Chủ Những Con RốiS


Eagle

Nghị sĩ Libya: Mỹ thực chất đang cố thiết lập quyền kiểm soát với dầu mỏ Libya

A general view of the El Sharara oilfield, Libya
© Ismail Zitouny / ReutersMỏ dầu El Sharara ở Libya
Ông Ziad Daghim nghị sĩ Libya đã gọi chính sách của Hoa Kỳ ở Libya là "nghiền nát đất nước".

Trong bài bình luận dành cho Sputnik, nghị sĩ Daghim chỉ trích chính sách của Washington, song song giữa các cuộc bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ là chiến dịch quân sự ở Libya chống Daesh cho thấy rằng đây chỉ là trò chơi kế tiếp dành cho cho công chúng và quảng bá thu phiếu chứ thực chất không phải là ý định tốt đẹp để giúp đỡ Libya.

"Khu vực trung tâm, mà ở phía tây có thành phố Sirte, là rốn dầu. Tôi nghĩ rằng sự can thiệp của Mỹ trước hết là nhằm thiết lập quyền kiểm soát với dầu mỏ và chia cắt Libya thành hai quốc gia. Chí ít thì đây cũng là đề án một Trung Đông mới trên nền sự im lặng của toàn thế giới Ả Rập", — ông Daghim tuyên bố.

Bình luận về việc "Chính phủ đồng thuận quốc gia Libya" (PNS) ủng hộ những đòn không kích của Mỹ vào đất nước, nghị sĩ Daghim gọi đó là "chính phủ một chiều" mà Quốc hội không tin tưởng.

Nhận xét: Xem thêm:


Roses

Thành phố Manbij gần Aleppo được hoàn toàn giải phóng khỏi khủng bố IS

Children flash victory signs as they play in Manbij, in Aleppo Governorate, Syria
© ReutersTrẻ em chơi đùa tại thành phố Manbij mới giải phóng ngày 9/8/2016.
Người phát ngôn của Liên minh người Kurd-Arab hay còn gọi là Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) Sharfan Darwish ngày 13/8 cho biết các lực lượng được Mỹ hỗ trợ đã giành lại toàn bộ thành phố Manbij ở miền Bắc Syria, gần với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi những tay súng cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng rút chạy khỏi thành phố này.

Theo ông Darwish, SDF đang tiến hành công tác rà phá bom mìn trong thành phố này sau khi nhóm tay súng cuối cùng của IS rút lui. Ngoài ra, SDF cũng giải cứu được 2.000 thường dân bị IS bắt giữ làm con tin.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho hay khoảng 500 xe chở các tay súng IS và dân thường đã rời Manbij, di chuyển theo hướng Đông Bắc tới Jarablus, một thị trấn IS kiểm soát ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Các nguồn tin từ lực lượng người Kurd và SOHR tiết lộ việc đoàn xe trên rời khỏi thành phố Manbij đã diễn ra theo một thỏa thuận không được công bố chính thức giữa các bên tham chiến, đánh dấu việc kết thúc chiến dịch tại khu vực này.

Info

Putin bất ngờ thay chánh văn phòng phủ tổng thống đầy quyền lực

Smjena u Kremlju: Sergej Ivanov zatražio napuštanje pozicije šefa administracije
© Aleksey Nikolskyi / Sputnik
Sergei Ivanov, người được xem là đồng sự thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin đã rời ghế chánh văn phòng Điện Kremlin, đài Russia Today dẫn thông cáo báo chí ngày 12.8.

Cũng theo thông cáo này, người thay vị trí của ông Ivanov là ông Anton Vaino, trước đây là phó chánh văn phòng từ năm 2012. Trong khi đó, ông Ivanov được bổ nhiệm vào vị trí đại diện đặc biệt của Tổng thống phụ trách vấn đề sinh thái và vận tải.

Tổng thống Putin cho biết chính ông Ivanov đã yêu cầu được đổi vị trí và đề cử Vaino làm người thay thế mình, theo Russia Today.

"Tôi nhớ rõ rằng chúng ta đã đồng ý về việc không giữ ông ở lại vị trí này quá 4 năm. Tôi sẵn sàng chấp nhận mong muốn của ông về việc chuyển sang hoạt động ở một lĩnh vực khác", Tổng thống Putin nói với ông Ivanov trong một cuộc họp báo ngày 12.8, phát sóng trên đài Russia 24.

Ivanov là người từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ, bao gồm vị trí bộ trưởng Quốc phòng trong giai đoạn những năm 2000. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1981, ông Ivanov làm việc trong Cơ quan tình báo nước ngoài của Nga đến năm 1998.

