Chủ Những Con RốiS


Vader

Hay Nhất Mạng: Chỉ trong 2016, tổng thống đạt giải Nobel Hòa bình Obama ném 26.000 quả bom xuống 7 nước

Obama waving
© AP
Trong năm 2016, quân Mỹ đã ném 26.171 bom xuống 7 quốc gia trên thế giới, - như công bố của chuyên gia Mỹ về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Micah Zenko trên trang web của Hội đồng Quan hệ quốc tế (CFR).

Trong số kể trên, 12.192 quả bom Mỹ ném xuống Syria, 12.095 quả — ở Iraq, 1.337 quả — ở Afganistan, 496 quả bom — ở Libya, 34 quả — ở Yemen, 12 — ở Somalia và 3 quả bom ở Pakistan.

Chuyên viên Zenko nhấn mạnh rằng những con số này chắc chắn là đã bị hạ thấp bởi dữ liệu được kiểm chứng chỉ có ở Pakistan, Yemen, Somalia và Libya, còn thêm lô-gic là trong một cuộc không kích có thể ném cùng lúc nhiều quả bom.

Theo nhận xét của chuyên gia, năm ngoái Mỹ ném bom nhiều hơn 3.027 quả so với năm 2015. Ngoài ra trước đây Libya không có tên trong danh sách.

War Whore

NATO hiếu chiến đưa 4000 quân và gần 100 xe tăng đến sát biên giới Nga

tanks tanques otan nato
© Michael Dalder / Reuters
Động thái chưa từng có

Theo đài Radio Bremen của Đức ngày 6/1, Mỹ đã bắt đầu triển khai 4.000 binh sĩ và gần 100 xe tăng, xe chiến đấu đến Đông Âu. "Tổng cộng 87 xe tăng và nhiều thiết bị quân sự khác như: xe Jeep, pháo các loại đã được dỡ xuống từ 3 tàu vận tải tại cảng Bremerhaven của Đức.

Hiện các trang thiết bị quân sự này đang được chuyển đến Ba Lan, từ đó chúng sẽ được phân phối trên khắp các nước vùng Baltic, Bulgaria và Romania", truyền thông Đức cho biết.

Hành động này của Mỹ mang tính biểu tượng quan trọng vì xe tăng Mỹ sẽ hiện diện thường trực trở lại trên lãnh thổ châu Âu sau khi đã được rút dần trong hai thập kỷ kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Việc triển khai này nằm trong một loạt biện pháp được đề ra từ năm 2014 nhằm trấn an các đồng minh Đông Âu như mở các trung tâm hậu cần, đưa các trang thiết bị, chiến đấu cơ đến các quốc gia Baltic hoặc triển khai thêm tàu ở Biển Baltic và Biển Đen.

Nhận xét: Kẻ khiêu khích, hiếu chiến chính là NATO khi họ mở rộng khối liên minh tới tận sát biên giới với Nga, xây dựng hệ thống tên lửa, và bây giờ là chuyển binh lính, xe tăng đến đó. Họ nên học lại lịch sử về những gì đã xảy ra với những kẻ xâm lược nước Nga.


Arrow Down

Trump bãi nhiệm tất cả các đại sứ được bổ nhiệm chính trị dưới thời Obama

U.S. President Barack Obama (L) and U.S. President-elect Donald Trump
© Reuters
Trump yêu cầu tất cả các đại sứ được "bổ nhiệm chính trị" dưới thời Obama chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 20/1, khi tân Tổng thống nhậm chức.

Đội chuyển giao của Trump vừa phát đi một yêu cầu khá "cứng rắn" đối với tất cả những đại sứ Mỹ ở nước ngoài thuộc diện đã được tổng thống Obama "bổ nhiệm chính trị" (không phải nhà ngoại giao chuyên nghiệp).

Theo đó, những đại sứ được "bổ nhiệm chính trị" sẽ phải chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 20/1, không được trì hoãn thi hành yêu cầu này vì bất cứ "ngoại lệ", lý do gì.

Các đại sứ được "bổ nhiệm chính trị" thường kết thúc sự nghiệp ngoại giao ngay sau khi tổng thống hết nhiệm kỳ (một điểm khác với các nhà ngoại giao chuyên nghiệp).

Theo báo New York Times, yêu cầu này từ phía Trump sẽ dẫn tới tình trạng Mỹ không có một đại sứ chính thức (được Thượng viện phê chuẩn), ít nhất trong vài tháng tới, tại mốt số nước đồng minh chủ chốt như Đức, Anh, Canada,...

Nhận xét: Trump đang từng bước cắt các chân rết và phá bỏ các chính sách thảm họa mà Obama để lại.


