Chủ Những Con RốiS


Chess

Mỹ cắt viện trợ Campuchia, khiến quan hệ nước này với Trung Quốc thêm bền chặt

Cambodia
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa thông báo sẽ cắt viện trợ phát triển dành cho Campuchia về mức bằng không từ năm 2018. Thông báo này được nhật báo Phnom Penh Post dẫn lại.

Giới phân tích cho rằng việc cắt viện trợ phát triển dành cho Campuchia cho thấy Mỹ đã giảm sự chú ý đối với quốc gia Đông Nam Á này, đồng thời là dấu hiệu cho phép Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Campuchia.

Sok Chomroen, Giám đốc điều hành tổ chức KHANNA phụ trách về phòng chống lây nhiễm AIDS, cho biết hồi đầu tháng 2 vừa qua, tổ chức này đã được USAID thông báo sẽ cắt mọi viện trợ về tài chính kể từ năm 2018. Trong khi đó, năm 2016, viện trợ của Mỹ dành cho Campuchia là 34,4 triệu USD.

Cùng thời điểm, Bộ Ngoại giao Campuchia thông báo với Mỹ về việc nước này sẽ ngừng tiếp nhận các tội phạm Mỹ gốc Campuchia và mong muốn sửa đổi hiệp định song phương về trục xuất tội phạm đã áp dụng suốt 15 năm qua. Thông tin này đã được phía Campuchia chuyển tới ông W. Patrick Murphy, Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương khi có chuyến thăm và làm việc tại Campuchia.

Megaphone

Le Pen chọn lọc phóng viên đưa tin về bà - Quá đáng! Macron làm y như vậy - Tuyệt vời!

Emmanuel Macron Marine Le Pen
© ReutersỨng cử viên tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Marine Le Pen
Các nhà báo của 32 phương tiện truyền thông Pháp đã phản đối quyết định của Mặt trận Dân tộc "chọn đại diện truyền thông tháp tùng bà Marine Le Pen" trong cuộc bầu cử. Những nhà báo đòi quyền đưa tin ấy giờ ở đâu khi đại diện trụ sở tranh cử của ông Macron đã từ chối Sputnik và RT?

Nhà báo của 32 phương tiện truyền thông không ưa bà Marine Le Pen đã đưa ra bản kiến ​​nghị cáo buộc ứng cử viên tổng thống Pháp ngăn cản báo chí "làm công việc của họ". Lý do là Mặt trận Dân tộc đã chọn lọc những phương tiện truyền thông sẽ "được tháp tùng bà Marine Le Pen."

"Đảng chính trị không thể quyết định phương tiện truyền thông nào có thể thực hiện vai trò dân chủ trong xã hội chúng ta," — đơn khởi kiện viết.

Tuy nhiên, trụ sở của ứng cử viên Emmanuel Macron cũng chọn lọc phóng viên "phe mình". Nhưng khác Marine Le Pen, Emmanuel Macron đã từ chối Sputnik và RT, không cho nhà báo của hai phương tiện truyền thông Nga có mặt tại trụ sở tranh cử vào cuối ngày bỏ phiếu đầu tiên. Điều đáng ngạc nhiên — không một nhà báo nào từng phẫn nộ với quyết định của Le Pen lại lên án động thái này của ông Macron.

Nhận xét: Chúng ta đang chứng kiến sự lặp lại của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tại Pháp, khi mà tất cả truyền thông cùng các chính trị gia phương Tây đều ra mặt ủng hộ Macron và bôi xấu Le Pen. Vậy mà họ vẫn mặt dày nói về sự can thiệp bầu cử tưởng tượng của Nga.


Rocket

Syria đàm phán gấp mua tên lửa phòng không của Nga sau vụ Israel không kích Damascus

BUK misssile system
Hệ thống tên lửa phòng không Buk
Syria mua gấp vũ khí


Thông tin về việc Syria phải đàm phán gấp với Nga về việc mua hệ thống phòng không tối tân được đích thân Tổng thống Bashar al-Assad cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh Telesur của Venezuela hôm 27/4. "Lẽ đương nhiên là chúng tôi nên có những hệ thống phòng thủ như vậy", ông Bashar al-Assad tuyên bố.

"Chúng tôi đang đàm phán với phía Nga để tăng cường sức mạnh của hệ thống phòng thủ, nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Không quân Israel hay tên lửa Mỹ. Điều này đã trở thành một khả năng thực sự sau cuộc tấn công gần đây của Mỹ nhằm vào căn cứ không quân Shayrat ở Syria", Tổng thống Assad.

Tuyên bố trên của Tổng thống Assad được đưa ra cùng ngày Syria cáo buộc Israel phóng tên lửa vào căn cứ quân sự ở gần sân bay quốc tế của Syria vào sáng 27/4.

