Chủ Những Con RốiS


Yoda

Putin vạch trần sự tráo trở của Mỹ tại Syria và trong chiến dịch tuyên truyền chống Nga

Putin
© Sputnik/ Grigoriй Sыsoev
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ngày 17/9 vừa qua, Tổng thống Nga Putin đã thẳng thắn vạch trần những điều "khó nói" của Mỹ như nguyên nhân Mỹ không muốn công khai thỏa thuận Nga-Mỹ về ngừng bắn ở Syria, về nguyên nhân Mỹ luôn tuyên truyền về "mối đe dọa Nga", về bầu cử ở Nga và Mỹ...

Tại cuộc họp báo sau khi Hội nghị Thượng đỉnh SNG kết thúc, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc trao đổi cởi mở với báo giới và trả lời hầu hết các câu hỏi của các phóng viên, xoay quanh chủ đề liên quan đến những vấn đề quan hệ với Mỹ.

Thỏa thuận Nga-Mỹ về ngừng bắn ở Syria

Theo khẳng định của Tổng thống Putin, sở dĩ Mỹ không muốn công khai các nội dung trong thỏa thuận về ngừng bắn ở Syria mà Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phải mất 15 giờ đồng hồ đàm phán mới đạt được là do Mỹ vẫn mong muốn duy trì tiềm lực quân sự trong cuộc chiến nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ngoài ra, nếu công khai thỏa thuận này thì "cả thế giới sẽ biết được lực lượng nào là bên vi phạm thỏa thuận ngừng bắn".

Nhận xét: Xem thêm: Thỏa thuận ngừng bắn tan tành khi Mỹ không kích quân đội Syria làm 80 binh sĩ chết, hơn 100 bị thương


Magnify

Chuyên gia Nga: Vì sao Việt Nam không vội ngả vào vòng tay Obama với TPP?

Viet Nam parliament chair
© AFP
Quốc hội Việt Nam không kết cấu vào chương trình nghị sự của phiên họp kế tiếp nội dung phê chuẩn hiệp ước về thành lập Đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà các nhà lãnh đạo của 12 quốc gia đã ký kết hồi tháng Hai.

Quyết định này của Hà Nội đã là nỗi thất vọng lớn đối với ông Barack Obama, người cho rằng tạo lập TPP là một trong những kết quả chính của nhiệm kỳ ông làm Tổng thống. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân giải thích rằng khi thông qua một quyết định quan trọng đến như vậy, cần xem xét bối cảnh quốc tế, nhìn hành động của các quốc gia thành viên khác tham gia thỏa thuận và chờ đợi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống ở nước Mỹ.

Ban lãnh đạo mới của Việt Nam đã thông qua quyết định rất khôn ngoan — tạm ngưng hay nói nôm na là "không cầm đèn chạy trước ô tô", không vội vàng với việc phê chuẩn một bộ tài liệu phức tạp và thiếu sự đồng nhất rõ ràng như là thỏa thuận về TPP, — chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, nhà lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), GS-TSKH Vladimir Mazyrin nhận định. — Và quyết định như vậy có nguyên nhân nghiêm túc cả về mặt kinh tế và chính trị. Ở ngay nước Mỹ, trong số những đối thủ chống lại việc phê chuẩn thỏa thuận với hình thức hiện tại của nó có cả hai ứng viên chính tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ là Hillary Clinton và Donald Trump.

Nhận xét: Xem thêm:


X

Quốc hội Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP

Vietnam parliament chair
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân
Việt Nam sẽ không đưa việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào chương trình nghị sự của kỳ họp Quốc hội sắp tới, một quan chức tiết lộ với Reuters ngày 16/9. Việc này càng khiến cho hiệp định thương mại mang đậm dấu ấn của Tổng thống Barack Obama thêm phần bấp bênh.

Là nước được cho là hưởng lợi nhiều nhất trong thỏa thuận bao gồm 40% kinh tế toàn cầu, Việt Nam được dự kiến sẽ là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn TPP. Viễn cảnh đó đã giúp thúc đẩy mức kỷ lục đầu tư nước ngoài hồi năm ngoái trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam.


Nhận xét: Phải nói chính xác là Việt Nam được bảo là sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Và những kẻ nói ngon nói ngọt ấy là các chính trị gia và truyền thông phương Tây, tay sai của những tập đoàn đa quốc gia thực sự được hưởng lợi từ hiệp định này.


"TPP sẽ không có trong chương trình nghị sự của Quốc hội vì đề xuất của chính phủ chưa hoàn tất," một nguồn tin từ Quốc hội cho Reuters biết dù không nêu chi tiết.