Rainbow

Duterte hy vọng Nga sẽ là đồng minh và người bảo vệ của Philippines

Duterte, Rear Admiral Eduard Mikhailov
© Noel Celis / Reuters Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte thăm chiến hạm Nga tại cảng Manila ngày 6/1/2017.
Tổng thống Duterte hôm nay nói ông hy vọng Moscow, đối thủ của đồng minh truyền thống Mỹ, sẽ trở thành đồng minh và người bảo vệ cho Philippines.

"Chúng tôi chào đón những người bạn Nga. Bất cứ khi nào các bạn gõ cửa nơi này vì lý do gì, để vui chơi, nạp đồ tiếp tế hoặc có thể trở thành đồng minh để bảo vệ chúng tôi", Reuters dẫn lời Tổng thống Philippines Duterte nói hôm nay trong khi bắt tay Chuẩn đô đốc Nga Eduard Mikhailov, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương.

Hai chiến hạm của Nga đang có chuyến thăm dài 4 ngày tới Philippines. Chuẩn đô đốc Mikhailov cho biết Nga muốn tổ chức tập trận hải quân với Philippines để giúp nước này trong cuộc chiến chống khủng bố và cướp biển.

Tuyên bố của Duterte được đưa ra một ngày sau khi đại sứ Nga tại Manila nói Moscow sẵn sàng cung cấp vũ khí hiện đại và trở thành bạn bè thân thiết với Philippines.

Stock Up

Kinh tế Nga vượt qua thời khó khăn do giá dầu, cấm vận, trở lại đà tăng trưởng

putin new years address
Các hãng xếp hạng tín dụng liên tục thay đổi mức xếp hạng kinh tế - tài chính Nga là ghi nhận sự tích cực từ nền kinh tế Nga - sự ổn định...

Lợi suất tiềm năng của đồng rúp

Bloomberg vừa đưa nước Nga vào danh sách 7 nền kinh tế mới nổi sẽ là điểm đến hấp dẫn nhất cho đầu tư trong năm 2017. Trong danh sách này còn có Nam Phi, Mexico, Brazil, Chile, Ấn Độ và Indonesia. Hãng tin Mỹ cho rằng đồng rúp là nguyên nhân chính thu hút các nhà đầu tư, vốn luôn chọn vay của những nước có lãi suất thấp và mua trái phiếu có lợi suất cao.

Các hãng xếp hạng tín nhiệm đã thay đổi đánh giá và mức xếp hạng với kinh tế Nga. Moody's đã nâng dự báo về hệ thống ngân hàng Nga từ tiêu cực lên ổn định, Fitch có cùng đánh giá, khi nâng dự báo xếp hạng tín dụng dài hạn của Nga từ tiêu cực lên ổn định từ tháng 10/2016. Tháng 9/2016, S&P cũng dự báo ổn định cho tín dụng Nga lần đầu tiên sau nhiều năm.

Arrow Down

"Khủng hoảng lòng tin", Thổ Nhĩ Kỳ đặt dấu hỏi về việc Mỹ dùng sân bay Incirlik của họ

Incirlik airbase
© AP photo/Emrah GurelSân bay Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng chiến lược trong chính sách của Mỹ tại Trung Đông
Giới chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra câu hỏi tại sao chính phủ lại cho phép liên quân của Mỹ sử dụng căn cứ không quân Incirlik trong khi Mỹ lại không đủ khả năng hỗ trợ cho lực lượng lục quân của Thổ Nhĩ Kỳ đang chiến đấu ở Syria.

RT dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu chia sẻ với hãng tin Anadolu rằng liên quân của Mỹ không hề hỗ trợ trên không cho các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu ở Syria dù đây là một phần trong chiến dịch mang tên "Lá chắn Euphrates".

"Người dân chúng tôi đặt câu hỏi tại sao Mỹ lại được sử dụng căn cứ Incirlik. Thực tế, chúng tôi không chỉ cho phép Mỹ mà các các quốc gia khác cùng sử dụng Incirlik để chiến đấu chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Nhưng mục đích chiến đấu của Mỹ là gì khi không thể hỗ trợ trên không cho chúng tôi trong chiến dịch tiêu diệt IS", ông Cavusoglu nói.

Cũng theo ông Cavusoglu. Mỹ là một đồng minh vô cùng quan trọng với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng thực tế, mối quan hệ giữa hai nước hiện đang rơi vào cảnh "khủng hoảng lòng tin".

Dollars

Wikileaks treo giải 30.000 USD cho ai tố cáo hành vi "tiêu hủy lịch sử" của chính phủ Obama

Julian Assange and Barack Obama
© Reuters
Tin từ RT (Nga), WikiLeaks vừa thông báo treo thưởng 20.000 USD với ý muốn ngăn chặn chính phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama tiêu hủy các hồ sơ quan trọng.