Nhận xét: Mặc dù vị trí mới được cho là ít quan trọng hơn, Ivanov vẫn là thành viên Hội đồng An ninh Nga, tổ chức có quyền lực tương đương Bộ Chính trị của Việt Nam trong chính phủ Nga. Do vậy, ông vẫn có ảnh hưởng rất lớn. Có tin đồn rằng đây thực chất là sự thăng chức, và rằng Ivanov sẽ là người lãnh đạo phía Nga trong dự án Con đường Tơ lụa. Chúng ta sẽ phải chờ xem sự thực ra sao.


Magnify

Tổng thống Ukraine leo thang khiêu khích Nga sau cuộc gặp Nga - Thổ Nhĩ Kỳ: Ai đứng sau?

Poroshenko, troops
© Mikhail Palinchak / Ukrainian Presidential Press Service / ReutersTổng thống Ukraine Poroshenko
Ngày 11/8, sau những cáo buộc của Tổng thống Nga Vladimir Putin về những âm mưu khủng bố "ngớ ngẩn", "tội ác", sử dụng các chiến thuật khủng bố để kích động một cuộc xung đột mới, gây bất ổn cho bán đảo Crimea, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ra lệnh cho quân đội nước này sẵn sàng chuẩn bị cho chiến tranh.

Bên cạnh đó, Tổng thống Poroshenko cũng tuyên bố tiến hành cuộc tập trận như dự kiến ở miền Nam nước này.

Lời tuyên bố gây sốc này ngay sau đó đã khiến Tổng thống Nga quyết định gia tăng quân sự sát biên giới với Ukraine và lập tức tiến hành tập trận trên Biển Đen.

Có thể nói tình hình Nga- Ukraine trong thời gian gần đây đã "nóng" hơn bao giờ hết. Không chỉ bởi những cáo buộc qua lại giữa hai bên về sự tham gia vào phe lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine mà còn bởi Ukraine đóng vai trò là hành lang cho sự chuyển hướng về phía Đông Âu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

NATO và Nga đã gia tăng các động thái quân sự bằng cách vận chuyển những vũ khí hạng nặng và trang thiết bị quân sự giáp biên giới nhau, biến Ukraine thành một mặt trận.

Eye 2

Hay Nhất Mạng: Cựu phó giám đốc CIA kêu gọi giết người Nga và Iran để "giải quyết" cuộc xung đột Syria

Former CIA Director Michael Morell
© Jose Luis Magana / ReutersCựu phó giám đốc CIA Michael Morell
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình hàng đầu CBS, cựu phó giám đốc CIA Michael Morell cho rằng cần phải giết người Nga và Iran để giải quyết cuộc xung đột ở Syria.

Nhưng phải làm điều đó một cách bí mật. Theo ý kiến ​​của Michael Morell, để thực hiện mục đích này, Washington cần phải hỗ trợ các chiến binh ở Syria tích cực hơn nữa. Theo cựu điệp viên, tất cả điều đó sẽ cho phép gây áp lực lên Damascus, Tehran, Moskva và đạt được giải pháp ngoại giao.

Tuyên bố của Morell khiến các nghị sĩ Nga vô cùng phẫn nộ. Người đứng đầu Ủy ban an ninh và phòng chống tham nhũng của Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) Irina Yarovaya nói với Sputnik:
"Morell không chỉ khẳng định chính sách "hai đáy" của Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, theo đó họ ngầm nuông chiều những kẻ khủng bố dưới các tuyên bố mơ hồ, mà vô hình trung ông ta đã thừa nhận khả năng thực hiện các vụ ám sát bí mật của các lực lượng Mỹ ngụy trang thành những kẻ khủng bố, để thực hiện kế hoạch phá hoại của mình. Bộ Ngoại giao Mỹ cần phải đưa ra tuyên bố rõ ràng về vấn đề này, nếu không, sẽ có lý do để tin rằng cựu giám đốc CIA công bố một phần tuyệt mật trong kế hoạch hành động của CIA."

Nhận xét: Và đây là loại người đã lãnh đạo CIA, và sẽ có thể được đưa vào vị trí lãnh đạo nữa trong chính phủ Hillary Clinton nếu bà ta thắng cử, bất chấp, hay có lẽ là bởi vì, những lời phát biểu như trên của hắn ta.


Document

Nga đạt thỏa thuận sử dụng không thời hạn căn cứ không quân Latakia với Syria

A Su-34 multifunctional strike bomber at the Hmeimim airbase in the Latakia Governorate of Syria
© Ramil Sitdikov / SputnikMột máy bay Su-34 tại căn cứ không quân Hmeimim ở Syria
Một năm trước đây Nga và Syria đã ký kết thỏa thuận về việc triển khai nhóm không quân Nga trong khu vực sân bay Hmeymim. Và bây giờ thỏa thuận này được mở rộng.

