Chủ Những Con RốiS


Attention

Hoa Kỳ và Nga đạt thỏa thuận ngừng bắn mới tại Syria

kerry lavrov
© Xinhua
Mỹ và Nga đã thống nhất được một thỏa thuận ngừng về Syria, báo Wall Street Journal (Mỹ) dẫn thông báo của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp báo đầu ngày 10-9 tại Geneva (Thụy Sĩ).

Thỏa thuận này có hai điểm chính: ngừng bắn ở Syria hướng tới chuyển tiếp chính trị, và Mỹ-Nga sẽ hợp tác quân sự tại Syria.

Cuộc đàm phán giữa hai ngoại trưởng Nga, Mỹ diễn ra từ sáng sớm 9-9, kéo dài qua cả nửa đêm, tới tận đầu ngày 10-9 mới thống nhất được thỏa thuận.

Ngoại trưởng Kerry cho biết thỏa thuận gồm các bước yêu cầu phe chính phủ Syria chấm dứt mở các chiến dịch không kích nhắm vào các khu vực phe nổi dậy kiểm soát. Ông cho biết cả Mỹ và Nga kêu gọi phe đối lập và phe chính phủ thực hiện ngừng bắn từ ngày 12-9 tới. Sau khi thỏa thuận ngừng bắn thực hiện được 7 ngày thì Mỹ và Nga sẽ bắt đầu hợp tác quân sự.

Trong thỏa thuận Mỹ, Nga đạt được cũng có điều khoản tạo điều kiện cho cứu trợ nhân đạo tiếp cận đến các khu vực bị phong tỏa, bao gồm cả Aleppo.

Nhận xét: Thỏa thuận này, cũng như các thỏa thuận ngừng bắn trước đây, có nhiều khả năng sẽ có số phận giống như thỏa thuận Minsk II ở Ukraine. Nghĩa là nó là một thỏa thuận hầu như không có khả năng được thực hiện, mà nhằm mục đích cho thế giới thấy rõ bên nào đang cản trở tiến trình hòa bình bằng cách không thực hiện thỏa thuận đã ký.


Dollar

Tám năm qua, 4 ngân hàng trung ương lớn nhất đã in thêm 9 ngàn tỷ đôla. Kết quả đã tệ càng tệ hơn

Money printing press
© NEO
4 ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới đã khoảng hơn 9 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính nhằm thúc đẩy tăng trưởng, lạm phát và tạo việc làm.

Theo hãng tin CNN, số tiền này tương đương với tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong vòng 6 tháng.

"Nếu đưa một nhóm chuyên gia kinh tế từ thời điểm năm 2008 đến thời điểm hiện tại và được thông báo rằng các ngân hàng trung ương đã mua vào 9 nghìn USD tài sản mà vẫn phải tìm cách để kích thích lạm phát, thì chắc là họ sẽ không tin", chuyên gia kinh tế trưởng Michael Pearce thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics nhận định.

Các ngân hàng trung ương lớn đã bắt đầu ồ ạt in tiền khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Kế hoạch của họ rất đơn giản: bơm tiền vào hệ thống sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chi tiêu của các hộ gia đình.

Nhận xét: Cái gọi là hệ thống tài chính quốc tế giờ đã trở thành một sòng bạc khổng lồ toàn cầu, và số tiền 9 ngàn tỷ đôla đã được ném vào sòng bạc đó. Đó là lý do tại sao nó chỉ tạo ra đủ loại cơn sốt / bong bóng (bất động sản, cổ phiếu) chứ không có tác dụng gì trong việc thúc đẩy kinh tế hay tạo việc làm. Khi những bong bóng đó vỡ, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ chỉ như một cuộc dạo mát.

Xem thêm bài viết của chúng tôi về chủ đề này: Bản chất của tiền, và lý do Nga, Trung Quốc sắp chiếu tướng giới tài chính phương Tây


X

Facebook bị phản ứng dữ dội từ Na Uy khi trắng trợn kiểm duyệt bức ảnh "em bé napalm" về chiến tranh Việt Nam

Protest over Facebook censorship of the
Tờ báo lớn nhất Na Uy Aftenposten phản đối hành động kiểm duyệt của Facebook bằng cách đăng bức ảnh trên trang nhất
Facebook đang hứng chịu cơn thịnh nộ ở Na Uy khi tờ báo hàng đầu nước này và nhiều người dùng chỉ trích hành động kiểm duyệt bức ảnh biểu tượng cho sự tàn khốc của chiến tranh ở Việt Nam.