Light Saber

Không có vùng cấm: Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng bị đề nghị kỷ luật vì sai phạm tại Petro Vietnam

Đinh La Thăng, member of Vietnamese politburo
Từ ngày 24 đến 26/4/2017, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 14. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận các nội dung sau:

Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và một số cá nhân có liên quan.

Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giai đoạn 2009 - 2015 đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát, quản lý tổ chức đảng, đảng viên.

Không kiểm tra, xem xét, xử lý trách nhiệm đối với nhiều cán bộ, lãnh đạo đơn vị trực thuộc Tập đoàn có vi phạm, khuyết điểm để các đơn vị hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm vẫn được Tập đoàn điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, có trường hợp điều động, bổ nhiệm chức vụ cao hơn.

USA

"Tôi tưởng làm tổng thống sẽ dễ hơn" - Trump vỡ mộng 100 ngày sau nhậm chức

Donald Trump
© ReutersXin lỗi nhé. Tôi đã cố gắng, nhưng... đời là thế!
"Tôi tưởng làm tổng thống sẽ dễ hơn công việc trước đây". Đó là chia sẻ của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters hôm 27-4, tức 2 ngày trước cột mốc 100 ngày cầm quyền của ông.

Bản hợp đồng dang dở

Ông chủ Nhà Trắng không giấu giếm sự tiếc nhớ cuộc đời chuyên tâm làm tỉ phú trước đây của mình trong bối cảnh quốc hội Mỹ chỉ còn thời gian đến trước 0 giờ ngày 29-4 (giờ địa phương) để thông qua dự thảo ngân sách nhằm giúp chính phủ thoát nguy cơ đóng cửa.

"Chúng ta cứ chờ xem. Nếu phải đóng cửa chính phủ thì hãy đóng cửa chính phủ" - ông Trump nói với Reuters. Tổng thống Mỹ cũng khẳng định mặc dù đóng cửa chính phủ là điều "rất tiêu cực" nhưng chính quyền của ông sẵn sàng cho kịch bản này nếu cần thiết.

Nhận xét: Đúng là Trump đã vấp phải sự chống đối từ giới truyền thông và quyền lực ngầm ở Mỹ mạnh hơn bất kỳ tổng thống nào khác kể từ John Kennedy. Và có vẻ như sự chống đối đã khiến ông ta trở nên "ngoan ngoãn", về lại vị trí đã được định sẵn trong cái "đầm lầy" thối tha ở Washington mà ông ta từng tuyên bố muốn "rút cạn".


Jet2

"Lợn béo" F-35 lại ngốn thêm 1 năm và 2 tỷ đôla

F-35 Lightning II fighter jet
© AFP"Lợn béo" F-35: Máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới
Lockheed Martin tiếp tục khắc phục lỗi trên F-35

"Lại mất thêm một năm và ngốn thêm hơn một tỷ USD" - giới truyền thông Mỹ than thở và cho biết, Bộ Quốc phòng nước này có thể sẽ cần thêm hơn 1 tỷ đô la để hoàn thành chương trình thiết kế phương án cơ bản cho tiêm kích F-35 - theo một báo cáo Viện Kiểm toán Mỹ.

Bản báo cáo cho biết, những trục trặc và lỗi kỹ thuật liên tiếp của F-35 lại tiếp tục phát sinh. Sự chậm trễ trong vấn đề xử lý sự cố phần mềm Block 3F có thể dẫn đến thực tế hoạt động thử nghiệm khiến Lầu Năm Góc mất thêm nhiều thời gian và kinh phí bổ sung.

Giới chuyên gia Mỹ cho biết, đánh giá của Lầu Năm Góc dự kiến giải quyết vấn đề này trong vòng 5 tháng và sĩ nhiên là cần phải chi thêm 532 triệu dollars. Tuy nhiên, con số này bị các nhà phân tích của Viện Kiểm toán cho là "quá lạc quan" đối với tình trạng bết bát của F-35.

Propaganda

Bầu cử Pháp: Can thiệp của Nga hay sự trơ trẽn của phương Tây?

official French presidential election posters
© Reuters/Pascal Rossignol
Tung đòn phối hợp

Ngày 26/4, nhóm vận động tranh cử của ứng cử viên tổng thống Pháp Emmanuel Macron xác nhận nhóm này đã trở thành mục tiêu của ít nhất 5 vụ tấn công mạng kể từ tháng 1/2017.

Nhóm vận động phong trào "Tiến bước" của ông Macron nêu rõ ông Macron là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp trở thành mục tiêu tấn công và không có gì là ngẫu nhiêu nếu ông Macron, ứng cử viên triển vọng cuối cùng còn lại trong cuộc bầu cử này, là mục tiêu ưu tiên.

Nhóm vận động tranh cử của ông Macron viện dẫn các kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu an ninh mạng Trend Micro có trụ sở tại Nhật Bản hôm 25/4 tuyên bố có bằng chứng cho thấy chiến dịch chính trị của ông Macron đã bị nhóm tin tặc Pawn Storm nghi có quan hệ với các cơ quan an ninh Nga, tấn công hồi tháng trước.

Biohazard

Hay Nhất Mạng: Nửa thế kỷ buôn thần chết, Monsanto đang làm gì ở Việt Nam?

monsanto

Phần 1 - Monsanto: hủy diệt môi trường, đồng phạm chiến tranh...


Ngày 18-4-2017, sau sáu tháng làm việc, Tòa án quốc tế về Monsanto tại La Haye (Hà Lan) đã công bố kiến nghị tham vấn về sáu vấn đề cáo buộc liên quan đến Tập đoàn hóa chất đa quốc gia Monsanto của Mỹ.

Trước đó, trong hai ngày 15 và 16-10-2016, Tòa án quốc tế về Monsanto đã mở phiên tòa tại La Haye. Năm thẩm phán đã lắng nghe khoảng 30 nhân chứng và các chuyên gia cung cấp chứng cứ.

Cơ sở pháp lý

Đây là tòa án công luận được các tổ chức dân sự thành lập theo pháp luật về tố tụng dân sự nhằm ba mục đích: đánh giá các cáo buộc nhằm vào Monsanto và xem xét thiệt hại theo luật quốc tế, đánh giá hoạt động hủy hoại môi trường của Monsanto, xem xét đề nghị sửa đổi Quy chế Rome về thành lập Tòa án hình sự quốc tế.

Nhận xét: Xem thêm:


Boat

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30: Đâu là bến đậu cho con thuyền ASEAN?

ASEAN
© Reuters / Erik De Castro
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 đã khai mạc vào ngày 26 tháng 4 tại Philippines.

Trong vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN của Philippines Tổng thống Duterte đã chọn chủ đề "Hợp tác vì sự đổi mới, thiết lập hòa bình." Tuy là nhân vật mới trên chính trường thế giới nhưng ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống nhà lãnh đạo Philippines đã gây chú ý bởi những phát ngôn về các vấn đề trong nước và quốc tế. Giờ đây là nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh 10 quốc gia Đông Nam Á, ông Duterte có cơ hội tăng uy tín nhờ những đóng góp cho sự củng cố thống nhất của ASEAN.

"Trải qua 50 năm đồng hành, sự thống nhất và đoàn kết vẫn đang là thách thức đối với một ASEAN năng động, — The Jakarta Post viết. Nguyên nhân chính ở đây là bài toán Biển Đông, mối đe dọa lớn nhất cho sự đoàn kết, hòa bình và ổn định của tổ chức. Nhiệm vụ hàng đầu của ông Duterte trong vai trò chủ tịch ASEAN — tạo những điều kiện thuận lợi để sớm ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), tài liệu mà chúng ta hy vọng sẽ mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực. Đối với Trung Quốc, việc ký kết COC là cơ hội nhận thêm sự tôn trọng quốc tế vì góp phần làm giảm căng thẳng. Bởi như Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đã nói, trong mọi cuộc xung đột vũ trang tranh chấp ở Biển Đông sẽ không có người chiến thắng mà chỉ có những kẻ thua cuộc."

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra trong bối cảnh quốc tế mới mà Hiệp hội buộc phải thích ứng và tìm kiếm những giải pháp tối ưu cho sự phát triển của mình.

Rainbow

Mỹ phá, Nga xây: Nga chính thức được mời đóng vai trò hòa giải chính trị tại Libya

Libya destruction
Libya tan hoang sau khi được NATO mang "dân chủ" tới
Moscow
chính thức thành trung tâm hoà giải chính trị cho Libya

Truyền thông quốc tế đưa tin, phát biểu sau cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Tổng thống của chính phủ đoàn kết dân tộc Libya Fayez El-Serraj​ ngày 25/4 tại thủ đô Tripoli, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhael Bogdanov, cho biết mối quan tâm lớn nhất của Nga trong việc giải quyết khủng hoảng tại Libya là thông qua đối thoại chính trị giữa các phe phái.

Theo ông Bogdanov, cũng đồng thời là đặc phái viên của Tổng thống Nga, chuyến thăm Libya của ông diễn ra sau chuyến thăm Nga của ông El-Serraj, là nhằm thực hiện những cơ chế của thỏa thuận đã đạt được giữa hai bên.

Nhà ngoại giao Nga cũng khẳng định mong muốn của Moscow là tái lập quan hệ hợp tác giữa Libya và Nga.

Nhận xét: Lại một lần nữa nước Nga hiếu chiến lăm le reo rắc hòa bình, mang lại sự hòa giải, hợp tác, phá hoại công cuộc chia rẽ đất nước Libya mà NATO đã bỏ bao công sức gây dựng. Hãy cảnh giác, hỡi các cư dân Libya, hòa bình sắp nổ ra rồi...