Chủ Những Con RốiS


No Entry

Bộ trưởng quốc phòng Iran: Iran sẽ "đối đầu với mọi tàu chiến Mỹ" xâm nhập lãnh hải

Iran defence minister Hossein Dehghan
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan
Căng thẳng giữa Iran và Mỹ trong mấy ngày qua tăng nhanh khi liên tục có những vụ đụng độ giữa tàu chiến hai nước này trong khu vực vùng vịnh.

Ngày 25.8, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan lại cáo buộc các tàu Mỹ đi vào vùng biển của nước này. Ông Dehghan còn tuyên bố lực lượng của Iran sẽ cảnh cáo hoặc đối đầu với bất kỳ tàu nước ngoài nào xâm nhập lãnh hải của họ.

"Nếu một tàu chiến Mỹ xâm nhập vào khu vực lãnh hải của Iran, nó chắc chắn sẽ nhận được một lời cảnh báo. Chúng tôi sẽ theo dõi họ, và nếu họ vi phạm vào lãnh hải của chúng tôi, chúng tôi không ngại đối đầu với họ", ông Dehghan nói.

Trong một diễn biến liên quan, theo phía Mỹ ngày 24.8 đã có thêm một vụ đụng độ mới giữa hải quân Iran và Mỹ. Cụ thể, theo phía Mỹ, tàu chiến Iran đã tiếp cận ở đầu tàu tuần tra Mỹ USS Squall, cách 180 m tại phía bắc Vịnh Ba Tư (hay Vịnh Persic).

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Peter Cook cho biết là những tàu Iran chỉ quay đi sau khi tàu Mỹ bắn 3 phát cảnh cáo.

Jet2

Bước ngoặt nguy hiểm: Mỹ đã chính thức xâm lược Syria và đe dọa Nga

F-22
© USAFMáy bay F-22 Raptor hiện đại nhất của Mỹ hiện đang có mặt tại Syria
Chính phủ Mỹ ngày 22/8 chính thức tuyên bố rằng các lực lượng quân sự của họ ở Syria sẽ tiếp tục ở lại nước này, bất chấp việc chính quyền Syria nói gì, và sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay Syria nào bay trên khu vực có lực lượng Mỹ đóng quân.

Lầu Năm Góc cũng tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng bắn hạ máy bay Nga và Syria mà họ cho là đe dọa các cố vấn Mỹ - những người theo luật pháp quốc tế là đang hoạt động bất hợp pháp ở phía Bắc Syria. Trước đó, người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết các máy bay Mỹ đã nỗ lực chặn máy bay Syria nhằm bảo vệ những cố vấn Mỹ đang hoạt động (bất hợp pháp) với lực lượng người Kurd ở Syria, sau khi chiến đấu cơ Syria ném bom các khu vực ở Hasakah khi nhóm này bắt đầu hành động gây hấn với Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Syria.

Phát biểu với các phóng viên, người phát ngôn khác của Lầu Năm Góc Peter Cook nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ tiếp tục khuyên chế độ Syria tránh xa các khu vực đó. Chúng tôi sẽ bảo vệ người của chúng tôi đang ở thực địa, và làm những gì chúng tôi cho là cần thiết để bảo vệ họ".

Theo nhà điều tra lịch sử Eric Zuesse, điều này có nghĩa rằng Chính phủ Mỹ sẽ không cho phép Damascus trục xuất các lực lượng Mỹ ở Syria. Chính phủ Syria chưa bao giờ mời các lực lượng Mỹ vào nước này, nhưng Washington hiện đang chính thức thách thức Damascus trong việc khẳng định chủ quyền của mình về các khu vực nơi mà những binh sĩ Mỹ đóng quân.

Magnify

Đằng sau việc Nga tạm dừng sử dụng sân bay Iran cho cuộc chiến ở Syria

Tu-22M3
© Wikipedia/ Max071086
Một vài ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan đã tuyên bố rằng, Nga không được tiếp tục sử dụng căn cứ tại Iran để gửi các máy bay ném bom tầm xa tấn công vào quân nổi dậy ở Syria. Sau đó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Bahram Qasemi cũng khẳng định điều đó.

