Chủ Những Con RốiS


Magnify

Nga không công nhận quyết định trọng tài về Biển Đông không phải về nội dung mà về hình thức

Graphic of SOuth China Sea
Tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về phán quyết của Tòa án Hague với Luật Biển đòi hỏi phải xem xét chăm chú trong tất cả các sắc thái, các mối quan hệ, - chuyên viên phân tích chính trị Dmitry Mosyakov nhận xét.

Trước hết, từ tuyên bố này cần hiểu rằng Nga không công nhận quyết định của Tòa, không phải là về bản chất, mà là về hình thức. Tức là không phải bởi trong phán quyết nói rằng đường chín đoạn không đúng, hoặc rằng kết luận không đúng của Tòa án về hòn đảo hoặc các ngư dân Philippines — hoàn toàn không phải vậy. Tổng thống Nga không nói như thế. Ông đã nhấn mạnh rằng đây không phải là lập trường chính trị mà thuần túy là dưới nhãn quan pháp lý.

"Tổng thống đã nói rằng Nga không công nhận phán quyết của Tòa án vì trong một phiên tòa cần có sự tham gia của cả hai bên, thế nhưng đã chỉ có một bên hiện diện. Trung Quốc không tham gia vào phiên tòa này và đã không thể bảo vệ lập trường của nước mình theo đúng thể thức".

Nhận xét: Bài viết này cho thấy quan điểm của Nga về Biển Đông hoàn toàn không thay đổi, tức là vẫn giữ trung lập, không ủng hộ bên nào. Thế nhưng giới báo chí Việt Nam đã vội chộp lấy cơ hội này và tung những dòng tít "Nga ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông". Tranh chấp Biển Đông là một vấn đề phức tạp và ngay cả Philippines cũng đang sẵn lòng ngồi xuống bàn đám phán.

Chúng tôi từng nhận xét như sau trong bài Vài suy nghĩ về phán quyết của tòa quốc tế về vụ kiện Biển Đông:

South China Sea claims map
© Wikipedia/Voice of AmericaBản đồ đòi hỏi chủ quyền của các bên tại Biển Đông
Nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn một chút về tranh chấp Biển Đông và đặt cái gọi là "tinh thần yêu nước" sang một bên để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan thì có thể thấy hầu hết những gì Trung Quốc đang làm thì các nước khác, trong đó có Việt Nam cũng làm. Cụ thể:
  • Các nước đều có hoạt động bồi lấp, xây dựng sân bay quân sự, đặt khí tài quân sự tại quần đảo Trường Sa, bao gồm Đài Loan, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Việt Nam.
  • Đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam cũng phủ kín gần hết Biển Đông, về diện tích lớn không kém gì đường chín đoạn của Trung Quốc. Nếu căn cứ vào phán quyết ở trên, rằng lãnh hải của các đảo nổi ở Trường Sa chỉ có phạm vi 12 hải lý thì cả đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc và Việt Nam đều vô lý như nhau. (Xem hình bên)
  • Về lịch sử, ngư dân từ nhiều nước đều đã hoạt động tại các đảo trên Biển Đông từ lâu đời, bao gồm Malaysia, Philippines, Trung Quốc, Việt Nam.
Nói tóm lại, như một bạn đọc hài hước của chúng tôi từng nhận xét, quần đảo Trường Sa giống như miếng đất bỏ hoang ngoài đầu làng, gần đường cái. Mỗi anh trong làng chiếm một mảnh. Ai cũng cho rằng nó phải thuộc về mình. Sẽ là tốt hơn nếu họ bàn bạc, phân chia với nhau trong làng thay vì gọi gã đầu gấu chuyên làm nghề bảo kê ở ngoài phố vào phân giải.


Cut

Khủng bố IS hoàn toàn bị cắt đứt khỏi biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ

Turkish army tanks make their way towards the Syrian border town of Jarabulus
© REUTERS/ Revolutionary Forces of Syria Media OfficeXe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến về hướng thị trấn Jarabulus của Syria ngày 24/8/2016
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã mất hoàn toàn quyền kiểm soát và bị đẩy lùi khỏi khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là bước tiến mới nhất trong cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) ngày 4/9 cho biết lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và quân nổi dậy Syria đã đánh bật toàn bộ tay súng IS ra khỏi những khu vực cuối cùng mà nhóm khủng bố này kiểm soát tại biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Theo SOHR, IS đã mất đường liên lạc với thế giới bên ngoài sau khi mất quyền kiểm soát các ngôi làng ở khu vực này.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã xác nhận thông tin trên trong một bài phát biểu trên truyền hình cùng ngày.

"Từ Azaz đến Jarabulus, 91 km đường biên giới của chúng tôi đã an toàn", ông Yildirim cho biết.

