Chủ Những Con RốiS


Clock

Ứng cử viên tổng thống Trump: "Tôi yêu Wikileaks", tổng thống Trump: "Bắt lấy Assange!"

Trump and Assange
© TheDuran
Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang "đẩy mạnh" các nỗ lực để có thể truy tố ông chủ WikiLeaks Julian Assange, theo CNN cáo trạng buộc tội ông này đã được soạn thảo.

Tổng chưởng lý Mỹ Jeff Sessions ngày 20.4 tuyên bố rằng việc bắt giữ ông chủ WikiLeaks hiện đang là "ưu tiên" của Mỹ.

Sau tuyên bố của ông Sessions, CNN cho hay chính quyền Mỹ đã chuẩn bị những cáo trạng buộc tội ông Assange, người hiện đang trốn trong Đại sứ quán Ecuador ở London.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố rằng "Tôi yêu WikiLeaks" khi trang tin này đăng tải những hồ sơ mật của đảng Dân chủ giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11.2016.

Tuy nhiên, ngay sau khi chính thức trở thành ông chủ Nhà Trắng, ông Trump đã có quan điểm hoàn toàn khác về WikiLeaks.

Nhận xét: Với mỗi ngày trôi qua, tổng thống Trump càng ít giống với ứng cử viên Trump mà cử tri đã bầu lên để "rút cạn đầm lầy" tại Washington hơn. Như cựu nghị sĩ quốc hội Mỹ Ron Paul viết:
Có một từ cho sự trở mặt đột ngột này đối với Wikileaks và những thông tin minh bạch mà họ cung cấp cho chúng ta về hoạt động của những kẻ quyền lực: đạo đức giả.

Lời tuyên chiến của chính phủ Trump đối với những người tố cáo và Wikileaks là một trong những nỗi thất vọng lớn nhất trong 100 ngày đầu của họ. Donald Trump được bầu vào Nhà Trắng với lời hứa rằng ông ta sẽ "rút cạn đầm lầy", nghĩa là ông ta sẽ lật đổ hệ thống lợi ích nhóm tại Washington. Với việc sử dụng hệ thống lợi ích nhóm đó chống lại những người vẫn kiềm chế chúng - những người tố cáo và những người công bố tố cáo của họ - Donald Trump đã quay lưng lại chính những người đã bầu ông ta lên.

Julian Assange, cùng những người tố cáo tiết lộ cho chúng ta biết những hành động tàn ác đang được thực hiện nhân danh chúng ta, là những người anh hùng. Họ đáng được nhận sự tôn trọng và ngưỡng mộ của chúng ta, chứ không phải nhà tù. Nếu chúng ta cho phép vị tổng thống này tuyên chiến với những người nói lên sự thật, sau này chúng ta chỉ có thể tự trách chính mình mà thôi.



Chess

Nga sẽ cấp điện cho vùng ly khai Lugansk của Ukraine sau khi chính quyền Kiev cắt điện

Power line towers
© Brian Snyder / Reuters
Interfax ngày 25/4 dẫn lời đặc phái viên của Nga tại các cuộc hòa đàm với Ukraine, ông Boris Gryzlov cho biết Nga sẽ bắt đầu cung cấp điện tới Lugansk, khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine sau khi Kiev cắt điện.

Theo ông Gryzlov, quyết định cắt nguồn cung cấp điện tại Lugansk là động cơ chính trị và vi phạm một thỏa thuận hòa bình mong manh được ký kết giữa chính quyền Kiev và các lực lượng ly khai, lực lượng đã kiểm soát khu vực này từ năm 2014.

Động thái mới từ phía Nga cho thấy rõ sự ủng hộ với khu vực ly khai này sau việc công nhận hộ chiếu của hai nước cộng hòa tự xưng ở vùng Donbass, đặc biệt khu vực này còn nhiều người nói tiếng Nga sinh sống.

Trước đó, hai nước cộng hòa Donetsk và Lugansk tự xưng đã tuyên bố tiến hành quản lý hành chính đối với các cơ quan, doanh nghiệp của Chính quyền Ukraine đặt tại lãnh thổ 2 Cộng hòa tự xưng này.

Nhận xét: Hết lần này đến lần khác, chính quyền Kiev đã đẩy các vùng ly khai tại Donbass ra xa, buộc họ phải nhờ đến sự trợ giúp của Nga. Cho dù Nga không muốn thì với cái đà này, sẽ đến lúc Donbass trở thành một phần của Nga về mọi phương diện. Đến khi đó, chính quyền Kiev chỉ có thể tự trách mình.