Nga đã sử dụng căn cứ không quân Hamadan của Iran chỉ trong 5 ngày. Phía Iran đã thông qua quyết định này vì lý do gì? Liệu quyết định này có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác Nga-Iran trong lĩnh vực quân sự? Chuyên gia phân tích chính trị kiêm nhà Iran học Vladimir Sazhin bình luận về vấn đề này:

"Tất cả đã bắt đầu rất tốt. Nga và Iran trên thực tế đã thống nhất nỗ lực để giải quyết "vấn đề Syria" vì lợi ích của hai nước. Ngày 16 tháng 8, các máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 của Nga đã cất cánh từ sân bay Hamadan của Iran giáng đòn không kích các mục tiêu của IS ở Syria. Khi đó Bộ trưởng Hossein Dehghan đã tuyên bố rằng, các máy bay Nga sẽ cất cánh từ căn cứ không quân Hamadan "cho tới khi nào họ còn cần". Đáng tiếc, thời gian "tới khi nào còn cần" chỉ có năm ngày".

Vì sao có sự thay đổi đột ngột này? Phải chăng Iran chỉ chạy theo lợi ích của mình trong quan hệ với phương Tây và không muốn bị coi là nước chư hầu của Nga? Không, không phải như vậy.

Bulb

Campuchia phản đối việc lôi kéo cả ASEAN vào cuộc chiến chống Trung Quốc ở Biển Đông

Cambodia flag
© Flickr/ @felixtriller
The Cambodia Daily ngày 24/8 đưa tin, Quốc hội Campuchia sẽ kiến nghị ASEAN loại bỏ các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông khỏi nội dung dự thảo tuyên bố chung của khối trong cuộc họp đầu tháng 9 tại Vientiane, Lào.

Nghị sĩ đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền (CPP), ông Cheam Yeap xác nhận hôm qua rằng, Quốc hội sẽ yêu cầu người đứng đầu Liên minh ASEAN (AIPA) loại bỏ các nội dung liên quan đến Biển Đông khỏi dự thảo tuyên bố chung của AIPA.

The Cambodia Daily trích băng ghi âm lời ông Cheam Yeap trả lời phỏng vấn tờ Reaksmei Kampuchea Daily cho hay:

"Sau khi nhận được bản dự thảo tuyên bố chung từ Ban thư ký AIPA tại Jakarta, chúng tôi đã thảo luận về nó và đồng ý rằng, chúng ta nên loại các nội dung về Biển Đông, bởi vì đất nước chúng ta không liên quan."

Eye 1

Lấy danh nghĩa chống khủng bố, Pháp, Đức đòi kiểm soát nội dung tin nhắn của dân chúng toàn châu Âu

big brother
© AP Photo/ Lefteris Pitarakis
Pháp và Đức đang thúc đẩy đề xuất áp dụng một đạo luật toàn châu Âu yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn di động cho phép tiếp cận các tin nhắn đã được mã hóa nhằm hỗ trợ cho công tác điều tra liên quan tới chủ nghĩa khủng bố. Động thái này diễn ra trong bối cảnh cả Pháp và Đức thời gian gần đây chứng kiến hàng loạt các vụ tấn công khủng bố đẫm máu.

Những phần tử cực đoan đang lợi dụng không gian mạng để gieo tư tưởng cực đoan, kích động âm mưu khủng bố. Chúng có xu hướng tăng cường sử dụng các tin nhắn mã hóa để tuyên truyền, tạo điều kiện cho các hoạt động khủng bố dễ dàng hơn.

Kể từ đầu năm 2016, Pháp và Đức đã chứng kiến hàng loạt vụ cuộc tấn công khủng bố, mà hầu hết trong số đó đều đã được lên kế hoạch thông qua các kênh thông tin liên lạc đã được mã hóa trong các ứng dụng di động.

Điển hình là vụ tấn công nhà thờ ở Rouen vào ngày 26/7 vừa qua, hai kẻ khủng bố đã liên lạc với nhau thông qua các ứng dụng gửi tin nhắn mã hóa "Telegram". Riêng trong tháng này giới chức Pháp đã bắt giữ 7 người vì tình nghi có liên hệ đến khủng bố, trong đó có 3 nghi can với kế hoạch tấn công rõ rệt.

Stormtrooper

Syria: Phải làm sao với 30 ngàn xác chiến binh nước ngoài vô thừa nhận?

Syrian moderate rebels
© Daniel Leal-Olivas / AFP
Suốt 5 năm chiến tranh, đã nhiều lần nhiều quốc gia từ chối cung cấp cho chính quyền Syria thông tin về những công dân của họ đã gia nhập hàng ngũ khủng bố ở Syria.