SOHR cho hay quân nổi dậy Syria với sự yểm trợ của các xe tăng và máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ đã giành lại quyền kiểm soát một số ngôi làng ở biên giới giữa hai nước sau khi IS rút toàn bộ các tay súng, chấm dứt hoàn toàn sự hiện diện của IS khỏi khu vực này.

Camera

Tại sao Hillary Clinton không tổ chức một cuộc họp báo nào trong suốt 9 tháng nay?

Hillary money
Tính đến ngày 4/9, ứng cử viên chạy đua vào Nhà Trắng của đảng Dân Chủ Hillary Clinton đã không hề có cuộc họp chính thức nào với báo chí trong 274 ngày, trong khi đó đối thủ của bà- tỷ phú Donald Trump lại rất tích cực "giao lưu" với truyền thông.

Lần gần đây nhất bà Hillary có phát biểu trước đông đảo các phóng viên là hôm 5/8 trong sự kiện của các thành viên Hiệp hội quốc gia nhà báo da màu và Hiệp hội quốc gia nhà báo gốc Mỹ Latinh ở Washington, DC. Tại sự kiện này, cây bút Ed O'Keefe của tờ Washington Post thậm chí đã thay mặt các đồng nghiệp đề nghị bà Hillary trả lời phỏng vấn báo chí thường xuyên hơn bởi vị cựu ngoại trưởng này chưa hề tổ chức cuộc họp báo quy mô nào kể từ năm 2015.

Trước những đồn đoán được đưa ra, hai nhà báo của New York Times Amy Chozick and Jonathan Martin nhận định rằng thay vì chuyện trò với cánh phóng viên, bà Hillary Clinton đang giành đặc quyền cho những nhân vật giàu có sẵn sàng chi hầu bao để ủng hộ cho chiến dịch của bà.

Nhận xét: Một lý do nữa có thể là những kẻ đứng sau không đủ tin tưởng vào Hillary Clinton để cho bà ta đứng trả lời những câu hỏi không được chuẩn bị trước từ bất cứ phóng viên nào trong giới báo chí. Buổi họp báo cuối cùng vào 9 tháng trước của bà ta đã là một thảm họa. Vậy tại sao lại liều nữa trong thời điểm nước sôi lửa bỏng này?


Attention

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết về sự cấp thiết của việc chống tham nhũng

Former Vietnamese President Truong Tan Sang
© Nguyễn Khang / TTXVNNguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Đã từ lâu, với thế hệ chúng ta, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh thiêng liêng của đất nước. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Tổ quốc thiêng liêng được vun đắp bởi xương máu và mồ hôi nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc thế kỷ vừa qua thôi, máu của hàng triệu người ngã xuống vẫn còn ấm nóng trên lá quốc kỳ. Biết ơn các bậc tiền nhân, biết ơn đồng chí, đồng bào, thì ngày hôm nay đối với những người chèo lái con thuyền Tổ quốc, không có cách nào khác là phải nhận lấy gánh nặng trách nhiệm trên đôi vai của mình.

Ngô Quyền, với chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng đã chấm dứt giai đoạn 1.000 năm Bắc thuộc và mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Theo đánh giá của sử gia Ngô Thì Sỹ (1726-1780) thì: "Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lững ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt Sử Tiêu Án).

Từ Ngô Quyền cho đến giai đoạn sau này, các vương triều đều xây dựng được những đỉnh cao rực rỡ về mọi lĩnh vực, nhưng rồi lại đi đến diệt vong do tranh quyền, đoạt lợi trong nội bộ, do nạn bè phái, vơ vét của cải, ức hiếp dân lành và có những kẻ làm "tay sai" cho ngoại bang.

"Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo" (Lê Thánh Tông 1442-1497). Tư tưởng pháp trị của Bộ luật Hồng Đức manh nha từ hơn 500 năm trước, tiếc thay, đã sớm bị chìm khuất trong bóng tối nặng nề của chế độ phong kiến tập quyền, của một quốc gia bị xâm lược... Dâu bể đa đoan, một cá nhân, dẫu có là một vị "vua tốt", có khi cũng chỉ biên soạn được những bản anh hùng ca dang dở.

Nhận xét: Đây là bài viết rất đáng chú ý, không phải vì nội dung mà là vì tác giả: nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước của nhiệm kỳ trước, và nơi nó được đăng: báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói đây là tuyên bố chính thức của những người đứng đầu chính phủ Việt Nam rằng chiến dịch chống tham nhũng này là làm thật. Những diễn biến kể từ Đại hội Đảng 12 tại Việt Nam cũng là đáng khích lệ và cho chúng ta nhiều lý do để hy vọng.

