Chủ Những Con RốiS


Briefcase

Ứng cử viên tổng thống Pháp Le Pen bí mật đến Tháp Trump bốn tháng trước ngày bầu cử

trump le pen
© Reuters
Ứng cử viên sáng giá trong cuộc đua tranh chức tổng thống Pháp Marine Le Pen đã bí mật tới tháp Trump trong chuyến thăm New York của bà.

Bà Le Pen, lãnh đạo đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Pháp được nhìn thấy uống cà phê tại tầng hầm của tháp Trump ở New York. Dù vậy đảng của bà từ chối xác nhận rằng nữ chính trị gia có gặp ông Donald Trump hay không.

Bà đã tách khỏi đoàn công tác của mình ở New York với lý do có "cuộc hẹn cá nhân". Người ta thấy bà Le Pen cùng chồng là Louis Aliot (cũng là Phó chủ tịch đảng Mặt trận Quốc gia) ngồi uống cà phê tại tháp Trump. Bà Le Pen cùng chồng ngồi với 2 người khác vào lúc 11 giờ ngày 12.1.2017 (giờ địa phương).

Khi các phóng viên cố gắng tiếp cận và phỏng vấn thì ứng viên tranh chức tổng thống Pháp từ chối trả lời. Sau đó, ông Guido "George" Lombardi, một doanh nhân Ý cho biết bà Le Pen đến tháp Trump để gặp ông. Ông Lomberdi là hàng xóm của ông Donald Trump trong chính tòa tháp của vị tỉ phú bất động sản này.

Attention

Mệnh lệnh kỳ lạ: Chỉ huy Vệ binh Quốc gia ở thủ đô Mỹ mất việc đúng lúc Trump nhận chức

Maj. Gen. Errol R. Schwartz
Thiếu tướng Errol R. Schwartz
Một điều bất thường sắp diễn ra trong lễ nhậm chức của ông Donald Trump: gần 8.000 cảnh vệ quốc gia bảo vệ thủ đô Washington sẽ mất tổng chỉ huy trong lúc sự kiện này diễn ra.

Là sĩ quan chỉ huy Vệ binh Quốc gia DC (quận Columbia) đóng tại thủ đô Washington, Thiếu tướng Errol R. Schwartz được đích thân tổng thống bổ nhiệm.

Ông Schwartz không chỉ giám sát 2.700 binh sĩ thuộc đội Cảnh vệ Không quân Quốc gia và Quân đội của quận Columbia trong lễ nhậm chức mà còn kiểm soát 5.000 binh sĩ không vũ trang từ 40 bang. Theo thông tin từ trang Facebook của Vệ binh Quốc gia DC, ông Schwartz sẽ bị thôi việc vào lúc 12 giờ 1 phút (giờ địa phương) ngày 20-1, tức ngay sau khi ông Trump nhậm chức tổng thống.

Trả lời phỏng vấn tờ The Washington Post, ông Schwartz nói: "Mốc thời gian cực kỳ không bình thường. Khi đó các binh sĩ của tôi còn làm nhiệm vụ ở trên đường. Tôi tiễn họ đi nhưng lại không thể chào đón họ quay lại căn cứ". Theo ông Schwartz, mệnh lệnh trên xuất phát từ Lầu Năm Góc nhưng ông không biết ai là người ra quyết định. "Tôi là một binh sĩ. Tôi được tổng thống bổ nhiệm nên ông ấy có quyền cách chức tôi" - trích lời thiếu tướng Schwartz.

Nhận xét: Nhiều tổ chức cực tả đã tuyên bố sẽ phá rối an ninh vào ngày 20/1, biến ngày này thành lễ nhận chức tổng thống Mỹ hỗn loạn nhất trong lịch sử. Bây giờ lại có mệnh lệnh cho thôi việc viên chỉ huy an ninh thủ đô đúng lúc lễ nhận chức diễn ra. Liệu có điều gì bất chính sau mệnh lệnh đó không?


Arrow Up

Trump: Tại sao trừng phạt Nga khi họ làm điều tốt?