Các nước có công dân đến Syria tham gia hoạt động khủng bố bị Quân đội và lực lượng dân quân Syria tiêu diệt chối Damascus cả sự hợp tác trong quá trình xác minh danh tính thi thể và tiếp đến là đưa về quê hương.

Chia sẻ bình luận với hãng tin Sputnik, ông Hussein Nofal, Chủ tịch Ủy ban Pháp y tối cao Cộng hòa Ả rập Syria nói rằng, thậm chí những nước láng giềng, sau khi danh tính chiến binh tử trận đã được xác định, họ vẫn từ chối tiếp nhận thi thể công dân đã tham chiến trong hàng ngũ tổ chức khủng bố ở Syria. Số lượng các xác chết này đã lên đến hàng chục ngàn chỉ tính riêng trong năm nay.


Nhận xét: Có phải vì nếu tiếp nhận thì họ sẽ phải thừa nhận rằng họ đã nhắm mắt làm ngơ khi dòng khủng bố đánh thuê đó đổ vào Syria khi trước để giết chóc, hủy diệt đất nước này?


"Chúng tôi đã xác định danh tính vài ngàn kẻ khủng bố bị tiêu diệt là các công dân Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Saudi Arabia, Jordan, Lebanon và loạt quốc gia Ả Rập. Ngoài ra, còn 30.000 tử thi mà chúng tôi không thể xác định danh tính," — ông Nofal cho biết.

Attention

Thổ Nhĩ Kỳ tấn công quy mô lớn vào IS tại Jarablus, Syria với hỗ trợ từ không quân Mỹ

Turkish army tanks
© Stringer / ReutersXe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến đến thị trấn Jarablus của Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/8/2016
Văn phòng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay thông báo quân đội nước này cùng liên minh quốc tế chống khủng bố đã mở một chiến dịch càn quét IS khỏi thị trấn Jarablus, Syria, giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi bắn hạ máy bay Su-24 (Nga) hồi năm ngoái, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ mới trở lại đất Syria.

Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ankara đã thông báo trước cho Nga về đợt tấn công phiến quân IS tại thị trấn biên giới Jarablus. Hãng thông tấn Anadolu của Thổ cho biết rõ chiến dịch bắt đầu lúc 4h sáng 23/8 (giờ địa phương) nhằm "tăng cường an ninh biên giới và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho Syria".


Nhận xét: Chính phủ Syria đang ở trong hoàn cảnh "tế nhị" đối với lực lượng người Kurd: Họ không muốn người Kurd chiếm toàn bộ vùng miền bắc Syria vì nó có thể làm đất nước bị chia cắt. Mặt khác, họ cũng không muốn đối đầu quyết liệt với người Kurd vì lực lượng này có công lớn trong cuộc chiến chống khủng bố, đồng thời cuộc đối đầu như vậy sẽ gây khó khăn cho việc đàm phán, hòa giải về sau này.

Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ không cần phải hành xử "tế nhị" như vậy do họ luôn coi người Kurd là kẻ thù. Vậy nên có những phỏng đoán rằng chiến dịch "Lá chắn Euphrates" này của Thổ Nhĩ Kỳ là được phối hợp với chính phủ Syria để ngăn chặn người Kurd. Tất nhiên, dù điều đó có đúng thì cả hai bên sẽ không bao giờ thừa nhận. Chúng ta phải chờ xem diễn biến tình hình ra sao trong những ngày tới.


War Whore

Phân tích: Hoa Kỳ đang tìm mọi cách để Nga tấn công Ukraine

Ukraine soldier on Tank with flag
© EPA/ROMAN PILIPEY
Những sự kiện ở Crimea có thể sẽ bị lợi dụng như một đòn kích hoạt, đẩy ông Putin đưa ra phản ứng cứng rắn hơn, ví dụ, tấn công vào Donbass.

Cho đến nay, phương Tây vẫn im lặng về âm mưu tấn công khủng bố ở Crimea (Crưm) mà Moskva cáo buộc là của giới chức Ukraine. Trong khi Ukraine làm ra vẻ không có chuyện gì xảy ra, Nga có 2 nhân viên quân sự đã thiệt mạng.

Theo nhà triết học, lịch sử và nhà báo Nga, đồng thời là chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược "Nga - Thế giới Hồi giáo", ông Shamil Sultanov, những sự kiện xảy ra ở Crimea nên được phân tích trong bối cảnh cuộc chiến lai đang được tiến hành chống Moskva tiến đến "giai đoạn nóng" giữa lúc mối quan hệ hai nước đang trở nên trầm trọng một cách nhanh chóng.

Vì vậy, các nhà tư tưởng của cuộc chiến này cần phải kích động một cuộc xung đột giữa hai nước. Ukraine đã bộc lộ một trong những "triệu chứng" khi đặt các lực lượng vũ trang trong tình trạng báo động. Các nhà phân tích phương Tây cho rằng, Crimea với vai trò là một sự kích hoạt sẽ đẩy ông Putin theo hướng đưa ra sự phản ứng cứng rắn hơn, ví dụ, tấn công vào khu vực Donbass.

Che Guevara

Tổng thống Philippines chỉ trích Hoa Kỳ, đe dọa rút Philippines khỏi Liên Hiệp Quốc "ngu ngốc"

Philippine President Rodrigo Duterte
© Noel Celis / Reuters
Cuộc khẩu chiến giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Liên Hiệp Quốc liên quan đến cuộc chiến chống tội phạm ma túy tại Philippines không những không hạ nhiệt mà còn căng thẳng hơn. Reuters ngày 21.8 dẫn lời ông Duterte rằng Philippines có thể quyết định rút khỏi Liên Hiệp Quốc.

Không chỉ dừng lại ở đó, nhà lãnh đạo Philippines còn nói rằng ông sẽ mời Trung Quốc và các quốc gia châu Phi thành lập một tổ chức quốc tế khác, tách rời Liên Hiệp Quốc (?).

Tổng thống Philippines chỉ trích Liên Hiệp Quốc không có đủ hành động để xử lý vấn đề đói nghèo, khủng bố trên thế giới. Ông Duterte cho rằng Liên Hiệp Quốc không có khả năng làm bất cứ điều gì liên quan đến tình hình Syria và Iraq, lại còn cho phép các nước lớn ném bom ở các làng mạc khiến dân thường vô tội thiệt mạng.

Ông Duterte nói: "Thưa Liên Hiệp Quốc, nếu các vị có thể nói 1 điều tồi tệ về tôi, tôi có thể dành cho các vị 10 điều xấu xa. Tôi xin nói rằng Liên Hiệp Quốc không có giá trị gì. Bởi lẽ nếu Liên Hiệp Quốc thật sự trung thành với sứ mệnh của mình thì các vị đáng lẽ đã có thể chấm dứt tất cả các cuộc chiến tranh và giết chóc này".

Nhận xét: Trích nguyên văn một số những lời phát biểu rất thẳng thắn và đúng với sự thật của Duterte:
Hãy nhìn vào bức ảnh cậu bé [Omran ở Syria] vừa được đưa ra khỏi đống đổ nát và cậu được đặt ngồi trong xe cứu thương như chúng ta thấy. Tại sao Hoa Kỳ không làm gì? Tôi không hiểu. Có ai trong cái tổ chức ngu ngốc ấy phàn nàn về mùi của sự chết chóc ở [Syria] không?

Anh có nghĩ Hoa Kỳ đang làm gì với người da đen ở [đất nước họ] không? Cái đó không phải sai trái hay sao? Và các nhà phê bình nói gì?



Attention

Bộ nội vụ Đức kêu gọi người dân dự trữ lương thực, nước uống đủ cho 10 ngày phòng tình huống khẩn cấp

German riot police
© Vincent Kessler / Reuters
Đài RT của Nga mới đây dẫn thông tin từ Nhật báo Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung (FAS) của Đức hôm 21/8 tiết lộ về các yêu cầu của Chính phủ Đức đối với người dân trong các điều kiện phòng vệ.

Theo đó, trong trang báo cáo dài 69 trang, Bộ Nội vụ Đức đã đưa ra các yêu cầu "Nguyên tắc phòng vệ dân sự" ghi rõ: "Người dân sẽ phải tích trữ lương thực đủ để tồn tại trong 10 ngày" và nước uống tích đủ trong 5 ngày.

Theo người phát ngôn Bộ Nội vụ Đức, bản kế hoạch này đã được đệ trình lên một ủy ban chuyên trách của quốc hội xem xét, thảo luận và trình lên Bộ trưởng nội vụ vào ngày 17/8.

Mặc dù hiện tại chưa có cuộc tấn công khủng bố nào ở Đức, tuy nhiên báo cáo cho rằng người dân cần "có sự chuẩn bị phù hợp trước những diễn biến có thể đe dọa tới sự tồn tại của chúng ta và chắc chắn không thể loại trừ trong tương lai".