Xem thêm:


Stop

Gió đổi chiều: Khả năng thông qua Hiệp định TPP ngày càng xa vời do phản đối quyết liệt từ nhiều phía

No TPP
Nhà kinh tế học nổi tiếng đã từng đoạt giải Nobel là Joseph Stiglitz bình luận: "Nói TPP mang lại lợi ích cho tất cả chỉ là nói dối". Nói cách khác, sự quyến rũ của chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy trong nền kinh tế thế giới xuất phát chủ yếu từ sự bất mãn về những mặt trái do tự do thương mại gây ra.

Những ngày cuối cùng của tháng 8 chứng kiến một nguy cơ đối với tự do thương mại toàn cầu, và đồng thời là một sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới, khi cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP) giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) được Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel mô tả là "một thất bại hiển nhiên nhưng không ai muốn thừa nhận". Hai hiệp định thương mại có quy mô lớn nhất do Mỹ đề xuất là TPP và TTIP trên bờ vực của sự sụp đổ đang đánh dấu cho một bước ngoặt, trong đó tự do thương mại đang ngày càng bị nhìn nhận dưới góc độ tiêu cực, trong khi chủ nghĩa bảo hộ thì đang ngày càng lên ngôi. Nhà kinh tế học nổi tiếng đã từng đoạt giải Nobel là Joseph Stiglitz đã bình luận: "Nói TPP mang lại lợi ích cho tất cả chỉ là nói dối". Nói cách khác, sự quyến rũ của chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy trong nền kinh tế thế giới xuất phát chủ yếu từ sự bất mãn về những mặt trái của tự do thương mại.

Các nền kinh tế lớn trên thế giới những ngày vừa qua đang tiến một bước khá dài trên con đường quay trở về chủ nghĩa bảo hộ, một điều mà ngay cả khi kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng năm 2008 cũng đã không xảy ra. Tại Mỹ, cơ hội cuối cùng để Tổng thống Barack Obama có thể vận động Quốc hội thông qua TPP vào kỳ họp cuối trong nhiệm kỳ của ông vào tháng 11 tới đang là vô cùng mong manh, khi mà cả Chủ tịch Thượng viện lẫn Hạ viện Mỹ đều tuyên bố không có ý định đưa TPP vào chương trình nghị sự. Kỳ họp Quốc hội Mỹ vào tháng 11 tới là cơ hội cuối cùng để ông Obama có thể cứu vãn hiệp định thương mại có quy mô lớn nhất thế giới sẽ kết nối các nền kinh tế hai bờ Thái Bình Dương, cũng như để tránh kịch bản nước Mỹ quay trở lại với chủ nghĩa bảo hộ vốn đang là cương lĩnh tranh cử của hai ứng cử viên hàng đầu sẽ kế nhiệm ông Obama ở Nhà Trắng.

Nhận xét: Xem thêm:


Arrow Up

Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện

Vietnamese and Indian Prime Ministers Nguyen Xuan Phuc and Narendra Modi
© Việt Dũng / Tuổi Trẻ
Tại cuộc họp báo sáng 3-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo ông và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhất trí nâng cấp mối quan hệ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diện.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi, đặc biệt khi hai nước đang hướng đến kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2017.

"Ngài Thủ tướng Ấn Độ Modi và tôi đã có cuộc hội đàm thực chất và hiệu quả trên tinh thần cởi mở và hữu nghị. Chúng tôi tái khẳng định việc coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ".

"Hai bên bày tỏ hài lòng trước những phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực hợp tác. Tôi đánh giá cao những ý kiến của ngài Thủ tướng Modi, thể hiện chính phủ Ấn Độ coi quan hệ với Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam thể hiện sự ủng hộ nhất quán đối với Ấn Độ trong việc triển khai chính sách hành động hướng Đông và Ấn Độ đóng vai trò to lớn hơn trong khu vực.

Nhận xét: Như vậy, cho tới nay, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với ba nước là Ấn Độ, Trung Quốc và Nga.


Arrow Up

Putin phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông - Nga tập trung phát triển vùng Viễn Đông

putin abe
© Alexei Druzhinin / ReutersTổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tại Vladivostok, ngày 2/9/2016.
Tổng thống Putin giới thiệu về những ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển vùng Viễn Đông mà Nga đang đặt ra rất quyết liệt.

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Phương Đông lần thứ 2 (EEF-2) tại Vladivostok, sáng nay (3/9), diễn ra phiên họp toàn thể mang tên "Viễn Đông mở cửa". Phiên họp được quan tâm đặc biệt bởi ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin, còn có Tổng thống Hàn Quốc Pak Guen-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham dự và phát biểu.

Trước hàng trăm đại biểu là những quan chức Nhà nước cấp cao, các đại diện thương mại, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và cả nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia thuộc nhiều ngành nghề khác nhau tham dự phiên toàn thể, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin giới thiệu ngắn gọn về tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, về những ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển vùng Viễn Đông mà Nga đang đặt ra rất quyết liệt.