Chess

Le Pen từ chức lãnh đạo Đảng Mặt trận Quốc gia để tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống

Marine le Pen se privremeno povlači sa pozicije lidera stranke, želi da se usredotoči na predsjedničke izbore
Ngay sau khi vượt qua vòng một của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp, ứng viên Marine Le Pen đã chính thức tuyên bố từ bỏ chức vụ lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia (FN) để toàn tâm toàn ý dồn sức cho cuộc đua vào Điện Elysée.

Xuất hiện trên kênh truyền hình France 2 hôm qua, 24/4, bà Marine Le Pen chính thức tuyên bố sẽ từ bỏ chức vụ lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia để tập trung hoàn toàn vào vòng hai của cuộc bỏ phiếu bầu Tổng thống Pháp.

Phóng viên BBC ở Paris nhận định đây chỉ là một hành động mang tính tượng trưng của bà Le Pen, nhằm thể hiện cho công chúng thấy bà đang đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích của đảng riêng.

Cũng thông qua hành động này, bà Le Pen hi vọng sẽ có thể lôi kéo cử tri của các ứng viên bị đánh bại ở vòng bỏ phiếu đầu tiên.

Nhận xét: Đây là một nước đi rất thông minh của Le Pen để hướng sự chú ý và con người của bà chứ không phải đảng Mặt trận Quốc gia vốn có hình ảnh xấu trong mắt công chúng Pháp. Chúng ta hãy chờ xem liệu nó có thành công hay không.


Telephone

Tập gọi điện cho Trump, nhấn mạnh TQ phản đối mọi hành động đơn phương về Triều Tiên

US President Donald Trump (R) and Chinese President Xi Jinping
© Carlos Barria / Reuters
Tân Hoa xã đưa tin Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình vừa có cuộc điện đàm để thảo luận về vấn đề Triều Tiên.

Trong cuộc điện đàm, ông Tập nói rằng ông hy vọng tất cả các bên kiềm chế trong vấn đề Triều Tiên, không làm gì khiến tình hình xấu thêm và Trung Quốc sẽ phản đối lại mọi hành động đi ngược với nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Trước đó, Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên từ phía Mỹ cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về vấn đề Triều Tiên trong ngày 23/4 (giờ địa phương).

Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đã gặp nhau hôm 6 và 7/4 vừa qua với Triều Tiên là một trong những chủ đề bao phủ cuộc thảo luận.

Nhận xét: Nếu Trump nghĩ rằng cây gậy và củ cà rốt của ông ta có thể buộc Trung Quốc ủng hộ vô điều kiện trong các hoạt động trừng phạt Triều Tiên thì đích thân chủ tịch Tập đã cho biết ông ta đã lầm. Vấn đề bây giờ là Trump sẽ phản ứng ra sao. Liệu ông ta sẽ kiềm chế hay tăng cường các hoạt động khiêu khích, đẩy bán đảo Triều Tiên gần hơn nữa đến bờ vực chiến tranh?


Propaganda

Truyền thông phương Tây công bố Putin chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp

Putin hack french election
© PoliticoPutin được cho là điều khiển tất cả 11 ứng cử viên tổng thống Pháp do không ai trong số họ có quan điểm chống Nga đủ mạnh. Như vậy, theo truyền thông phương Tây, mặc nhiên Putin đã chiến thắng trong cuộc bầu cử này bất kể kết quả ra sao.
Ria Novosti đưa tin, một loạt các hãng truyền thông lớn, nhỏ trên thế giới đã đồng loạt cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp trước khi các kết quả của cuộc bầu cử này được công bố.

Tờ Politico xuất bản một bài báo có tựa đề "Làm thế nào Nga phá vỡ cuộc bầu cử Pháp". Tác giả của bài báo viết rằng các nhà chức trách Pháp" đã học được kinh nghiệm từ cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ" và đặc biệt chú ý đến vấn đề an ninh mạng. Tuy nhiên, theo tác giả bài báo, "ảnh hưởng của Nga" đến cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp có một tầm quan trọng nhất định.

"Ba trong số bốn ứng cử viên dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận ủng hộ quan hệ hữu nghị với Moscow và ông Emmanuel Macron khó có thể được coi là một người có quan điểm "diều hâu", tờ Politico viết.

Tác giả của bài báo trên trang web Salon thì thuyết phục độc giả rằng, các cuộc bầu cử ở Pháp mới "chỉ là tập đầu trong cuộc chiến bóng tối của Nga ở châu Âu...". Mặc dù tác giả bài báo buộc phải thừa nhận rằng sự can thiệp trực tiếp vào cuộc bầu cử chưa được định hình rõ nét. Tuy nhiên, ông cho rằng "Đặc vụ Nga đã phát triển các phương pháp phức tạp nhằm tiến hành chiến tranh thông tin trong "vùng xám".