Nhận xét: Phải chăng chính phủ Việt Nam đang dần nhận ra bộ mặt của chính phủ Mỹ thông qua hành động của họ tại nhiều khu vực khác trên thế giới? Hy vọng là vậy. Dù gì đi nữa thì phải tới ít nhất là giữa năm sau hiệp định này mới có thể được đưa lại vào chương trình nghị sự quốc hội.


Việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn TPP được xem là một hình thức đã được các lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng sản chuẩn thuận hồi tháng giêng.

Nhận xét: Xem thêm:


Jet3

Hay Nhất Mạng: Thỏa thuận ngừng bắn tan tành khi Mỹ không kích quân đội Syria làm 80 binh sĩ chết, hơn 100 bị thương

US bombing syria
Nga đã đề xuất Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) họp khẩn cấp sau khi quân liên minh chống khủng bố ở Syria do Mỹ dẫn đầu đã đánh bom giết chết 62 binh sĩ và làm bị thương hơn 100 lính thuộc quân đội chính phủ Syria.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga đã chỉ trích mạnh mẽ Washington trong cuộc không kích bừa bãi hôm 17/9, khẳng định liên quân Mỹ đang phục vụ lợi ích cho lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.

"Nếu trước đây chúng tôi chỉ ngờ vực rằng lực lượng Al-Nusra Front được bảo vệ theo cách này, thì bây giờ, sau cuộc không kích ngày hôm nay nhắm vào quân đội Syria, chúng tôi đi đến một kết luận đáng sợ cho toàn thế giới: Nhà Trắng bảo vệ IS", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với kênh Russia 24, "Chúng tôi yêu cầu một lời giải thích đầy đủ và chi tiết từ Washington. Lời giải thích đó phải được đưa ra tại HĐBA LHQ".

Phía Moscow tỏ ra quan ngại trước cuộc tấn công của Mỹ nhắm vào các đơn vị quân chính phủ Syria vốn đang thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt IS. Bộ Ngoại giao Nga cũng khẳng định chưa bao giờ phía Nga được thông báo về kế hoạch thực hiện vụ đánh bom trong khu vực Deir ez-Zor (nơi xảy ra sự việc) từ phía Mỹ.

Nhận xét: Theo thông tin mới nhất, cuộc không kích của Mỹ vào quân đội Syria kéo dài 50 phút, và chỉ dừng lại khi Nga trực tiếp liên lạc với phía Mỹ. Cuộc tấn công đã khiến 80 binh sĩ thiệt mạng và hơn 100 bị thương.

Deir ez-Zor là một thành phố chiến lược trên bờ sông Euphrates ở phía đông Syria. Với hơn 200.000 dân, nó đã bị vây hãm bởi IS từ tháng 3/2014. Quân đội Syria đã từng bước dành lại quyền kiểm soát và đang chuẩn bị đòn đánh quyết định để giải phóng hoàn toàn thành phố thì Mỹ can thiệp (một lần nữa) để giải cứu cho bọn khủng bố.

Ít nhất là với hành động trắng trợn và bất hợp pháp chống lại đất nước Syria này, cái mặt nạ đạo đức giả làm bộ chống khủng bố tại Syria đã hoàn toàn rơi khỏi bộ mặt chính quyền Mỹ.

Trong khi không quân Hoa Kỳ hỗ trợ cho IS ở phía bắc, không quân Israel tiếp tục hỗ trợ cho al-Nusra (al Qaeda) ở phía tây nam Syria.


Light Saber

Chúng tôi không phải "cậu em da nâu bé nhỏ" của Mỹ, ngoại trưởng Philippines tuyên bố tại Washington

Perfecto Yasay
© ReutersNgoại trưởng Philippines Perfecto Yasay
Lãnh đạo ngoại giao của Philippines nhấn mạnh lại quan điểm "đường lối ngoại giao độc lập" của Tổng thống Duterte trong bài phát biểu tại Washington.

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington ngày 15-9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tuyên bố nước này cam kết chắc chắn về mối quan hệ đồng minh với Mỹ.

Theo hãng thông tấn Reuters, Ngoại trưởng Yasay cũng bác bỏ những chỉ trích nhằm vào chiến dịch truy quét ma túy do Tổng thống Rodrigo Duterte phát động và bị phương tây đánh giá là vi phạm nhân quyền, đồng thời bình luận quan hệ với Washington phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

"Tôi đang đòi hỏi các bạn Mỹ của chúng tôi, các lãnh đạo Mỹ, tìm hiểu nguyện vọng của chúng tôi. Chúng tôi không còn là những cậu em da nâu bé nhỏ của Mỹ nữa", ngoại trưởng Yasay nhấn mạnh.

Nhận xét: Xem thêm:


Stormtrooper

Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria: Chỉ có Nga và chính phủ Syria thực hiện

Aleppos ultimatum
Ngày 15/9, Nga cho biết quân đội Chính phủ Syria đã bắt đầu rút lui khỏi tuyến đường quan trọng Castello dẫn vào thành phố Aleppo, theo như thỏa thuận ngừng bắn do Nga và Mỹ dàn xếp.