Bức ảnh chụp cô bé Việt Nam bị bom napalm đốt cháy hết quần áo và đang chạy khỏi vụ tấn công năm 1972 đã bị Facebook xóa khỏi các trang của người dùng, trong đó có trang của Thủ tướng Na Uy Erna Solberg. Bức ảnh của phóng viên ảnh Nick Ut làm việc cho hãng tin AP đã giành giải thưởng Pulitzer. "Facebook đang đi sai đường khi kiểm duyệt những bức ảnh như thế này. Điều đó góp phần tạo nên sự hạn chế quyền tự do thể hiện", Thủ tướng Na Uy sáng qua viết trên trang Facebook. Bình luận này nhanh chóng nhận được hàng ngàn lượt "like".

Câu chuyện bắt đầu từ vài tuần trước, sau khi nhà văn người Na Uy Tom Egeland đăng một thông điệp về 7 bức ảnh thay đổi lịch sử chiến tranh và minh họa bằng bức ảnh chụp cô bé Phúc. Nhưng bức ảnh nhanh chóng bị Facebook xóa. Những người hâm mộ ủng hộ nhà văn này và đăng lại bức ảnh đó, nhưng cũng bị Facebook xóa vì quy định của họ cấm đăng ảnh khỏa thân. Những ngày gần đây, Facebook tiếp tục xóa bức ảnh và thậm chí treo cả tài khoản của những người Na Uy đã đăng ảnh. Hành động của Facebook đã vấp phải phản ứng dữ dội ở Na Uy - nơi quyền tự do của người dân luôn được bảo vệ.

Nhận xét: Như bài viết đã nêu, đây không phải là lần đầu tiên Facebook có những hành động kiểm duyệt trắng trợn và lố lăng như vậy. Sott.net tiếng Việt cũng đã từng hứng chịu mũi dùi kiểm duyệt của Facebook trong quá khứ. Chúng ta phải tự hỏi liệu có động cơ chính trị nào đằng sau sự kiểm duyệt đó hay không.

Xem thêm: Cập nhật: Lời "cảnh cáo" đối với Sott.net và trận chiến thông tin trên hành tinh này


War Whore

Donald Trump tung kế hoạch cải cách quân đội: To hơn, mạnh hơn, để gây nhiều giết chóc, hủy diệt hơn

War-like liberty statue
Ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa, hứa tăng chi tiêu quốc phòng lên đến hằng chục tỉ dollar, đồng thời phác họa kế hoạch quan trọng như tăng quân, tàu chiến, tàu ngấm và phi cơ chiến đấu.

Ông Trump muốn trấn an sự hoài nghi từ cả hai đảng và cho thấy rằng ông đã sẵn sàng để lãnh đạo quân hùng mạnh nhất thế giới.

Nhà tỉ phú đầu tư địa ốc, người từng vấp váp khi bày tỏ về chính sách đối ngoại, cũng từng thừa nhận hiện chưa có kế hoạch để đối phó về vấn đề an ninh mạng hoặc ISIS.

Theo lời ông, nếu trúng cử, ông sẽ cho cấp lãnh đạo quân đội 30 ngày để soạn thảo một kế hoạch nhằm đánh bại tổ chức khủng bố ISIS. Đồng thời ông cũng yêu cầu các cấp tham mưu duyệt lại kế hoạch quốc gia bảo vệ chống tin tặc để lượng định những chỗ yếu điểm.

Nhận xét: Hoa Kỳ hiện đã chi cho quân sự nhiều hơn bảy quốc gia kế tiếp cộng lại, Donald Trump còn hứa gia tăng ngân sách khổng lồ ấy lên làm gì nữa? Phải chăng sự giết chóc, hủy diệt mà Hoa Kỳ đã gây ra cho thế giới còn chưa đủ?


USA

Nước Mỹ là tất cả: Ứng cử viên tổng thống Mỹ không biết Aleppo là gì

The world according to americans
Thế giới trong con mắt người Mỹ
Ứng cử viên tổng thống Mỹ, lãnh đạo Đảng Tự Do Gary Johnson rơi vào một tình huống kỳ lạ trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình MSNBC.

Các nhà báo hỏi Johnson về hành động của ông để giải quyết tình hình ở Aleppo, nếu ông trở thành tổng thống của Hoa Kỳ. " Ở Aleppo.. Và nó là gì — Aleppo?" — Johnson hỏi lại.

Nhà báo cho rằng Johnson đã nói đùa. "Ngài đang đùa đấy à?" — nhà báo hỏi lại cho rõ. Ứng cử viên trả lời: "Không". Nhà báo đã buộc phải giải thích rằng, thành phố "Aleppo nằm ở Syria" và "là trung tâm của cuộc khủng hoảng di dân". "Được rồi, tôi hiểu, hiểu", — ông Johnson nói.

"Ngài có thực sự nghĩ rằng, chính sách đối ngoại là không quan trọng, đến nỗi người đứng ra ứng cử chức tổng thống Mỹ, không cần biết, Aleppo là gì"?— nhà báo đặt câu hỏi.