Igloo

Nga tăng cường khả năng kiểm soát Bắc Cực, khẳng định vị thế cường quốc tại đây

Russian artic military base
Toàn cảnh căn cứ quân sự “Cỏ ba lá” của Nga ở Bắc Cực
Với động cơ là biểu dương uy thế của một cường quốc và lợi ích kinh tế ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, Nga đang quả quyết chinh phục Bắc Cực. Mới đây, Moscow đã khánh thành một căn cứ quân sự mới và dự định khai thác trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của Bắc Cực.

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố trên trang web hình ảnh chi tiết căn cứ quân sự mang tên "Cỏ ba lá Bắc Cực", nằm trên đảo Alexandr-quần đảo Franz Josef, ở tọa độ 80 độ vĩ bắc. Căn cứ này "hiện đại như một khách sạn", với cấu trúc độc đáo, tất cả các khu nhà, đường đi đều thiết kế dạng ống khép kín.

Cơ sở xây dựng được làm dưới dạng cỏ ba lá, sơn các màu sắc của quốc kỳ Nga. Thiết kế công trình như vậy cho phép nhân viên di chuyển trong cơ sở mà không cần đi ra ngoài trời, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống còn -50 độ trong khi "bão tuyết hoành hành và gấu bắc cực lang thang".

Khu phức hợp với tổng diện tích 14.000 mét vuông. Căn cứ bao gồm các công trình đặc biệt như trung tâm chỉ huy và kiểm soát, nhà chứa thiết bị quân sự và thiết bị đặc biệt, các kho bảo quản với chế độ truy cập hạn chế.

Chart Bar

Bầu cử Tổng thống Pháp: Macron và Le Pen đối đầu trong vòng hai

Macron Le Pen
© AFP/EPA
Ứng viên theo đường lối trung lập Emmanuel Macron sẽ đối đầu với lãnh đạo phe thiên hữu Marine Le Pen trong vòng hai vào ngày 7/5 tới đây.

Với 78% số phiếu đã được kiểm, ông Macron đang dẫn trước đối thủ Marine Le Pen. Theo cập nhật từ Bộ Nội vụ, hiện kết quả kiểm phiếu như sau:
  • Macron 23,23%
  • Le Pen 22,83%
  • Fillon 19,75%
  • Mélenchon 18,92%
  • Hamon 6,06%

Nhận xét: Việc Macron dẫn đầu vào vòng 2 là điều hết sức đáng ngờ. Đây là một chủ ngân hàng hầu như không được biết đến chỉ 1 năm trước, được Obama và NATO ủng hộ, chưa bao giờ được bầu vào một vị trí công chức nào. Khi làm Bộ trưởng Kinh tế dưới thời Hollande, ông ta đưa ra một đạo luật lao động khiến hàng trăm ngàn người biểu tình phản đối, và chỉ được thông qua bởi sắc lệnh hành chính. Vậy mà họ muốn chúng ta tin rằng đây là người dành được sự ủng hộ cao nhất của cử tri Pháp?

Có nhiều khả năng Macron chiến thắng chỉ nhờ vào sự "phù phép" của truyền thông và "chính quyền ngầm" của Pháp. Bởi vì Le Pen là nhân vật theo chủ nghĩa quốc gia, chống đối EU, NATO quá rõ ràng, và do vậy bà ta không được phép thắng cử. Một "Trump" thứ hai không được phép xảy ra!


Rocket

Nga sẵn sàng ưu tiên cung cấp hệ thống phòng không hiện đại cho Syria

Russia's advanced S-400 surface-to-air missile system
© Ministry of Defence of the Russian FederationHệ thống tên lửa phòng không S-400
Thượng nghị sĩ Nga Viktor Ozerov vừa chia sẻ rằng, nước này sẵn sàng cung cấp cho đồng minh Syria hệ thống phòng không "khủng" mà Damascus cần, sau khi thỏa thuận 2 bên được thông qua.

Trước đó, Tổng thống Syria Bashar Assad đã nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin của Nga rằng hiện nay họ đang rất muốn được sở hữu các hệ thống phòng không thế hệ mới của Moscow, trong bối cảnh hơn một nửa số vũ khí phòng không của Damascus đã bị "những kẻ khủng bố" phá hoại. Người đứng đầu chính quyền Syria cũng tiết lộ rằng hiện nay Damascus và Moscow vẫn đang tiến hành các cuộc đàm phán để Nga cung cấp cho họ các hệ thống phòng không bổ sung.