Từ nay trở đi tại khu vực Trung Đông Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga có căn cứ không quân để triển khai vô hạn định và sử dụng miễn phí. Ngày 9 tháng Tám năm 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trình Duma Quốc gia (quốc hội) phê duyệt dự thảo thỏa thuận giữa Nga và Syria.

Thỏa thuận này có ý nghĩa gì? Quan sát viên Aleksandr Khrolenko của Hãng thông tấn quốc tế "Sputnik" viết:

Thỏa thuận này tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Nga. Không quân Nga có thể sử dụng miễn phí sân bay Hmeymim với tất cả các cơ sở hạ tầng của nó, cũng như "các khu vực cần thiết theo thỏa thuận giữa hai bên". Các thiết bị và nhân viên của nhóm không quân Nga được hưởng miễn trừ hoàn toàn khỏi thẩm quyền dân sự và hành chính của Syria. Nga có quyền đưa vào Syria miễn thuế và đưa ra khỏi Syria bất kỳ vũ khí, đạn dược, trang thiết bị, còn các nhân viên của nhóm không quân Nga được miễn thủ tục kiểm tra biên phòng và hải quan của Syria. Và trong trường hợp gây thiệt hại cho bên thứ ba "có liên quan đến hoạt động của nhóm không quân Nga và các nhân viên Nga," phía Syria sẽ tự giải quyết khiếu nại.

Gold Bar

Nga tiếp tục tăng mạnh tốc độ tích trữ vàng, là quốc gia mua nhiều vàng nhất trong năm 2016

putin gold
Theo một báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong nửa đầu 2016, hàng tháng nước Nga đã mua khoảng 14 tấn vàng. Số vàng này cao hơn mức 11 tấn mua vào của Trung Quốc và cao hơn hẳn so với các nước khác trên thế giới.

Cũng theo IMF, Nga và Trung Quốc chiếm gần 85% lượng vàng mà ngân hàng trung ương các nước mua trong vòng 2 năm qua. Nếu chỉ tính trong quý I/2016, theo Hội đồng vàng thế giới, dự trữ vàng của nước Nga đã tăng thêm 45,8 tấn, cao hơn 52% so với cùng kỳ năm trước đó.

Hiện tại dự trữ vàng của Nga đã lên tới gần 1.500 tấn. Với nỗ lực mua vàng bắt đầu từ trong năm 2015, Nga đã vươn lên vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng chủ sở hữu vàng lớn nhất thế giới, chỉ sau Mỹ (khoảng 8.100 tấn), Đức (3.400 tấn), IMF (2.800 tấn), Ý (2.450 tấn), Pháp (2.400 tấn) và Trung Quốc (khoảng 1.700 tấn).


Nhận xét: Mặc dù trên giấy tờ, Mỹ vẫn là nước dự trữ vàng nhiều nhất thế giới. Nhưng thử hỏi bao nhiêu phần trong số vàng đó còn trong kho?


Nhận xét: Xem thêm:


Dollars

Các nhà tài trợ Đảng Cộng hòa đổ xô sang rót tiền cho Hillary Clinton

Hillary money
Ngày càng nhiều người từng hỗ trợ tài chính cho các ứng cử viên đảng Cộng hòa trong vòng bỏ phiếu sơ bộ chuyển sang tài trợ cho bà Hillary Clinton, thay vì ông Donald Trump.

Thời báo New York (New York Times) ngày 9/8 đăng tải thông tin trên. Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, vào các năm bầu cử điển hình, những nhà tài trợ cho các ứng cử viên bị loại khỏi cuộc đua sẽ chuyển sang chống lưng cho ứng cử viên còn lại của chính đảng đó.

Tuy nhiên, năm bầu cử 2016 thì khác. Theo tài liệu của Ủy ban Bầu cử Liên bang, trong số những người đã chi ít nhất là 200 USD cho các ứng cử viên Jeb Bush, John Kasich, Chris Christie hay Lindsey Graham trong vòng bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, số người chuyển sang đóng góp cho bà Clinton nhiều hơn số người tài trợ cho ông Trump.

Theo số liệu sơ bộ, bà Clinton đã nhận được 2,2 triệu USD từ những người tài trợ cho các ứng cử viên đã bị loạt khỏi vòng đua sơ bộ của đảng Cộng hòa trong khi ông Trump chỉ nhận được hơn 600.000 USD từ những nhà tài trợ kiểu này.