Trump und Putin
© Reuters/ Stevo Vasiljevic
Donald Trump cởi mở quan điểm với Nga


Trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal ngày 13/1, ông Trump tuyên bố ông có thể sẽ duy trì trong một năm một số biện biện pháp trừng phạt Nga của chính quyền Barack Obama nhưng sau đó sẽ dỡ bỏ chúng.

Ông Trump tuyên bố: "Nếu Nga thực sự giúp chúng ta thì tại sao lại trừng phạt nếu người ta đang làm những điều thật sự tuyệt vời?".

Ông cũng hé mở rằng, sẽ không cần đến các biện pháp trừng phạt do chính quyền Obama áp đặt hồi cuối tháng 12 vừa qua nhằm đáp trả các cuộc tấn công mạng được cho là do Moskva tiến hành, nếu phía Nga chứng tỏ họ sẽ giúp ích trong cuộc chiến chống khủng bố và hướng tới các mục tiêu quan trọng đối với Washington.

Wall Street Journal tiết lộ, ông Trump sẵn sàng gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào thời điểm thích hợp sau khi nhậm chức.

Rainbow

Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc: Tăng cường hợp tác sâu sắc và toàn diện

Nguyen Phu Trong and Xi Jinping
1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 1 năm 2017.

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; lần lượt hội kiến với Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Ðại hội Ðại biểu nhân dân toàn quốc Trương Ðức Giang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Du Chính Thanh cùng tham dự Gặp gỡ hữu nghị nhân dịp chào mừng kỷ niệm 67 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và đón Xuân 2017. Trong bầu không khí thân tình, hữu nghị, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Ðảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc, phát triển hơn nữa quan hệ hai Ðảng, hai nước trong thời kỳ mới, về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Ngoài Bắc Kinh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm tỉnh Chiết Giang.

Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, tăng cường tin cậy lẫn nhau, củng cố hơn nữa tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

Jet3

Máy bay Israel tấn công sân bay quân sự tại thủ đô Damascus, Syria

Israeli jet firing missle
© Press TV
Syria sẽ trả thù cuộc tấn công trắng trợn


Ngày 13/1, truyền thông Nga đưa tin máy bay của Israel đã bất ngờ đánh bom sân bay quân sự Mezzeh, phía Tây thủ đô Damascus của Syria. Trên trang chủ của warfiles.ru đăng bài viết với tiêu đề: "Không quân Israel ném bom các sân bay quân sự tại Damascus, quân đội Syria hứa hẹn trả thù".

Theo các nguồn tin quân sự, máy bay của Israel vào đêm thứ Năm (ngày 12/1) đến ngày thứ Sáu (ngày 13/1) đã tiến hành không kích vào các sân bay quân sự của El Mezza (Mazza) ở ngoại ô phía Tây của Damascus.

"F-15 của không quân Israel lần đầu tiên đã tiến hành một cuộc không kích bằng cách xâm nhập không phận Syria từ Lebanon và tấn công các sân bay quân sự Mazza", hãng tin "Mùa xuân Nga" đưa tin.

Nhận xét: Phải chăng Nga và chính quyền Syria đang bận giải quyết phía bắc và không muốn mở một mặt trận mới ở phía nam vào lúc này, đặc biệt khi chỉ còn hơn một tuần nữa là Trump chính thức nhận chức tổng thống Mỹ? Tuy nhiên, nếu Israel tiếp tục những hành động khiêu khích như vậy, sẽ có lúc máy bay của họ bị bắn rơi.


Chess

"Nước Nga nguy hiểm": Rex Tillerson nói những gì cần nói để vượt qua phiên điều trần quốc hội

Rex Tillerson
© AFP 2016/ BEN STANSALLRex Tillerson
Ông Rex Tillerson, người được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử vào vị trí ngoại trưởng, vừa thể hiện quan điểm bất đồng của mình với ông Trump về các chính sách đối ngoại chủ chốt. Trong đó có chính sách với Nga, giải trừ hạt nhân, thỏa thuận thương mại, nhập cư, quan hệ với Mexico, biến đổi khí hậu, theo Reuters.

Trong cuộc điều trần xác nhận đề cử Ngoại trưởng kéo dài 9 tiếng đồng hồ tại Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện ngày 11-1, ông Tillerson cho biết ông ủng hộ duy trì các lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga hiện tại. Cũng theo ông, việc các đồng minh NATO cảm thấy bất an với thái độ gây hấn ngày càng tăng của Nga là hoàn toàn dễ hiểu.

Vấn đề về Nga chiếm phần lớn thời lượng cuộc điều trần khi các nghị sĩ cả Dân chủ và Cộng hòa tại Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện đều bày tỏ lo ngại về việc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ và việc Nga sáp nhập Crimes năm 2014, cũng như can thiệp vào cuộc nội chiến Syria.

Khi ông Tillerson mới được đề cử từng xuất hiện lo ngại rằng ông này sẽ thiên vị Nga vì ông vốn có quan hệ tốt với Nga. Ông Tillerson từng bị xem là con bài của ông Trump trong chủ trương cải thiện quan hệ với Mỹ.

Nhận xét: Khi đứng trước một hội đồng toàn những kẻ chống Nga điên dại có quyền quyết định chức ngoại trưởng tương lai của ông, cách hành xử của Rex Tillerson như trên là khôn ngoan nhất. Hành động của ông một khi đã được chính thức nhận chức mới là điều quyết định.


Arrow Down

Sự xuống dốc của Đế chế: Mỹ đang mất ảnh hưởng tại Syria và vùng Trung Đông nói chung

Russia, Iran and Turkey flags
Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ giờ là tiếng nói quyết định tại Syria
Lệnh ngừng bắn ở Syria đang được tuân thủ khá tốt. Thỏa thuận về Syria sắp diễn ra với nhiều hy vọng hòa bình cho Syria. Điều đáng nói, trong tất cả những diễn biến quan trọng đó, Mỹ, bên xuất hiện ngay từ đầu cuộc nội chiến, lại không có mặt.

Theo tờ Bloomberg, việc lệnh ngừng bắn mới nhất ở Syria có kéo dài được hay không dường như không được chú ý bằng nguồn gốc của nó bởi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã làm trung gian cho thỏa thuận này mà không cần sự tham gia của Mỹ. Đây là bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này đã sụt giảm nghiêm trọng.

Thỏa thuận ngừng bắn hiện tại đã gần như cô lập các lực lượng do Mỹ hậu thuẫn trong cuộc nội chiến Syria. Vì thỏa thuận ngừng bắn không có mặt Mỹ nên lực lượng này đã thực sự "bơ vơ" ở Syria.

Cho dù sự sụt giảm vai trò của Mỹ ở Syria nói riêng và Trung Đông nói chung có là tạm thời hay vĩnh viễn thì Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thiếu cả đòn bẩy và vị thế để làm một phần quan trọng hay ít nhất là có một vị trí trong cuộc đàm phán hòa bình về Syria.

Dollars

Mỹ chi hàng tỷ đôla trả lương cho hàng chục ngàn "binh sĩ ma" tại Afghanistan

machine gunner from the Eighth Marines Bravo Company on patrol in southern Afghanistan
© Finbarr O'Reilly / Reuters / Reuters
Chính phủ Mỹ hiện đang chăm chỉ trả lương cho hàng chục ngàn binh sĩ Afghanistan trên thực tế không hề phục vụ trong quân ngũ. Đây là khẳng định của ông John Sopko, lãnh đạo Văn phòng Tổng điều tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan (SIGAR) của Mỹ hôm 11/1.

Trong bài phát biểu ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington, D.C., ông Sopko nêu rõ: "Các sĩ quan Afghanistan đã 'rút ruột' khoản tiền lương mà chính phủ Mỹ phát cho các 'binh sĩ ma'. Số lượng 'binh sĩ ma' có thể đạt tới hàng chục ngàn người".