Ông Vladimir Savchenko, một sỹ quan cấp cao của Nga, cho biết các lực lượng vũ trang Syria đang thực hiện nghĩa vụ của họ và đã bắt đầu từng bước rút nhân lực và khí tài quân sự khỏi đường Castello.

Tuy nhiên, ông Savchenko cũng nói rằng các nhóm đối lập vẫn chưa rút lui như đã thỏa thuận. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã ghi nhận 45 vụ vi phạm lệnh ngừng bắn ở Syria trong vòng 24 giờ qua.

Cơ quan này cũng cáo buộc Mỹ không tuân thủ các nghĩa vụ đề ra trong thỏa thuận ngừng bắn ở Syria, đồng thời chỉ trích giới chức Washington vì đã lên tiếng hoài nghi nỗ lực hợp tác của Moskva trong việc duy trì thỏa thuận ngừng bắn nói trên.

Nhận xét: Như chúng tôi đã nhận xét, căn cứ theo những gì đã xảy ra trong quá khứ mà suy xét thì thỏa thuận ngừng bắn mới nhất này ít có khả năng duy trì được lâu bền. Mục đích chính của Nga có lẽ là dùng nó để phơi bày cho cả thế giới thấy bên nào vẫn vi phạm thỏa thuận và muốn tiếp tục chiến tranh.


Black Magic

Heroin, phát xít Đức, chất độc màu da cam: Đằng sau vụ Bayer mua Monsanto với 66 tỷ đôla

Big Ag, monsanto
Hôm qua (14/9), hai ông lớn trong ngành trồng trọt và hóa chất đã chốt lại thương vụ sáp nhập có giá trị lên tới 66 tỷ USD. Tập đoàn Monsanto của Mỹ bị công ty dược phẩm Bayer của Đức mua lại trong vụ M&A lớn nhất thế giới kể từ đầu năm đến nay, tạo ra nhà cung cấp hạt giống và các hóa chất dùng trong nông nghiệp lớn nhất thế giới với tổng doanh thu hàng năm 26 tỷ USD.

Thương vụ này là sự kết hợp giữa hai tập đoàn từ lâu nay đã cung cấp cho chúng ta thực phẩm, thuốc men và ảnh hưởng lớn đến cách trồng trọt canh tác của con người.

Bayer: Hiện tại và tương lai

Năm 1863, Bayer được thành lập bởi hai người bạn khởi nghiệp từ công việc sản xuất thuốc nhuộm từ nhựa than đá. Công ty ấy ngày nay đã phát triển thành tập đoàn hóa chất và dược phẩm nổi tiếng thế giới với những sản phẩm đặc trưng như dùng heroin làm thuốc giảm ho năm 1896 hay thuốc kháng sinh aspirin năm 1899.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Bayer từng là nhà thầu chuyên cung cấp thuốc men cho quân Phát xít Đức và thường xuyên sử dụng nô lệ làm nhân công.

Chess

Philippines xem xét mua vũ khí từ Nga, Trung Quốc, dừng tuần tra Biển Đông với Mỹ

Duterte
© Inquirer/Lyn RillonTổng thống Philippines Rodrigo Duterte
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói ông đang xem xét mua vũ khí của Nga và Trung Quốc, và sẽ chấm dứt các cuộc tuần tra chung với lực lượng của Mỹ trên biển Đông.

Theo tin từ Bloomberg, trong một bài phát biểu trên truyền hình trước các sỹ quan quân đội ở Manila, ông Duterte nói hai quốc gia trên đã nhất trí cung cấp cho Philippines một khoản vay thời hạn 25 năm để mua trang thiết bị quân sự. Ông cho biết sắp tới, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana sẽ thăm Trung Quốc và Nga "để xem thứ gì là tốt nhất".

Trong bài phát biểu này, Tổng thống Philippines nói ông không muốn cắt đứt quan hệ liên minh với các nước đồng minh. Tuy nhiên, việc Duterte tính mua vũ khí của Nga và Trung Quốc là dấu hiệu mới nhất về sự dịch chuyển của Manila khỏi hiệp ước quốc phòng đã có giữa Philippines với Mỹ từ năm 1951.

Sau khi có những lời lẽ mang tính xúc phạm Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tuần trước khiến ông Obama hủy kế hoạch cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai người, ông Duterte còn lên tiếng chỉ trích việc quân đội Mỹ sát hại người Philippines ở thời kỳ đầu cai trị nước này. Vào hôm thứ Hai tuần này, ông Duterte còn kêu gọi lính đặc nhiệm Mỹ rời khỏi đảo Mindanao thuộc miền Nam Philippines.