"Chúng tôi sẽ thưởng 20.000 USD cho ai có thông tin dẫn đến việc bắt giữ hoặc vạch trần bất kỳ nhân viên nào của chính phủ Obama hủy các hồ sơ quan trọng" - WikiLeaks viết trên mạng xã hội Twitter.

Tuy nhiên, WikiLeaks không đưa ra được cáo buộc cụ thể nào về việc chính phủ Obama tiêu hủy hồ sơ trái quy trình.

10 phút trước khi đăng tin treo thưởng, WikiLeaks kêu gọi các quản trị viên hệ thống làm việc cho Tổng thống Obama đứng ra tố cáo. "Hỡi các quản trị viên hệ thống, đừng để Nhà Trắng tiêu hủy lịch sử Mỹ một lần nữa. Hãy sao chép tài liệu ngay bây giờ và gửi cho WikiLeaks".

Nhận xét: Giải thưởng đã được tăng lên thành 30.000 USD:




USA

Đảng Cộng hòa Mỹ coi việc xóa bỏ Obamacare là ưu tiên hàng đầu

barack obama
© REUTERS/ Joshua Roberts
Giới chính khách đảng Cộng hòa tại lưỡng viện Mỹ ngày 4/1 thông báo kế hoạch trình Tổng thống đắc cử Donald Trump dự luật nhằm xóa bỏ Chương trình chăm sóc sức khỏe giá rẻ (Obamacare) được Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama triển khai từ năm 2010.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, kế hoạch trên được Chủ tịch tương lai của Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ Diane Black bảo trợ và thúc đẩy đồng thời được đánh giá là một động thái nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống xã hội nước Mỹ.

Sau cuộc gặp ngày 4/1 với bà Diane Black và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence, Hạ nghị sĩ Cộng hòa Markwayne Mullin cho hay ông Pence khẳng định Chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang chuẩn bị sẵn các hành động hành pháp nhằm loại bỏ chương trình Obamacare ngay sau khi nhậm chức ngày 20/1 tới, song từ chối cung cấp chi tiết.

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Chris Collins cho biết thêm một trong những quyết định hành pháp đầu tiên của Tổng thống Trump sau khi ông tiếp quản Nhà Trắng là liên quan tới Obamacare.

Yoda

Trump chế nhạo tình báo Mỹ vì không đưa được bằng chứng về "sự can thiệp của Nga"

Trump
© Reuters
Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 3/1 tuyên bố chưa nhận được báo cáo từ cơ quan tình báo Mỹ về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Theo Reuters, trên tài khoản Twitter của mình, ông Trump cho biết, báo cáo này sẽ chỉ đến tay ông vào ngày 6/1. Ông Trump cũng bày tỏ nghi ngờ việc Nga có liên quan đến cáo buộc nói trên và cho rằng, Đảng Dân chủ đang tìm cách hạ thấp chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi 8/11 vừa qua.

Twitter của ông Trump có nội dung: "Báo cáo "tình báo" về cái gọi là "Nga can thiệp" vào bầu cử Mỹ đã bị trì hoãn đến thứ Sáu này. Có lẽ họ cần thêm thời gian để "dựng" lên vụ việc này. Điều này thật bất thường".


USA

Chia rẽ trong đảng Cộng hòa Mỹ về mối quan hệ với Nga trước ngày Trump nhận chức

Rex Tillerson
© Alessandro Della Bella//EPA/NewscomRex Tillerson - ứng cử viên Ngoại trưởng Mỹ. Phiên điều trần thông qua chức Ngoại trưởng Mỹ là cuộc đấu có tính quyết định trong việc Trump có kiểm soát được đảng Cộng hòa Mỹ hay không
Những căng thẳng và mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng hòa về việc xử lý mối quan hệ với Nga đang ngày càng trở nên rõ nét.

Mâu thuẫn đang chia rẽ đảng Cộng hòa thành hai phe. Một bên là những nghị sĩ như ông John McCain và Lindsey Graham, phía còn lại tổng thống đắc cử Donald Trump cùng cố vấn an ninh quốc gia - tướng về hưu Michael Flynn.

Căn nguyên của mâu thuẫn này thực ra là một câu hỏi rất cơ bản: Nga và tổng thống Vladimr Putin có thể gây nguy hiểm cho nước Mỹ đến mức nào?

Chia rẽ trong quan điểm về Nga

John McCain tin rằng ông Putin là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nước Mỹ, thể hiện bằng việc phá hoại các giá trị dân chủ Mỹ, coi thường các quy tắc vê trật tự quốc tế và chống lại ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.

Vị thượng nghị sĩ bang Arizona đã đặt lịch cho một cuộc điều trần tại Thượng viện vào ngày 5/1 để nghe về các nguy cơ tấn công mạng từ nước ngoài, đồng thời thúc giục các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga.