừ Crimea, tuyên bố việc thành lập một quốc gia mới là thừa kế từ Ukraine".

Tuyên bố bất ngờ của quân ly khai ở "Cộng hòa nhân dân Donetsk" càng làm nghi ngờ thỏa thuận ngưng bắn năm 2015, được cho là để ngưng đánh nhau giữa quân đội chính phủ Tổng thống Petro Poroshenko với quân ly khai ở khu công nghiệp Ukraine này.

Nhận xét: Đây là một đề xuất trung hòa, và khá hợp lý để giải quyết tình hình hiện nay tại Ukraine. Nó nằm giữa hai thái cực: Donetsk sát nhập vào Nga và Donetsk quay trở lại với chính quyền phát xít Kiev. Về cơ bản, nó chính là thỏa thuận Minsk 2, nhưng lần này phe chủ đạo thực hiện là hai nước cộng hòa ly khai Donetsk và Lugansk chứ không phải chính quyền Kiev như thỏa thuận Minsk 2.

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, từ chối bình luận về tuyên bố này:
"Tôi tạm thời không bình luận chủ đề này, nó cần được suy nghĩ và phân tích," — Peskov nói với các phóng viên ​​về tuyên bố thành lập Malorossiya.

"Phía Nga vẫn duy trì cam kết theo các thỏa thuận Minsk. Tất cả những gì còn lại tôi tạm thời sẽ không nhận xét," — ông nói thêm.



Arrow Up

Về chung một mối: Hơn 10.000 phiến quân ở Syria muốn hợp tác chính phủ chống khủng bố

Assad Syria
10.000 quân đối lập sẵn sàng về với chính phủ Syria

Theo lãnh đạo phe đối lập Syria, hơn mười nghìn chiến binh đối lập sẵn sàng đàm phán với chính quyền Syria để đấu tranh chung chống nhóm khủng bố Jabhat al-Nusra (chi nhánh al-Qaeda Syria, hiện đổi tên thành Jabhat Fatah al-Sham, lãnh đạo Liên minh khủng bố-đối lập Hai'at Tahrir al-Sham - HTS).

Đồng thời, các nhà lãnh đạo đối lập cũng tuyên bố sẵn sàng bắt tay hợp tác với Quân đội Syria (SAA) và các đồng minh để tham gia chiến dịch giải phóng Deir Ezzor từ tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.

Theo đó, người đứng đầu Hội đồng dân tộc vì hòa bình và hòa giải Syria, ông Sheikh Saleh Naimi nói với hãng thông tấn Nga Sputnik rằng, một bộ phận lớn phe đối lập Syria sẵn sàng chống những kẻ khủng bố trong trường hợp có sự "hỗ trợ trực tiếp từ Nga".

Nhận xét: Phần lớn lực lượng phiến quân này từ những vùng chịu ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ. Có vẻ như hoạt động hòa giải của chính phủ Syria, cùng với các tác động hậu trường của Nga đang làm nên những điều kỳ diệu: quy tụ đất nước về một mối để chống lại những kẻ khủng bố và ngoại xâm thực sự.


Rainbow

Chính quyền Hàn Quốc mới muốn đối thoại và hòa giải với Triều Tiên

Moon Jae-in
© Seo Myeong-gon / ReutersTổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in
Hàn Quốc đã đề xuất tổ chức đối thoại quân sự với Triều Tiên vào ngày 21-7.

"Chúng tôi đề nghị đối thoại quân sự với Triều Tiên vào ngày 21-7 tại Tongilgak nhằm chấm dứt mọi hành động thù địch dẫn tới căng thẳng quân sự tại đường ranh giới quân sự" - Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Choo-suk phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 17-7, theo hãng tin Sputnik.

Tongilgak là một tòa nhà của Triều Tiên trong làng đình chiến Bàn Môn Điếm nằm trên đường phân định phân chia hai quốc gia liên Triều.

Phía Hàn Quốc yêu cầu cuộc đàm phán quân sự vào ngày 21-7 sẽ có sự tham gia của các quan chức quân sự cấp cao. Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra đề nghị về việc mở các cuộc đàm phán Chữ thập đỏ để thảo luận việc nối lại các hoạt động đoàn tụ gia đình. Hội Chữ thập đỏ của Hàn Quốc đã đưa ra đề nghị tổ chức cuộc đàm phán trên vào ngày 1-8 tới tại Tongilgak.

Nhận xét: Chính quyền Hàn Quốc muốn, nhưng vấn đề là Mỹ có muốn không...