Nhận xét: Với đà này, có nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy những nỗ lực lật đổ ông Duterte trong một thời gian ngắn nữa từ "đất nước của tự do và dân chủ".


Eagle

Nước Ý: Lại một thuộc địa trá hình nữa của Hoa Kỳ / NATO

Italy air base
© Antonio Parrinello / ReutersCăn cứ không quân Sigonella trên đảo Sicily, miền nam nước Ý
Liệu các bài tập quân sự thường xuyên được tổ chức gần biên giới Nga và các chiến dịch quân sự tốn kém ở các khu vực khác nhau trên thế giới có phục vụ lợi ích của châu Âu và bán đảo Apennines?

Trong một cuộc phỏng vấn với "Sputnik" nhà báo nổi tiếng người Italy Fulvio Grimaldi nhận xét: "Chúng tôi đã trở thành nạn nhân của chính sách tự kiềm chế trái với lợi ích chung của đất nước. Châu Âu đang tự tra tấn bản thân".

Ông Fulvio Grimaldi nói, vì lợi ích của Mỹ, nước Italy của chúng tôi đã áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga. Kết quả là Matxcơva chịu ảnh hưởng do lệnh trừng phạt ít hơn so với các cơ sở sản xuất nông nghiệp và công nghiệp của Ý, mà các cơ sở đó đã lâm vào tình hình kinh tế rất khó khăn.

Italy bị quân sự hóa quá mức. Trên lãnh thổ Italy có khoảng 90 căn cứ quân sự của Mỹ, thêm vào đó các căn cứ của Italy đều thuộc NATO do Hoa Kỳ quản lý. Đất nước chật ních căn cứ quân sự là một gánh nặng tài chính rất lớn cho nền kinh tế, kết quả là chính phủ cắt giảm những chi tiêu xã hội, ví dụ cho việc xây dựng các bệnh viện, trường học, làm đẹp cảnh quan. Ngoài ra, với các căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước mình, người Ý có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công từ phía những nước muốn chống lại sự xâm lược của NATO, mà đất nước chúng tôi là một thành viên.

Star of David

Hoa Kỳ ký gói viện trợ quân sự kỷ lục 38 tỷđôla cho Israel

Palestinian child throwing stone at Israeli tank
Gói viện trợ của Hoa Kỳ sẽ được dùng vào những việc như thế này
Mỹ và Israel đã ký một thỏa thuận viện trợ quốc phòng vào ngày 14.9 (giờ địa phương), trong đó Israel sẽ nhận được các khoản viện trợ trị giá 38 tỉ USD trong vòng 10 năm, từ năm 2019 đến năm 2028. Tuy nhiên, giới chức Mỹ nói rằng khoản viện trợ cho Jerusalem có thể tăng lên trong trường hợp khẩn cấp hoặc xảy ra chiến tranh.

Tờ báo Haaretz cho biết Mỹ và Israel đã thống nhất và ký kết một thỏa thuận viện trợ mới kéo dài trong 10 năm, từ năm 2019-2028, trị giá 38 tỉ USD. Giới chức hai nước đã loại bỏ một số mâu thuẫn và tiến hành nhiều cuộc đàm phán để đi đến thỏa thuận cuối cùng vào ngày 14.9 (giờ địa phương).

Các thỏa thuận hỗ trợ phòng thủ, được đàm phán kể từ tháng 11.2015, đã được ký kết tại trụ sở của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington bởi quyền Cố vấn an ninh quốc gia Israel Jacob Nagel và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề về chính trị Thomas Shannon. Đại sứ Mỹ tại Israel Dan Shapiro và Đại sứ Israel tại Mỹ Ron Dermer cũng có mặt tại buổi lễ ký kết thỏa thuận.

Những điểm chính của thỏa thuận bao gồm: Israel sẽ nhận được 3,8 tỉ USD hằng năm, 500 triệu USD trong số đó sẽ dùng cho việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Ngược lại, Jerusalem không được phép yêu cầu quốc hội bổ sung thêm ngân sách cho hệ thống phòng thủ tên lửa, trừ trường hợp khẩn cấp.

Nhận xét: Số tiền khổng lồ mà Hoa Kỳ cho không Israel hàng năm được dùng để trang bị cho al-Qaeda/IS ở Syria để lật đổ chính quyền dân chủ ở đây. Nó cũng được dùng để trang bị cho quân đội Israel để họ có thể khủng bố, tàn sát người Palestine. Điều đó, cùng với thực tế rằng bất cứ chính trị gia có vai vế nào ở Hoa Kỳ cũng phải tỏ lòng trung thành hết mực với Israel, khiến chúng ta phải tự hỏi bản chất quan hệ "đồng minh" Hoa Kỳ - Israel là thế nào?