Phản ứng trước thông tin trên, Thượng nghị sĩ Nga Ozerov cho biết: "Chúng ta có thể cung cấp các hệ thống phòng không cho Syria dựa trên cơ sở ưu tiên, do vậy, ngành công nghiệp quốc phòng sẽ không phải nhận thêm gánh nặng nào".

"Cũng không có gì đặc biệt đối với sự hỗ trợ như vậy cả, vì Syria đang ở trong cuộc chiến với những kẻ khủng bố, và Nga giúp họ chống lại khủng bố", ông Ozerov nói thêm.

Nhận xét: Mỹ và Israel hãy dè chừng!


People

Hôm nay diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Pháp đầy kịch tính, quyết định vận mệnh EU

French Elections 2017
© Getty
Hôm nay, 23-4, hơn 46 triệu cử tri Pháp đi bỏ phiếu vòng 1 bầu tổng thống mới. Trong chiến dịch tranh cử, đã có nhiều diễn biến bất ngờ, vì thế, bầu không khí hồi hộp xen lẫn lo lắng về khả năng xảy ra một cú sốc lớn vẫn bao trùm cho tới trước giờ các điểm bỏ phiếu mở cửa.

Cuộc bầu cử lần này diễn ra vào thời điểm kinh tế Pháp chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ, xã hội có nhiều thay đổi phức tạp, tỷ lệ thất nghiệp cao, an ninh bất ổn và tình trạng nhập cư khó kiểm soát. Cử tri Pháp coi cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 11 của nền Cộng hòa thứ 5, là cuộc sát hạch quan trọng lựa chọn một trong số 11 ứng cử viên có đủ khả năng chèo lái nhằm mang lại sự thay đổi thật sự cho nền kinh tế lớn thứ 2 của khu vực Eurozone. Hàng loạt diễn biến khó lường đã xảy ra ngay từ vòng bầu cử sơ bộ của cánh tả và cánh hữu. Tiếp đó là cục diện tranh cử không ngừng thay đổi. Khả năng một ứng cử viên giành quá bán số phiếu bầu và đắc cử ngay từ vòng 1 khó xảy ra. Hiện, có bốn ứng cử viên với các quan điểm khác hẳn nhau, gồm Ma-rin Lơ Pen, Ê-ma-nuy-en Ma-crông, Phăng-xoa Phi-ông và Giăng Luých Mê-lăng-sông, đều có nhiều khả năng lọt vào vòng 2.

Sau những bất ngờ trong các cuộc bầu cử sơ bộ chọn ứng cử viên tổng thống, nước Pháp lại chứng kiến hàng loạt bê bối liên quan những ứng cử viên tiềm năng nhất. Ứng cử viên P.Phi-ông bị khởi tố về tội "biển thủ công quỹ", "lạm dụng công quỹ". Tham gia tranh cử với hình ảnh một chính trị gia liêm khiết và có chương trình tranh cử được đánh giá cao cả về vấn đề kinh tế-xã hội cho tới đối ngoại, ông Phi-ông đã khiến nhiều thành viên chủ chốt trong đảng và cử tri thất vọng. Từ lúc còn là gương mặt hàng đầu, ứng cử viên này giờ chỉ đứng ở vị trí thứ 3 trong các cuộc thăm dò dư luận, sau hai ứng cử viên là bà L.Pen và ông E.Ma-crông.

MIB

Tấn công khủng bố ở Paris: Vừa khéo cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp

Champs Elysees Attack Paris Terror Attack France
An ninh siết chặt tại Paris sau vụ tấn công khủng bố
Vòng bỏ phiếu đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp sẽ diễn ra vào ngày 23/4 tới theo giờ địa phương.

Ba ứng viên chạy đua quyết liệt vào Điện Elysees đã hủy bỏ sự kiện trong ngày cuối của vòng tranh cử thứ nhất sau vụ xả súng xảy ra ở Đại lộ Champs Élysées vào tối 20/4 làm 1 cảnh sát thiệt mạng.

Ứng viên Marine Le Pen của đảng Mặt trận Quốc gia, cựu Thủ tướng Francois Fillon và ứng viên Benoit Hamon của đảng Xã hội đã đồng ý không tổ chức cuộc mít-tinh theo kế hoạch ban đầu, trước khi cử tri Pháp đi bỏ phiếu vòng đầu tiên vào ngày Chủ nhật (23/4).

Các ứng viên khác cũng bị sốc và gửi lời chia buồn tới gia đình sĩ quan cảnh sát thiệt mạng và bị thương.

Bầu không khí căng thẳng đã lên cao trở lại trên toàn nước Pháp, quốc gia đã ở trong tình trạng khẩn cấp từ tháng 11/2015 sau vụ tấn công khủng bố và bắt giữ con tin kinh hoàng ở nhiều địa điểm tại Paris.