"Chúng tôi đặt ra trước mắt mình nhiệm vụ to lớn là làm sao để Viễn Đông trở thành một trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước chúng ta, một trung tâm mạnh, năng động và tiên tiến. Như tôi đã nói thì đó là một trong những hướng ưu tiên mang tính quốc gia quan trọng", Tổng thống Putin nhấn mạnh.

Bullseye

Putin: Mỹ nên tập trung vào nội dung email rò rỉ từ Đảng Dân chủ hơn là suy đoán về thủ phạm

Hillary Clinton
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga không đột nhập hệ thống mạng của Đảng Dân chủ Mỹ và công luận Mỹ nên chú ý đến những nội dung trong các thư điện tử mật bị rò rỉ của đảng.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg, Tổng thống Putin khẳng định Nga không liên quan đến vụ xâm nhập vào hệ thống mạng của đảng Dân chủ Mỹ nhằm hạ thấp uy tín của bà Hillary Clinton và giúp đối thủ của bà là ông Donald Trump được lợi như một số quan chức Mỹ cáo buộc.

"Ngày nay có rất nhiều hacker có trình độ rất cao, gây ra nhiều vụ đột nhập mạng bất cứ khi nào họ muốn. Bọn họ có thể ngụy trang vị trí của mình, làm như đang thực hiện hành vi đen tối tại một nơi khác. Rất khó để có thể lần ra tung tích của những người này", ông Putin nói. "Đây là điều mà Nga hoàn toàn không làm".

Tổng thống Nga cũng nhận định rằng những bàn tán về thủ phạm đã tấn công mạng của đảng Dân chủ đang khiến dư luận bớt chú ý đến nội dung của những tài liệu bị rò rỉ.

USA

Tại Mỹ, đưa tin về sức khỏe của Hillary Clinton là một việc làm nguy hiểm

Hillary Clinton needed help walking up a flight of stairs in February 2016
© Getty ImagesHillary Clinton cần người giúp để bước lên bậc thang vào tháng 2/2016.
The Huffington Post đã đuổi việc một phóng viên vì người này cả gan đả động trong các bài viết của mình về tình hình sức khỏe của ứng viên nữ tổng thống Mỹ đầu tiên - bà Hillary Clinton.

Vấn đề sức khỏe của bà Clinton bắt đầu nổi lên sau khi ở một cuộc họp báo bà đột nhiên có những cử chỉ khác thường, lắc đầu giống người bệnh trong cơn động kinh.

Không rõ đó thực sự là một cơn động kinh hay bà Clinton định thu hút hơn nữa sự chú ý, nhưng chuyện này đã chẳng đem lại điều gì tốt lành cho chiến dịch vận động tranh cử của bà.


Nhận xét: Ngoài ra, những người theo thuyết âm mưu (cách gọi khác của những người không tin vào những gì chính phủ và truyền thông chính thống đang nhồi vào đầu họ) còn lan truyền một "danh sách tử thần" của những người từng làm Hillary Clinton không vừa ý và đã chết những cái chết không giải thích được. Nếu chỉ một phần danh sách tử thần ấy là sự thật thì phóng viên Seaman trong bài này kể như đã rất may mắn.

Xem thêm:


Quenelle

Đức "mặc cả" để Nga quay lại khối G8; Nga không cần

lavrov and steinmeier
© RTNgoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov
Các thành viên của nhóm G7 - nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới đã sẵn sàng thảo luận với Nga việc quay trở lại thành nhóm G8 nếu tình hình tại Donbass - miền Đông Ukraine và Syria có tiến triển.

Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đưa ra hôm 31/8, trong cuộc trả lời phỏng vấn các hãng truyền thông Đức.

"Các cuộc xung đột tại Syria và Ukraine cho thấy: vì lợi ích, chúng ta không nên loại trừ Nga khỏi các cuộc đàm phán trong khuôn khổ hẹp của các nền kinh tế lớn nhất thế giới... Nếu cuối cùng có các tiến bộ đáng kể tại miền Đông Ukraine và trong các cuộc đàm phán đình chiến tại Syria, thì các đối tác trong nhóm G7 sẵn sàng xem xét việc đưa Nga quay trở lại định dạng G8", Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết và nhấn mạnh thêm rằng: Chìa khóa cho sự trở lại nhóm G8 nằm trong tay Moscow.

Trước đó, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Đức thừa nhận rằng việc Nga tham gia trong định dạng này (G8) sẽ có lợi cho các đối tác còn lại, song ông lưu ý rằng Moscow cần phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận Minsk.

Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow sẽ không thực hiện bất cứ bước đi nào để quay trở lại nhóm G8. Theo ông, các đối tác phương Tây "đã tự thuyết phục chính bản thân mình rằng, Nga cần phải quay trở lại nhóm G8".