"Tôi có hiểu Aleppo và thực sự hiểu, khủng hoảng là gì", — chính trị gia nói.

Yoda

Hội nghị G20: Putin làm lộ rõ sự suy yếu ảnh hưởng toàn cầu của Hoa Kỳ

Putin Obama
Hội nghị thượng đỉnh thường niên của nhóm các nền kinh tế lớn và mới nổi G20 đã trở thành một cuộc gặp gỡ cấp cao quốc tế lớn sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Tại cuộc họp vừa diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc, việc thảo luận về các vấn đề toàn cầu chỉ mang tính nghi thức, nhưng sự quan tâm chính tập trung vào các cuộc gặp song phương. Và Tổng thống Vladimir Putin đã thấy được những gì trước nhiệm kỳ sắp hết của Tổng thống Barack Obama.

Trong 3 ngày, ông Vladimir Putin đã gặp gỡ một nửa thành viên tham gia hội nghị thượng đỉnh - ông đã thực hiện 8 cuộc gặp song phương và 1 cuộc gặp năm bên (trong khuôn khổ BRICS). Như vậy, Tổng thống Nga đã hội đàm với 11 trong số 19 nhà lãnh đạo các nước tham gia hội nghị thượng đỉnh (tuy nhiên, ngoài các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, ở Hàng Châu đã mời thêm 9 nhà lãnh đạo của các quốc gia đang phát triển và Tổng thống Putin đã gặp gỡ thành công một trong số đó là Tổng thống Ai Cập). Trước đó một ngày, ông Putin đã tiếp xúc với 2 trong số những người tham gia hội nghị thượng đỉnh là Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Pak Geun-hye tại Vladivostok.

Như vậy, trong những ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh chỉ còn 6 thành viên trong G20 mà Tổng thống Nga không tiến hành gặp gỡ chính thức (có lẽ họ chỉ nói chút chuyện bên lề), đó là Ý, Úc, Canada, Indonesia, Mexico và Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, Thủ tướng Ý Renzi và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Juncker đã có mặt tại St Petersburg vào hồi tháng 6, còn Tổng thống Indonesia Widodo đã có chuyến bay đến Sochi vào hồi tháng 5, do đó chỉ còn lại 3 người.

Better Earth

Thái Lan tuyên bố "ủng hộ nỗ lực duy trì hòa bình trên biển" của Trung Quốc

Chinese and Thai prime ministers
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha
Thái Lan hôm nay tuyên bố nước này "ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc" nhằm duy trì hòa bình hàng hải, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là điểm nóng gây căng thẳng khu vực.

"Thúc đẩy hòa bình và ổn định trên đại dương là điều quan trọng với tất cả các bên, và Thái Lan ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc về vấn đề này. Các cuộc thảo luận phải làm giảm hoài nghi", Weerachon Sukondhapatipak, phát ngôn viên chính phủ Thái Lan, nói với Reuters bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN.

Khi được hỏi liệu Thái Lan có đang sát cánh với Trung Quốc hay không, ông nói Thái Lan "muốn thấy hòa bình được duy trì vì lợi ích tất cả các bên".

Thái Lan trong lịch sử luôn giữ lập trường trung lập về vấn đề Biển Đông. Nước này bình luận chỉ vài giờ sau khi Philippines công bố những bức ảnh được cho là chụp tàu Trung Quốc gần một bãi cạn tranh chấp trên biển.

Nhận xét: Có vẻ như Trung Quốc và các nước ASEAN đều đang nhận ra rằng ngồi xuống đàm phán về Biển Đông là ý tưởng tốt hơn nhiều so với việc để Hoa Kỳ kích động gây bất ổn hoặc thậm chí chiến tranh trong khu vực.

Xem thêm:


Better Earth

Trung Quốc, ASEAN đồng lòng muốn giảm căng thẳng ở Biển Đông tại Hội nghị Vientiane

ASEAN summit at Vientiane, Laos, September 7th 2016
© Reuters
Hai bên thông qua tuyên bố chung về Bộ quy tắc ứng xử cho các chạm trán bất ngờ trên biển và tài liệu hướng dẫn về đường dây nóng.

Các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã cam kết thể hiện kiềm chế trong thực hiện các hoạt động có thể làm phức tạp hay làm gia tăng tranh chấp.

Hội nghị cấp cao kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc tại Vientiane (Lào) ngày 7-9 đã công bố tuyên bố chung như trên.

Theo báo Straits Times, tuyên bố chung có đoạn: "Chúng tôi tiếp tục khẳng định cam kết tôn trọng tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông như đã nêu trong các nguyên tắc phổ quát được luật pháp quốc tế thừa nhận, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và cam kết giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các giải pháp hòa bình, không viện dẫn vũ lực hay sử dụng vũ lực, qua tham vấn và đàm phán giữa các nước có chủ quyền trực tiếp có liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ quát đã được luật pháp quốc tế thừa nhận, bao gồm UNCLOS".

