Chủ Những Con RốiS


Yoda

"Cướp cạn giữa thanh thiên bạch nhật": Ngoại trưởng Nga nói về tài sản ngoại giao bị Mỹ thu giữ

MrLavrov
© RT
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov gọi tình hình với việc thu giữ các tài sản ngoại giao của Nga tại Hoa Kỳ là "vụ cướp cạn giữa thanh thiên bạch nhật".

Trước đó, một quan chức cấp cao trong Nhà Trắng thông báo với Sputnik rằng Washington không định trả lại tài sản ngoại giao của Nga nếu không nhận được "thứ gì đó đổi lại".

"Nguồn tin giấu tên? Nghĩa là họ hiểu rằng ở chỗ họ có chuyện lương tâm không sạch. Còn về thực chất, thì nếu như vậy sẽ là vụ cướp cạn giữa ban ngày. Hóa ra là bọn cướp từ quãng đường lớn nào đó lại quay ra bình phẩm về tình hình này. Họ thu giữ những tài sản riêng được bảo đảm bằng văn kiện liên chính phủ đã phê chuẩn, còn để trả lại thì buộc hành động theo nguyên tắc "cái gì của tôi là của tôi, còn thứ gì của anh thì ta sẽ phân chia", — ông Lavrov nói với các phóng viên.

Đồng thời Bộ trưởng Ngoại giao Nga bày tỏ tin tưởng rằng trong chính quyền Trump "vẫn còn các chính khách với tư duy lành mạnh", những người "biết rõ rằng quyết định thu giữ tài sản cũng như trục xuất 35 nhà ngoại giao và gia đình họ là động thái do chính quyền Obama thông qua trong tình trạng hấp hối".

Nhận xét: Theo luật pháp quốc tế, đất đai và các tòa nhà ngoại giao là lãnh thổ có chủ quyền của nước mà tòa nhà ngoại giao đó thuộc về, trong trường hợp này là Nga. Ngoại trưởng Nga Lavrov đã mô tả rất chính xác bản chất của việc chính quyền Obama thu giữ những tòa nhà ngoại giao đó. Nó cũng đặt ra một tiền lệ nguy hiểm khi mà nước sở tại có thể ngang nhiên xâm phạm những khu đất ngoại giao như vậy.


Chess

Đề xuất để người Kurd tham gia hòa đàm Syria: Nước cờ ngoại giao bậc thầy của Nga

Geneva Syria peacetalks
Hòa đàm về Syria tại Geneva
Reuters ngày 15/7 đưa tin, Đại sứ Nga tại Thuỵ Sĩ Alexei Borodavkin cho rằng cuộc đàm phán về Syria tại Geneva do Liên Hợp Quốc bảo trợ đã đạt được tiến bộ quan trọng, trong đó đáng kể nhất là phe đối lập đã rút điều kiện tiên quyết là buộc Tổng thống Assad phải ra đi.

Tuy nhiên, theo ông Borodavkin, để các cuộc đàm phán thành công thì phe đối lập phải có sự thống nhất và có tính đại diện rộng rãi hơn, trong đó đặc biệt là tạo điều kiện cho đại diện người Kurd tham gia hoà đàm, bởi "họ là công dân Syria, có vị thế chính trị và tiềm lực quân sự".

Đã có nhìn nhận rằng, dường như Moscow đang đánh cược với vấn đề Syria khi chủ động nâng cao vị thế cho ngưởi Kurd lúc này, song giới phân tích cho rằng Tổng thống Putin đã đi một nước cờ hiểm nhưng đầy uy lực và đa tác hiệu.

Thứ nhất, gia tăng mâu thuẫn trong nội bộ phe đối lập tại Syria. Việc phe đối lập không để đại diện người Kurd không được tham gia hoà đàm về Syria một phần do không muốn làm ảnh hưởng đến nước cờ của Mỹ, một phần e ngại Thổ Nhĩ Kỳ.