Nhận xét: Thực tế là ai được "lựa chọn" làm tổng thống Hoa Kỳ không còn quan trọng nữa. Họ sẽ đều làm như họ được bảo và tiếp tục đưa Hoa Kỳ đi theo con đường dẫn đến sự hủy diệt. Hoa Kỳ hiện nay là một con tàu không có phanh đang lao đi hết tốc độ. Tuy nhiên, Hillary Clinton, với kinh nghiệm đã được chứng tỏ tại Libya, có vẻ là lựa chọn số một đối với những kẻ thực sự quyết định kết quả cuộc bầu cử này.


Document

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đạt nhiều thỏa thuận quan trọng trong cuộc gặp tại Saint Peterburg

Putin and Erdogan
© foreignpolicynews.org
Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan ngày 9/8 tại thành phố Saint - Peterburg đã diễn ra trong bầu không khí cởi mở, xây dựng và đạt được nhiều thỏa thuận nhằm khôi phục quan hệ song phương.

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, phát biểu tại cuộc họp báo chung, lãnh đạo hai nước cho biết hai bên đã nhất trí thực hiện dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" và nhà máy điện hạt nhân Akkuyu; hủy bỏ các biện pháp hạn chế và hợp tác trong vấn đề Syria.

Tổng thống Putin nhấn mạnh cuộc gặp lần này có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Ưu tiên hàng đầu là hai bên sẽ nỗ lực đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước trở về mức độ trước thời điểm khủng hoảng.

Theo ông Putin, Nga có kế hoạch dỡ bỏ dần các biện pháp kinh tế đặc biệt và những hạn chế đối với các công ty của Thổ Nhĩ Kỳ mà Moskva áp đặt sau vụ chiến đấu cơ của Nga bị lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ tại Syria hồi năm ngoái. Những hạn chế đối với các công ty xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ được dỡ bỏ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Nga cũng dự định sẽ nhanh chóng khôi phục hoạt động đường hàng không tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Briefcase

Hillary Clinton bị kiện liên quan vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi, Libya

hillary benghazi
© C-SPANHillary Clinton trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 23/1/2013 về vụ tấn công tại Benghazi, Libya ngày 9/11/2012.
Trong một động thái gây bất lợi cho chiến dịch tranh cử của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton, ngày 8/8, gia đình của 2 nhà ngoại giao Mỹ thiệt mạng trong vụ tấn công Tòa Lãnh sự nước này ở thành phố Benghazi cách đây 4 năm đã nộp đơn kiện cựu Ngoại trưởng Mỹ.

Theo đơn kiện, gia đình 2 nạn nhân trên cho rằng bà Clinton khi đó còn lại Ngoại trưởng Mỹ đã "thiếu thận trọng" khi sử dụng tài khoản thư điện tử (e-mail) cá nhân thay vì địa chỉ chính thức do chính phủ cấp để trao đổi các thông tin mật, trong đó có thông tin về vị trí của các nhân viên ngoại giao và Đại sứ Mỹ Christopher Stevens tại Libya.

Họ cáo buộc chính sự khinh suất của cựu Ngoại trưởng Mỹ khi xử lý các thông tin mật và nhạy cảm đã tạo cơ hội cho các phần tử Hồi giáo cực đoan có được thông tin về các nhân viên ngoại giao và thực hiện vụ tấn công.

Vụ bê bối liên quan đến việc không quản lý chặt chẽ những thông tin nhạy cảm của chính phủ khi sử dụng thư điện tử cá nhân để trao đổi các công việc của Bộ Ngoại giao Mỹ hiện ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của bà Clinton.

Hồi tháng 7 vừa qua, Cơ quan điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã thông báo kết quả điều tra về vụ bê bối sử dụng e-mail cá nhân để xử lý việc công của bà Clinton, trong đó kết luận ứng cử viên của đảng Dân chủ đã "cực kỳ khinh suất" khi xử lý các thông tin mật bằng máy chủ cá nhân, song từ chối đưa ra các cáo buộc hình sự nhằm vào nữ chính khách này.

Nhận xét: Trong một cuộc phỏng vấn với chúng tôi trên chương trình Sott Radio, hai vợ chồng James và Joanne Moriarty, những người có liên hệ mật thiết với Libya và hiểu rõ những gì xảy ra ở đó, tuyên bố rằng vụ tấn công lãnh sự quán ở Benghazi là được dàn dựng. Điều này cũng dễ hiểu khi chúng ta nhớ lại rằng đám phiến quân khủng bố ở Libya cũng như Syria đều nằm dưới sự bảo trợ của phương Tây. Lý do của vụ tấn công có vẻ như là do Đại sứ Mỹ Christopher Stevens tại Libya đã "biết quá nhiều" và muốn rút chân ra.

Xem thêm: