Chủ Những Con RốiS


Caesar

Putin: Chính chính phủ Kiev tự đẩy Donbass ra khỏi Ukraine

Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định "không có thế lực nào tìm cách chia tách Donbass khỏi Ukraine" mà chính Kiev muốn làm điều này.

Theo Sputnik News, tuyên bố trên được Tổng thống Putin đưa ra trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Sochi, Nga, ngày 2/5. Tổng thống Putin cho biết: "Chúng tôi đã thảo luận về rất nhiều vấn đề quốc tế, trong đó có Syria và Ukraine".

"Tình hình tại Ukraine là rất đáng lo ngại" ông Putin nhấn mạnh và cho biết, ông và bà Merkel "đã lên tiếng xác nhận việc các bên phải tuân thủ đầy đủ và thực thi ngay thỏa thuận Minsk". Cũng theo ông Putin, không thể đưa ra một thỏa thuận mới trong khi thỏa thuận Minsk vẫn chưa được thực thi đầy đủ.

Tổng thống Nga cáo buộc: "Không có thế lực nào tìm cách tách Donbass khỏi Ukraine" mà chính Kiev muốn làm điều này bằng cách ngăn cản việc thực thi thỏa thuận Minsk.

Rocket

Hệ thống THAAD bắt đầu hoạt động tại Hàn Quốc. Trung Quốc quyết liệt phản đối

THAAD
© Lee Jong-hyeon/ReutersHệ thống THAAD
Ngày 2/5, phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhấn mạnh:

"Quan điểm của Trung Quốc là rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi phản đối việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc, hối thúc các bên liên quan dừng ngay lập tức việc triển khai này. Chúng tôi sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của chúng tôi".

Trước đó, trong một tuyên bố bằng thư điện tử, người phát ngôn USFK, Đại tá Rob Manning nêu rõ USFK xác nhận Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) đã bắt đầu đi vào hoạt động và có khả năng đánh chặn tên lửa của Triều Tiên, bảo vệ Hàn Quốc.

Tuy nhiên, theo ông Manning, hiện hệ thống mới đạt được khả năng đánh chặn ở mức sơ bộ và sẽ được nâng cấp vào cuối năm nay, khi các thiết bị và bộ phận cấu thành bổ sung được tiếp tục được đưa đến Hàn Quốc.

Washington và Seoul nhất trí triển khai THAAD từ hồi tháng 7 năm ngoái trong bối cảnh Bình Nhưỡng liên tục tiến hành các vụ phóng tên lửa.

Nhận xét: Vũ khí răn đe mạnh nhất của Triều Tiên không phải là tên lửa hay bom hạt nhân mà là pháo binh. Triều Tiên có ít nhất 15.000 khẩu pháo có thể bắn tới Seoul, thủ đô 25 triệu người của Hàn Quốc và hệ thống THAAD hoàn toàn bất lực trước điều đó. Nó chứng tỏ hệ thống này là để nhắm vào Trung Quốc và Nga, và Triều Tiên chỉ là cái cớ.


Chess

Triều Tiên bất ngờ khan hiếm xăng dầu trầm trọng - Trung Quốc gia tăng áp lực?

china north korea relationship
Theo AP, Trung Quốc dường như đang lặng lẽ thực hiện yêu cầu của ông Donald Trump về việc gia tăng áp lực với Triều Tiên. Dấu hiệu mới nhất là sự khan hiếm bất thường về xăng dầu ở Bình Nhưỡng.

AP đưa tin, thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên đang đối mặt với hiện tượng thiếu xăng dầu bất thường, giá xăng dầu ngày càng tăng. Thậm chí nhiều người lo ngại rằng, nó sắp cạn kiệt nếu tình hình không được cải thiện. Khắp nơi rộ lên tin đồn rằng, sự thiếu thốn này là do Trung Quốc.

Mức độ thiếu xăng dầu hiện tại của Triều Tiên cực kì bất thường nếu không muốn nói là chưa từng xảy ra. Tình trạng này bắt đầu từ tuần trước khi các trạm xăng trên khắp Bình Nhưỡng đều có biển thông báo khách hàng về việc họ sẽ hạn chế lượng xăng dầu bán ra cho tới khi có thông báo tiếp theo.

Mặc dù chưa có thông tin gì về việc khi nào các biển báo trên sẽ được gỡ bỏ hay lý do giới hạn lượng xăng dầu bán ra là gì, nhưng khách hàng vẫn tiếp tục tranh nhau đổ đầy các bình xăng.

Nhận xét: Tiềm năng vũ khí hạt nhân nhỏ bé của Triều Tiên không mang lại thêm chút khả năng răn đe nào cho nước này mà trái lại, chỉ tạo cớ để Mỹ cô lập và đe dọa họ, và thông qua đó đe dọa cả Trung Quốc và Nga. Có vẻ như chính phủ Triều Tiên cần một chút "lời khuyên giải" từ Trung Quốc thì mới nhận ra điều đó.