Star of David

Sợ hòa bình bùng nổ, Israel quyết liệt phản đối thỏa thuận ngừng bắn Nga - Mỹ ở nam Syria

netanyahu capricho
© Sott.net
Tờ Haaretz mới đây đăng tải thông tin có tham chiếu đến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định nước này phản đối thỏa thuận ngừng bắn ở phía Nam Syria.

Theo đó, Israel phản đối lệnh ngừng bắn bởi Lực lượng Iran và các nước đồng minh vẫn bám chắc vào Syria.

Thủ tướng Israel đã phản đối thỏa thuận này tại một cuộc họp với các phóng viên trong chuyến thăm Paris.

"Ông Netanyahu nói với các phóng viên sau cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng Israel phấn đối thỏa thuận ngừng bắn ở miền nam Syria do Hoa Kỳ và Nga thông qua vì nó duy trì sự hiện diện của Iran tại nước này", bài viết cho biết.

Kênh 2 của Israel dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên cáo buộc Iran có kế hoạch lập ra ở Syria căn cứ không quân và hải quân.

Nhận xét: Cái mà Israel sợ là một nước Syria ổn định, vững mạnh với sự trợ giúp của các đồng minh Nga và Iran có thể đe dọa đến Cao nguyên Golan, lãnh thổ Syria mà Israel chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1967 đến nay.


Light Saber

Ả rập Xê út trả giá đắt về cuộc xâm lược Yemen khi Houthi nã pháo diệt hàng tá binh sĩ

Yemen Houthi force
© AFPLực lượng Houthi của Yemen
Cả tá binh sĩ thương vong

Nguồn tin này cho biết, các tay súng thuộc lực lượng Houthi của Yemen đã bắn cả loạt pháo vào các căn cứ quân sự nằm sâu trong thành phố biên giới Jizan của Saudi Arabia. Cơ quan phát ngôn của Houthi tuyên bố, họ đã nhắm tới các căn cứ al-Miktaba và Kharshab, nằm bên trong Jizan hiện do Saudi Arabia kiểm soát.

"Vụ nã pháo đã khiến hàng chục binh sỹ Saudi Arabia thiệt mạng và nhiều người khác bị thương", Houthi tuyên bố. Tuy nhiên, hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia đã phủ nhận về sự thiệt hại nói trên và khẳng định vụ tấn công chỉ khiến một người Yemen ở Jizan thiệt mạng.

Dù chưa rõ con số thương vong cụ thể nhưng phía Saudi Arabia xác nhận cuộc tấn công này là có thật và nó được Houthi thực hiện sau đúng 1 tháng xảy tấn công phá hủy tàu tuần tra của Riyadh trên Biển Đỏ.

Chess

Thổ Nhĩ Kỳ tăng quân đến 8000 ở bắc Syria, đe dọa đồng minh người Kurd của Mỹ

Turkish tanks
Ngày 16/7, ông Rezan Hiddo, Chủ tịch Hội đồng Dân chủ Syria, mà thành viên nòng cốt là Đảng Dân chủ Liên minh Kurd (PDS), cho biết rằng, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ một mặt xây dựng một số căn cứ quân sự ở vùng Afrin, mặt khác tăng quân ở biên giới phía Nam nước này.

Theo đó, trong khuôn khổ kết hợp với các đơn vị của Quân đội Syria tự do (FSA) trong chiến dịch "Lá chắn Euphrates", Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai ở phía bắc Aleppo 8000 binh sĩ, đồng thời tiến hành xây dựng căn cứ quân sự gần các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) ở thị trấn Afrin.

Ông Rezan Hiddo, Chủ tịch Hội đồng Dân chủ Syria nói rằng, các căn cứ quân sự do Thổ Nhĩ Kỳ thành lập trong khu vực là nhằm chuẩn bị cho các chiến dịch ở Afrin,

Theo thông tin mà lực lượng vũ trang người Kurd nắm được, trong vòng 2 tuần qua, Ankara đã thiết lập hàng loạt các căn cứ quân sự gần với khu vực Afrin, trong các vùng Marais, Azaz và Tel Cibrin. Ở đây, đã triển khai nhiều binh lính, vũ khí hạng nặng và thiết bị quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhận xét: Lực lượng người Kurd sẽ phải cân nhắc: theo Mỹ để nhận sự trừng phạt của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria (sau này rồi chiến tranh liên miên), hay theo Syria để được là thành viên tự trị trong quốc gia Syria có chủ quyền.


Magnify

Nhìn lại một năm sau cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ, tạo bước ngoặt tại nước này

Turkish President Tayyip Erdogan speaking at istanbul rally
© Kayhan Ozer / ReutersTổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu trước những người ủng hộ nhân kỷ niệm 1 năm cuộc đảo chính bất thành tại nước này ngày 15/7/2017.
BBC ngày 15/7 đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ đang tổ chức một loạt các sự kiện để đánh dấu kỷ niệm một năm diễn ra cuộc đảo chính quân sự bất thành, mà hậu quả đã khiến ít nhất 260 thiệt mạng và 2.196 người bị thương.

Phát biểu tại một phiên họp đặc biệt của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Binali Yildirim cho rằng ý nghĩa của việc đập tan cuộc binh biến ngày 15/7/2016 giống như chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành độc lập những năm 1920, để thành lập nên nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.

Cũng nên nhắc lại rằng, vào ngày15/7/2016, một nhóm tướng lĩnh tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan. Lực lượng làm đảo chính đã sử dụng cả xe tăng, trực thăng và máy bay chiến đấu cho cuộc binh biến, song đã thất bại.

"Cái ngày đen tối ấy đã biến thành ngày tươi sáng nhất của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ khi người dân đã đi vào huyền thoại với hình ảnh những vị anh hùng chiến thắng những kẻ muốn cướp quyền và gây tội ác", Thủ tướng Yildirim nhận định.

Bizarro Earth

Ukraine đang tự cắt lìa tay chân với các cuộc tấn công vào vùng Donbass

Zerstörung Donbass
© Sputnik/ Dan LevyCảnh hoang tàn dễ bắt gặp ở miền đông Ukraine
Pháo kích hàng ngày

Ba năm sau kể từ khi cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine bùng phát, Tổng thống Petro Poroshenko vẫn đang loay hoay trong chính sách khi do dự giữa việc thiết lập một sự phong tỏa cứng rắn và việc tái lập các mối liên hệ kinh tế được kiểm soát. Về phía Donbass, người dân tự tổ chức cuộc sống trong khi dự liệu về khả năng có can thiệp quân sự.

Các cuộc giao tranh thường xuyên cùng các cuộc pháo kích của quân đội Ukraine đang khiến người dân Donbass càng ngày càng coi Kiev như "kẻ thù".

Phóng viên của tờ Le Monde diplomatique đi thực tế cho biết như mọi khu vực vành đai của thành phố Donetsk, khu phố Kievsky đầy những dấu vết của cuộc xung đột chống lại Chính quyền Kiev của lực lượng đòi độc lập Donbass. Các tòa nhà bị thổi bay và các mặt tiền lỗ chỗ vết đạn cho thấy mức độ căng thẳng của một cuộc chiến đã khiến gần 10.000 người thiệt mạng kể từ tháng 4/2014.

Boat

Hải quân Nga - Trung tập trận chung tại Biển Baltic, gửi tín hiệu mạnh mẽ cho NATO

xi jinping and putin
© Inconnu
Quân đội Nga và Trung Quốc đang chuẩn bị cho cuộc tập trận Hải quân chung "Hợp tác biển -2017" (MV-2017), diễn ra vào cuối tháng 7 ở biển Baltic. Chủ đề chính của cuộc tập trận năm nay là thực hiện các hoạt động cứu hộ và hiệp đồng chiến đấu bảo đảm các hoạt động kinh tế trên biển.

Cuộc tập trận này sau đó sẽ tiếp tục diễn ra tiếp ở vùng biển Nhật Bản và Okhotsk. Ngày 13/7 để chuẩn bị cho cuộc tập trận này các tàu của Trung Quốc sẽ tới vùng biển Baltic, sau khi tham gia bắn đạn thật ở biển Địa Trung Hải. Theo Tân Hoa Xã, nhiệm vụ của MV-2017 là "tăng cường khả năng của các lực lượng Hải quân của hai nước trước các mối đe dọa an ninh trên biển và nâng cao công tác tổ chức và chỉ huy hiệp đồng tác chiến chung giữa các lực lượng Hải quân hai nước".

Theo một số nguồn tin, tàu khu trục mang tên lửa của Trung Quốc, tàu canh phòng và tàu chiến đã được gửi đến các cuộc tập trận ngay từ ngày 18/6. Hiện tại chúng đang thưc hiện nhiệm vụ ở vùng biển Địa Trung Hải và đến ngày 20/7 các tàu chiến này của Trung Quốc được dự kiến sẽ đi đến vùng biển, nơi có căn cứ Hải quân của Hạm đội Baltic-Baltiysk và sau đó bắt đầu cuộc tập trận. Theo kế hoạch, lực lượng tham gia bao gồm các trực thăng trên tàu và Lực lượng thủy quân lục chiến cùng với các phương tiện bảo đảm khác.

Rainbow

Một năm trước, quan hệ Iran - Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi chỉ sau một đêm

Iran Turkey flags
Quan hệ Thổ - Iran một năm sau đảo chính

Ngày 15 tháng 7 năm nay là kỷ niệm một năm kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn được âm mưu đảo chính lật đổ Tổng thống Erdogan của một nhóm tướng lĩnh quân sự.

Trước ngày lịch sử này, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Tehran Reza Hakan Tekin đã họp báo và ghi nhận rằng "Thổ Nhĩ Kỳ vô cùng biết ơn sự ủng hộ của Iran trong đêm xảy ra âm mưu đảo chính. Đây là tình bạn chân chính và chúng tôi cũng ủng hộ Iran".

Mối quan hệ giữa Ankara và Tehran trước ngày 15 tháng 7 năm 2016 đã trải qua sự căng thẳng nghiêm trọng.

Ngoài các nước Ả rập đối lập về hệ tư tưởng Hồi giáo (dòng Shia và dòng Sunni) như Saudi Arabia, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE),.., Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước chống Iran quyết liệt nhất. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi theo nghĩa đen chỉ qua một đêm.

Stop

Quân đội Syria chặn đứng đoàn xe chở vũ khí Pháp cho khủng bố

Frech weapons captured in Syria
Số vũ khí Pháp bị bắt giữ tại Syria
Theo Farsnews, quân đội Syria ngày 11/7 đã chặn đứng cả đoàn xe tải chở đầy vũ khí do Pháp sản xuất đang thẳng tiên đến khu vực Al-Nusra Front kiểm soát.

Nguồn tin quân sự Syria cho biết, trong số vũ khí thu được gồm nhiều đạn rocket 68mm SNEB, đạn cối 81mm cùng với nhiều loại đạn, súng cá nhân khác. Tất cả đều có nguồn gốc từ Pháp được sản xuất theo chuẩn NATO.

Lượng vũ khí bị phát hiện và thu giữ khị đoàn xe chuyên trở đang di chuyển trên đường đến các khu vực ở Đông Ghouta, hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Al-Nusra Front.

Theo hãng thông tấn nhà nước Syria SANA, việc thu giữ số vũ khí có nguồn gốc Pháp đã củng cố thêm bằng chứng của những cáo buộc trước đây rằng Paris đã bí mật cấp vũ khí cực mạnh cho phiến quân Syria.