Tuyên bố chung cũng bày tỏ hai bên cam kết thực hiện toàn diện và thực tiễn Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và làm việc thực chất để nhanh chóng thông qua dựa trên đồng thuận Bộ quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC).

Radar

Đối mặt với tên đầu gấu: Tàu chiến Mỹ buộc phải đổi hướng sau khi tàu Iran chặn ở khoảng cách gần

US Navy patrol boat USS Firebolt
© US Navy / AFPTàu tuần tra Mỹ USS Firebolt
Ngày 6/9, Lầu Năm Góc cho biết vụ 7 tàu quân sự của Iran cản trở một tàu tuần tiễu của Mỹ ở vùng biển quốc tế tại Vùng Vịnh cuối tuần qua là một ví dụ nữa về sự tương tác "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp".

Theo Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Đại úy Jeff Davis, 7 tàu tấn công nhanh của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đã tiếp cận tàu USS Firebolt của Mỹ hôm 4/9 với súng máy bỏ phủ bạt. Ba tàu trong số này tiến sát gần tàu Mỹ, cản trở hướng di chuyển của tàu ở khoảng cách chỉ khoảng 460m. Cuối cùng các tàu của Iran cũng bỏ đi, nhưng một chiếc quay trở lại và dừng ngay trước mũi tàu Firrebolt dài 53 mét, buộc tàu Mỹ phải chuyển hướng để tránh va chạm. Ông Davis cũng lưu ý rằng các thủy thủy Mỹ đã cố gắng cảnh báo phía Iran qua vô tuyến điện.

Cuộc đối đầu hôm 4/9 là vụ việc thứ 5 mà Lầu Năm Góc tiết lộ trong vòng một tháng qua trong bối cảnh các quan chức quân sự Mỹ liên tục cáo buộc Tehran là bên khiêu khích. Trong một vụ việc tương tự vào tháng trước, tàu USS Squall của Mỹ đã phải bắn cảnh cáo vào một tàu của Iran khi nó tiếp cận tàu này. Giới chức Hải quân Mỹ cho biết các tàu của hải quân Mỹ và Iran đã tương tác hơn 300 lần trong năm 2015 và hơn 250 lần trong nửa đầu năm nay, trong đó 10% là không an toàn và thiếu chuyên nghiệp.

Nhận xét: Tàu chiến Mỹ có vẻ rất thích đi vào vùng biển Iran, có lẽ để dạo mát. Tuy nhiên, người Iran không bao giờ quên kết quả của một lần "dạo mát" đó vào ngày 3/7/1988. Và khác với khi đó, giờ đây họ đã đủ khả năng đứng lên mời những vị khách không mời đó đi.

Xem thêm: "Tôi sẽ không bao giờ xin lỗi" - Nhìn lại vụ tàu chiến Mỹ bắn rơi máy bay dân sự Iran trong vùng biển nước này


Heart - Black

Mắc nghẹn vì những lời dối trá: Hillary Clinton ho không dứt đến 4 phút trong khi phát biểu

Hillary health coughing
© The American Mirror
Vấn đề sức khỏe của ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton một lần nữa bị mang ra mổ xẻ sau khi đoạn clip ghi lại 4 phút vận động tranh cử vất vả với những tràng ho khan kéo dài của bà được đăng tải trên các trang mạng xã hội.

Theo đó, bài phát biểu vận động tranh cử của bà Hillary ở Cleveland, Ohio tuy chỉ dài 4 phút nhưng đã liên tục bị ngắt quãng bằng những lần tiếp nước và trận ho không dứt của cựu đệ nhất phu nhân Mỹ.

Mặc dù ngay lập tức chữa cháy rằng đó là hệ quả xuất phát từ việc dị ứng mỗi lần nhắc tới Donald Trump, nhưng cựu Ngoại trưởng Mỹ vẫn không ngăn được những lời bàn ra tán vào về thể trạng của mình.


Nhận xét: Và đây không phải là lần duy nhất Clinton có những cơn ho như vậy. Tác giả Alex Christoforou trong bài viết Choking on her own lies: Hillary Clinton calls Putin a "dictator" and coughs until no end đã phỏng đoán phải chăng chúng là biểu hiện về thể chất của những vấn đề có nguồn gốc tâm lý? Một cách cụ thể hơn, phải chăng chúng là phản ứng của cơ thể đối với những lời dối trá trắng trợn vẫn được tuôn ra thường xuyên từ miệng bà ta? Christoforou đã "kê đơn" chữa ho cho Clinton như sau: Quả thật danh sách trên là khá xa vời đối với một kẻ có nhiều biểu hiện thái nhân cách như Hillary Clinton, nhưng chúng ta vẫn có quyền hy vọng phải không?