Telephone

Điện đàm Putin - Trump: Tình hữu nghị quay trở lại?

President Putin and President Trump
© REUTERS/Ivan
Nga - Mỹ điện đàm giải nhiệt căng thẳng


Hãng tin Sputnik dẫn thông báo của điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Donald Trump đã có cuộc điện đàm vào hôm 2/5.

Cụ thể, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận các triển vọng sự phối hợp hành động giữa Nga và Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở Syria và tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

"Mục đích thật sự của cuộc điện đàm là nhằm tạo điều kiện khởi động cho một tiến trình giải quyết thực chất ở Syria. Ngoại trưởng Nga và Mỹ sẽ là người chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Tổng thống mỗi nước về chuyện này", Điện Kremlin thông báo.

Tổng thống Putin đã kêu gọi các bên cùng kiềm chế và giảm mức độ căng thẳng. Nhà lãnh đạo 2 nước đồng ý thiết lập sự hợp tác chung được tập trung vào cách ngoại giao để giải quyết toàn diện vấn đề.

Magnify

Từ tổng chỉ huy đến con rối: Nét đậm nhất trong 100 ngày đầu của Trump

trump on presidency
"Tôi đã nghĩ nó sẽ dễ hơn thế này!"
Trong 100 ngày đầu tiên Tổng thống Donald Trump thực thi quyền lực nhà lãnh đạo tối cao của nước Mỹ, đã có rất nhiều sự kiện lớn được Trump tạo ra, do chính quyền Mỹ tạo ra và cũng có những sự kiện lớn tác động đến Trump và tác động đến nước Mỹ.

Trong số các sự kiện lớn đó, thì việc Tổng tư lệnh của nước Mỹ quyết định cho "Tomahawk Mỹ bay vào Syria" ngày 7/4 vừa qua - nhằm trừng phạt chính quyền Assad vì bị Washington mặc định là thủ phạm gây ra sự kiện Idlib - được xem là sự kiện bản lề.

Bởi trước và sau quyết định cho phóng 59 quả tên lửa Tomahawk vào một căn cứ quân sự của Syria, vị tổng thống doanh nhân của nước Mỹ đã hoàn toàn khác biệt. Điều có thể nhận thấy rõ nhất sự thay đổi là ông Trump đã chuyển tâm thế từ độc lập sang lệ thuộc sau sự kiện bản lề ấy.

Độc lập

Ngay sau khi nhậm chức, trong những giờ phút đầu tiên ngồi trên chiếc ghế tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã có rất nhiều quyết định và hành động thể hiện quyền lực của một tổng thống Mỹ trong việc thực hiện lời hứa, lời cam kết với người dân khi tranh cử.

Eye 1

Mỹ thừa nhận làm chết ít nhất 352 dân thường tại Iraq, Syria, chứng tỏ cáo buộc của Nga đúng

Mosul destruction
© Ahmed Jadallah / ReutersCảnh hoang tàn ở Mosul, Iraq sau các cuộc không kích của Mỹ
Mỹ xin lỗi vì làm chết 352 dân thường

Ngày 30/4, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận, ít nhất 352 dân thường thiệt mạng trong cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Syria và Iraq nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo IS kể từ tháng 8/2014.

Riêng trong thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 3/2017, 45 dân thường đã thiệt mạng bởi các cuộc không kích của Mỹ và quân đồng minh.

"Chúng tôi vô cùng thương tiếc với những mất mát của dân thường và bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với người thân của các nạn nhân cũng như những người bị ảnh hưởng khác", Lầu Năm Góc tuyên bố.

Tuy nhiên, số dân thường thương vong trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ được cho là thấp hơn nhiều so với thống kê của các tổ chức khác.

Chess

Bầu cử tổng thống Pháp: Le Pen muốn thay thế EU, rút khỏi NATO, sống hòa bình với Nga

Le Pen tražila uklanjanje zastave EU za TV intervju: Želi voditi Francusku, a ne Evropu
© Televizija Française / YouTube
Việc công khai thân Nga và mong muốn thay thế Liên minh châu Âu, con đường trở thành Tổng thống Pháp của bà Le Pen sẽ không hề dễ dàng.

Đề xuất thay thế Liên minh châu Âu

Tờ Sputnik dẫn lời bà Marine Le Pen, ứng viên Tổng thống Pháp phát biểu trên đài phát thanh Europe 1, cho biết bà muốn thay thế Liên minh Châu Âu bằng một tổ chức mới để tạo ra những đột phá.

"Tôi là một người châu Âu, nhưng tôi không muốn cấu trúc chính trị hiện nay dù được gọi là Liên minh châu Âu nhưng đã hoàn toàn lệch phương hướng. Vậy có lẽ chúng ta sẽ tìm cho nó một cái tên mới, một châu Âu mới của các dân tộc và sự hợp tác... Ví dụ, một liên minh châu Âu cho phép các nước tham gia vào những dự án không mâu thuẫn với lợi ích quốc gia của họ, bởi vấn đề chính của EU ngày nay là nó đã gần như trở thành độc tài", bà Le Pen nhấn mạnh.