Theo đó, những người có tên trong danh sách không hề phục vụ trong quân đội Afghanistan và số tiền lương chính phủ Mỹ chi trả cũng chưa bao giờ đến tay họ.

Ông Sopko cũng nhấn mạnh rằng khoản viện trợ chính phủ Mỹ giúp đỡ Afghanistan nay đã đạt mức hơn 750 tỉ USD, trong đó không bao gồm 43,7 tỉ USD dự kiến cho năm 2017. Ông Sopko nhận định các bộ trưởng Afghanistan không thể quản lý tốt số tiền đó đồng thời đưa thông tin rằng đây là đất nước đứng thứ 3 trong số những quốc gia tham nhũng nhiều nhất trên thế giới.

War Whore

Giới quyền lực ngầm ở Mỹ cố gắng chia rẽ Trump - Putin bằng mọi chiêu trò bẩn thỉu nhất

Obama and Trump
Vừa qua, giới chính trị gia và truyền thông phương Tây ồ ạt "đánh" vào mối quan hệ giữa Nga và ông Putin với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, với hàng loạt những cáo buộc nặng nề, đòn trừng phạt nhằm vào Nga hay những thông tin thất thiệt về ông Trump.

Chúng được các chuyên gia đánh giá là một chiến dịch truyền thông rất lớn, bài bản và chặt chẽ nhằm phá vỡ mối quan hệ đang tiến triển giữa nước Nga và nước Mỹ. Chiến dịch này được tiến hành ồ ạt những tập trung vào 3 nước cờ hiểm sau:

Đặt Donald Trump trước "sự đã rồi"

Ông Jon Rappoport - một nhà báo điều tra của Mỹ, biên tập viên trang web NoMoreFakeNews.com vừa nhận định rằng, những hành động chống Nga trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ là "trò chơi bẩn kế tiếp" của ông Obama với tân Tổng thống Donald Trump.

Vừa qua, mười thượng nghị sĩ Mỹ, trong đó có đảng viên Cộng hòa John McCain, Lindsey Graham và các đảng viên Dân chủ Ben Cardin và Robert Menendez đã đề xuất dự luật siết chặt trừng phạt Liên bang Nga với "tội danh" tổ chức tấn công mạng, phá hoại bầu cử Mỹ.

Bullseye

Trump họp báo lần đầu từ khi thắng cử, gọi BuzzFeed là "rác rưởi", từ chối trả lời câu hỏi từ CNN

Donald Trump speaks during a news conference
© Lucas Jackson / ReutersTổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo tại Manhattan, TP New York, Hoa Kỳ, ngày 11/1/2017.

Một trong những chủ đề được quan tâm nhất buổi họp báo ngày 11/1 là việc tình báo Mỹ công bố Nga can thiệp cuộc bầu cử năm 2016 và đang nắm trong tay các thông tin có thể gây bất lợi cho Trump.

Đáp lại thông tin này, Trump chỉ trích việc các cơ quan tình báo tiết lộ thông tin tình báo ra là bên ngoài là "không thể chấp nhận", trong khi các hãng truyền thông bị Trump gọi là "rác rưởi" và sản xuất "tin tức giả". Trump cũng leo thang chỉ trích giới tình báo là hành xử như thời "phát xít Đức".


Bị nêu đích danh trong cuộc họp báo của Trump có CNNBuzzfeed. Tình huống trở nên kịch tính khi Jim Acosta - phóng viên CNN chuyên trách Nhà Trắng - liên tục chất vấn Trump. Acosta đã hỏi "vì ông tấn công tổ chức của chúng tôi, tôi có thể hỏi ông một câu không?" trong khi Trump liên tục bác đề nghị này.

Nhận xét: Xem thêm bài viết sau để biết thêm về cái gọi là tài liệu tình báo mật mà CNN và BuzzFeed đã đăng: CIA và truyền thông bị lừa bởi troll internet khi lấy tài liệu giả mạo làm bằng chứng Trump bị điều khiển bởi điện Kremlin