Chủ Những Con RốiS


Snakes in Suits

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống Nga và hạn chế quyền lực Trump - Trump có ký không?

US House of Representatives
© Jonathan Ernst / Reuters
Hạ viện Mỹ hôm qua (25/7) đã thông qua một dự luật thắt chặt hơn nữa các biện pháp trừng phạt đơn phương nhằm vào Nga, Iran và Triều Tiên. Trước đó, Moscow đã cảnh báo sẽ chờ xem chính quyền của Tổng thống Donald Trump nói lời cuối cùng về lập trường rõ ràng đối với chính sách trừng phạt Nga.

Dự luật trừng phạt mới đã được các nghị sĩ Mỹ thông qua với tỉ lệ số phiếu áp đảo 419/3. Dự luật này bao gồm những biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga vì một loạt vấn đề như cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ, sự hậu thuẫn của Nga dành cho chính phủ Syria và lực lượng ly khai Ukraine cũng như vụ Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea. Dự luật mới sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào một loạt thực thể của Nga - trong đó có ngành năng lượng, ngân hàng, các công ty, tập đoàn chế tạo vũ khí của Nga. Các cá nhân Nga bị cáo buộc can thiệp vào bầu cử Mỹ thông qua hoạt động tấn công mạng cũng chịu sự trừng phạt.

Dự luật vừa được Hạ viện thông qua sẽ được chuyển đến Thượng viện phê chuẩn. Các nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa ở Thượng viện đều ủng hộ mạnh mẽ cho dự luật trừng phạt Nga. Nếu được Quốc hội thông qua, dự luật sẽ được chuyển đến Tổng thống Donald Trump. Nếu Tổng thống Mỹ ký thành luật thì sau này việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chỉ có thể được thực hiện bằng việc thông qua một dự luật khác. Chính quyền Mỹ sẽ không có quyền tự mình dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt. Nhà lãnh đạo Mỹ trước đó đã lên tiếng bày tỏ sự sẵn sàng trong việc ký dự luật nói trên. Trước đó, hồi tháng trước, Nhà Trắng từng phản đối dự luật, nói rằng dự luật đó làm hạn chế quyền của Tổng thống trong việc ra các quyết định về chính sách đối ngoại.

Nhận xét: Dự luật trừng phạt này là một nước đi tuyệt vọng của một đế quốc đang trên đà sụp đổ. Nó không những không gây được thiệt hại gì đáng kể cho Nga và Iran mà chỉ làm tổn hại mối quan hệ với EU, bên chịu nhiều thiệt hại nhất trong cuộc chiến điên cuồng chống Nga này.


Jet5

Afghanistan cần máy bay hiện đại của Nga chứ không phải đồ phế liệu Mỹ

ISIS Afghanistan
© ReutersLực lượng khủng bố tại Afghanistan
Sau khi trở về từ chuyến công du loạt các nước Trung Á, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tuyên bố rằng có những khả năng mới đang mở ra cho đất nước ông.

Bình luận về chiến lược của Mỹ ở Afghanistan, Tổng thống nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ giữ lập trường xây dựng và tích cực trong vấn đề về vũ khí và trang thiết bị của lực lượng vũ trang Afghanistan, phân bổ cho những mục đích này tới 860 triệu USD. Theo lời ông, năm 2020 Không quân Afghanistan sẽ có những đầy đủ trang bị thiết yếu.

Tuy nhiên cũng về nội dung này các chuyên gia lại nêu ý kiến khác hẳn. Theo quan điểm của họ, Mỹ đã gửi đến Afghanistan những đồ sắt vụn phế liệu không thích hợp để nâng cao trình độ tác chiến của quân đội và Không lực Afghanistan. Tướng Khodadad, người đứng đầu cơ quan Thanh tra quân sự của Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan (IRA), trong cuộc phỏng vấn của Sputnik đã tuyên bố rằng hiện thời công việc ưu tiên của Tổng thống Afghanistan là hiện đại hóa Không quân Afghanistan. Ông lưu ý rằng đất nước ông muốn để cộng đồng quốc tế cung ứng cho Afghanistan các máy bay mới và khi đó Không quân Afghanistan sẽ có thể tự đứng vững và chiến đấu với bọn khủng bố:

Yoda

Ngoại trưởng Nga không ảo tưởng khi nhận xét về việc Mỹ ngừng viện trợ phiến quân tại Syria

Sergey Lavrov
© Vladimir Pesnya / Sputnik
Theo TASS ngày 22/7, trong một cuộc phỏng vấn với NBC, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết, ông nghĩ rằng Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ các nhóm đối lập ở Syria.

Ông Lavrov nói rằng, quyết định ngừng chương trình bí mật của CIA về hỗ trợ vũ khí và đào tạo cho các nhóm nổi dậy chống lại chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad của Hoa Kỳ chỉ mang tính chất đối phó.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga không đồng tình với ý kiến của một quan chức Mỹ nói rằng, quyết định chấm dứt hỗ trợ các nhóm đối lập của Syria có thể được xem như một sự nhượng bộ với Nga.

"Quyết định này được đưa ra vài tuần trước khi diễn ra cuộc họp của G20, trước khi lãnh đạo hai nước (Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Putin) có cuộc gặp đầu tiên'', ông nói.

Light Saber

Chính phủ Syria chính thức yêu cầu Mỹ bồi thường tội ác chiến tranh tại nước này

Raqqa, Syria
© Nour Fourat / ReutersCảnh tàn phá tại Raqqa, Syria
Mỹ phải chịu trách nhiệm

Theo RT ngày 22/7, trong một bức thư được gửi tới Liên Hiệp Quốc, phái bộ thường trực của Cộng hòa Ả Rập Syria cho biết:

Chính phủ Syria yêu cầu Mỹ và các đồng minh chi tiền trả cho việc các cơ sở hạ tầng của Syria bị phá hủy và phải chịu trách nhiệm pháp lý trong các vụ ném bom ''bất hợp pháp'' vào các mục tiêu dân thường.

Damacus khẳng định rằng, những cuộc tấn công này phải chấm dứt, các thành viên của liên quân bất hợp pháp này phải chịu trách nhiệm về chính trị lẫn pháp lý trong việc phá hủy các cơ sở hạ tầng ở Cộng hòa Ả Rập Syria, bao gồm trách nhiệm bồi thường.

Chính phủ Syria cho rằng, các cuộc không kích nhằm vào quân khủng bố của liên quân do Mỹ dẫn đầu đang ''cướp đi sinh mạng của hàng trăm người dân Syria vô tội''. Damacus cũng tuyên bố các vụ ném bom này đã dẫn tới ''sự phá hủy gần như toàn bộ'' nhà cửa và các cơ sở hạ tầng quan trọng, trong đó các mỏ dầu khí bị phá hủy hoàn toàn.

Attention

Phó Tổng thống Iraq thừa nhận: Không có Nga, Iraq và Syria đã sụp đổ

Nouri al-Maliki
© ReutersPhó Tổng thống Iraq Nouri al-Maliki
"Tôi đã từng nói và nay xin nhắc lại rằng, nếu không nhờ có Nga, Trung Đông sẽ hoàn toàn bị phá hủy, bản đồ khu vực sẽ thay đổi và tình hình sẽ bất ổn. Nếu không có sự can thiệp của Nga vào Syria - vốn khác cách tiếp cận của Mỹ - thì Syria đã sụp đổ".

Đó là lời Phó Tổng thống Iraq Nouri al-Maliki được hãng tin Sputnik ngày 21/7 trích dẫn. Ông Maliki lý giải nếu không có sự can thiệp của Nga, lực lượng khủng bố sẽ chiến thắng tại Syria và sẽ hoành hành khắp Trung Đông. Tiếp đến là Iraq sẽ sụp đổ theo và bản đồ Trung Đông sẽ bị khủng bố vẽ lại.