Nhận xét: Những chương trình nghị sự hợp lòng dân này chính là lý do khiến giới truyền thông và chính trị gia tại Pháp và châu Âu nhất loạt chống lại bà. Chúng ta đang chứng kiến sự lặp lại của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tại Pháp. Hãy cùng xem kết quả có được lặp lại hay không.


Pumpkin

Duterte: Không biết tôi có giữ lời đến thăm Mỹ được không. Tôi đã định đi thăm Nga.

trump Duterte
© Getty Images
Cùng với việc chào đón ba chiến hạm của Trung Quốc tới thành phố Davao, ông Rodrigo Duterte cho biết có thể phải từ chối lời mời của ông Trump vì 'bận quá'.

Theo hãng tin AFP, ngày 1-5 tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte cho biết ông có thể không thực hiện được lời hứa với tổng thống Mỹ Donald Trump về chuyến công du tới Mỹ cuối tuần này vì kế hoạch công việc bận rộn quá, trong đó có cả một chuyến công tác tới Matxcơva.

Trả lời báo giới về lời mời của tổng thống Trump trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo ngày thứ bảy tuần trước (29-4), ông Duterte nói: "Tôi bận quá. Tôi không thể thực hiện được mọi lời hứa. Tôi đã dự kiến tới Nga và tôi cũng đã có kế hoạch tới Israel".

Ông Duterte bày tỏ những lấn cấn của ông trong việc không thể tới Washington gặp ông Trump mặc dù ngày giờ chính thức cho cuộc gặp này vẫn chưa được nêu ra trước đó.

Pumpkin 2

Hay Nhất Mạng: Mọi sự đổ cho Nga: Dấu hiệu của sự hoảng loạn và tuyệt vọng của Đế chế Phương Tây

Putin and Xi Jinping
Tất cả những gì Nga làm là đưa ra một hình mẫu mới cho người dân phương Tây lựa chọn.
Nền chính trị Mỹ vốn dĩ đã quá yếu đuối

The Atlantic bình luận rằng, Châu Âu và Hoa Kỳ quyết định đổ lỗi cho Nga "can thiệp vào các cuộc bầu cử Tổng thống ở nước này, tuy nhiên họ không đưa ra được bất kỳ bằng chứng xác đáng nào, trong khi từ trước đó khá lâu, nền dân chủ phương Tây đã bắt đầu chao đảo.

Như đánh giá của tạp chí này, nền dân chủ phương Tây đã quá yếu ớt ngay cả khi không có "cuộc tấn công của Putin". Điện Kremlin cũng chẳng cần công cụ gì để tác động vào đó mà chỉ cần vô tư cung cấp "mô hình Nga" để giải quyết các vấn đề chính trị của phương Tây.

Trong khi chính phủ Nga đã lên tiếng bác bỏ tất cả cáo buộc về các vụ "tấn công mạng nhắm vào chế độ dân chủ của các nước châu Âu" và The Atlantic đã phải thừa nhận rằng, trong một số trường hợp, các bằng chứng cáo buộc Nga không có hoặc là không có sức thuyết phục.

Ví dụ như chuyện với Vương quốc Anh, việc Website đăng ký của cử tri bị sập chỉ bởi lý do rất thông thường là do nhiều người muốn bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý. Đây là điều rất bình thường đối với các trang mạng khác và điều này chẳng liên quan gì tới Nga - tạp chí nhận xét.

Chess

Nga, Trung Quốc ủng hộ đề xuất Mỹ ngừng tập trận đổi lấy Triều Tiên ngừng thử vũ khí

north korea tanks
© Sue-Lin Wong / Reuters
Tại Hội đồng Bảo an LHQ Nga đã ủng hộ đề xuất của Trung Quốc về chấm dứt các vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng đổi lấy hủy bỏ các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn gần Bắc Triều Tiên, - đó là thông báo hôm thứ Bảy trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga.

Có lưu ý rằng các thành viên Hội đồng Bảo an nhất trí kêu gọi CHDCND Triều Tiên chấm dứt các vụ thử hạt nhân và tên lửa, thực hiện những nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ. Đồng thời cũng có lời kêu gọi cần thiết phải tìm giải pháp chính trị-ngoại giao cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

"Trong bối cảnh này, LB Nga ủng hộ đề xuất của Trung Quốc về "ngừng kép" "(ngừng tên lửa-hạt nhân của Bình Nhưỡng và ngừng tập trận Mỹ-Hàn), như là điểm khởi đầu phát động cuộc đàm phán chính trị", — thông báo cho biết.

Giải pháp đã không được thông qua trong kết quả cuộc họp, — như nhấn mạnh của Bộ Ngoại giao Nga.