Lời nhận định của Phó Tổng thống Iraq chẳng khác nào dội một gáo nước lạnh vào Washington, xem nhẹ vai trò của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông, đặc biệt là khi chiến thắng của quân đội Iraq trước IS tại Mosul bị cho là được quyết định bởi "yếu tố Mỹ".

Ông Maliki thể hiện quan điểm của mình trước thểm chuyến viếng thăm Nga, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 23/7 đến ngày 26/7. Mục đích chuyến công du là để gặp gỡ Tổng thống Putin và thảo luận vể việc Moscow hỗ trợ vũ khí cho Baghdad.

Eagle

Tướng Mỹ thừa nhận Hoa Kỳ không có quyền hiện diện tại Syria

US warplanes syria F-18 Hornet
© Flickr/ MarinesKhông lực IS
Hoa Kỳ không có cơ sở pháp lý để ở lại Syria, nơi lực lượng Mỹ không có sự cho phép của Damascus vẫn tiến hành chiến dịch quân sự chống bọn khủng bố.

Đó là nhận định do tướng Mỹ Raymond Thomas chỉ huy chiến dịch đặc nhiệm của Hoa Kỳ tại Syria nêu ra hôm thứ Sáu.

"Không còn xa nữa cái ngày khi người Nga sẽ nói với chúng ta: "Tại sao các vị vẫn cứ ở Syria?". Họ đã tiến rất gần đến ngày đó... Chúng ta đến Syria là hợp lý, nhưng nếu muốn trụ lại thì sẽ không thể. Người Nga thì có thể làm như vậy", - tướng Thomas nhận xét khi phát biểu tại diễn đàn an ninh ở Aspen, bang Colorado.

Đồng thời, ông này nhắc rằng cơ sở duy nhất để quân đội Mỹ hiện diện ở Syria là cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Trong tương quan đó, Washington từ chối ngừng hoạt động chiến sự, bất kể sự phản đối từ phía chính quyền nước sở tại.

Binoculars

Phiến quân Syria do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát tấn công lớn vào lực lượng người Kurd do Mỹ hỗ trợ

FSA attack Kurd forces Syria
© Al-Masdar News
Theo Al-Masdar News ngày 21/1, các chiến binh Hồi giáo FSA do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào lực lượng người Kurd do Mỹ hậu thuẫn tại phía bắc Syria.

Trong một đoạn video được một máy bay không người lái ghi lại do FSA công bố cho thấy cảnh lực lượng người Kurd đã vội vã bỏ làng Ayn Duknah trước hỏa lực của FSA.

Căn cứ Ayn Duknah do người Kurd kiểm soát những ngày qua đã phải đối đầu với nhiều cuộc tấn công do lực lượng FSA và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động.

Các lực lượng người Kurd trong video đã bỏ chạy bằng xe hơi và thậm chí là chạy bộ nhằm thoát khỏi phạm vi hỏa lực của các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ.

Stock Up

Bất chấp cấm vận, kinh tế Triều Tiên tăng trưởng cao nhất trong 17 năm qua

north korea
© Ryan Nee
Dù chịu nhiều cấm vận quốc tế do theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân, kinh tế Triều Tiên năm 2016 vẫn đạt mức tăng trưởng cao, ngân hàng trung ương Hàn Quốc tổng kết và thông báo ngày hôm nay, 21/7.

Theo đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên năm 2016 tăng 3.9% so với năm 2015 khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng của hạn hán. Triều Tiên có được mức tăng trưởng này nhờ khai thác mỏ và sản xuất năng lượng. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong vòng 17 năm của quốc gia này kể từ mức tăng trưởng 6.1% hồi năm 1999.

Nhờ giao thương với Trung Quốc, giá trị xuất khẩu của Triều Tiên cũng đạt mức tăng 4.6%, cao nhất kể từ mức 11.8% của năm 2013.

Triều Tiên không công bố các chỉ số kinh tế cho thế giới. Chỉ số GDP của Triều Tiên được Ngân hàng trung ương Hàn Quốc tổng hợp hàng năm, từ năm 1991 cho tới nay, dựa trên thông tin từ các cơ quan chính phủ, trong đó có Bộ Thống nhất Hàn Quốc và Cơ quan Tình báo Quốc gia.

Vader

Chính phủ Nhật Bản muốn sửa hiến pháp, vứt bỏ cái mặt nạ hòa bình họ đang mang

Japan's Prime Minister Shinzo Abe
© Kim Kyung Hoon / Reuters
Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất sửa đổi điều 9 trong hiến pháp "hòa bình" như một di sản của bản thân và hoàn thành tâm nguyện của ông ngoại mình.

Tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chính thức đề nghị sửa đổi điều 9 trong hiến pháp Nhật Bản trước năm 2020 để làm rõ vai trò của lực lượng phòng vệ nước này.

Điều 9 của hiến pháp Nhật Bản cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh và không duy trì các lực lượng không quân, hải quân cùng bộ binh truyền thống. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản hiện tại dù là lực lượng vũ trang chính thống nhưng theo hiến pháp hiện tại thì không được "thừa nhận" chính thức. Việc sửa đổi mới được hy vọng sẽ "chính thức hoá" vai trò này của quân phòng vệ.

Hiến pháp hiện nay do Mỹ soạn thảo sau Thế chiến thứ hai và được người dân Nhật Bản bỏ phiếu thông qua. Những người ủng hộ cho rằng hiến pháp là biểu tượng của nền dân chủ sau thế chiến trong khi những người chỉ trích xem đây là di sản đáng xấu hổ của người Nhật trước Mỹ vào thời kỳ đó.

Eagle

Mỹ, nước bảo trợ khủng bố, công bố danh sách các nước bảo trợ khủng bố, bao gồm những nước chống khủng bố mạnh nhất

USA terrorist sponsor
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố danh sách mới nhất mà nước này cho là "các nước bảo trợ khủng bố", theo đó, I-ran, Xy-ri và Xu-đăng là 3 nước duy nhất nằm trong "danh sách đen".

Trong Báo cáo Quốc gia về chủ nghĩa khủng bố năm 2016, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: I-ran, Xy-ri và Xu-đăng sẽ bị áp đặt các quy định nghiêm ngặt về hoạt động tài trợ nước ngoài của Mỹ, cấm hoạt động mua bán và xuất khẩu liên quan đến quốc phòng cũng như các biện pháp trừng phạt về tài chính.

AP dẫn báo cáo cho rằng I-ran, vốn bị Oa-sinh-tơn liệt vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố từ năm 1984, vẫn tiếp tục "hỗ trợ các nhóm chống I-xra-en cũng như gây bất ổn cho I-rắc, Xy-ri và Y-ê-men". Theo báo cáo, I-ran tiếp tục "tuyển mộ lực lượng tại Áp-ga-ni-xtan và Pa-ki-xtan để tham chiến tại Xy-ri và I-rắc", cũng như sự ủng hộ của Tê-hê-ran với phong trào Hezbollah của Li-băng vẫn "không thay đổi". "I-ran vẫn là quốc gia bảo trợ khủng bố số 1 trong năm 2016 vì các nhóm khủng bố nhận được sự hỗ trợ của I-ran đã duy trì được khả năng đe dọa lợi ích của Mỹ và các đồng minh"-báo cáo nhấn mạnh.

Nhận xét: Với những nỗ lực reo rắc "dân chủ" trên toàn cầu của mình, Mỹ là nguyên nhân số 1 của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Vậy mà họ vẫn còn mặt dày đưa ra danh sách các nước bảo trợ khủng bố, trong đó có Iran và Syria là hai nước chống khủng bố quyết liệt nhất trong mấy năm qua, thứ khủng bố mà Mỹ và đồng minh đã gây dựng nên rồi đổ vào vùng Trung Đông. Thật là nực cười!