Chủ Những Con RốiS


Document

Báo cáo của thượng viện Brazil khẳng định Tổng thống Dilma Rousseff vô tội

brasilianische Präsidentin Dilma Rousseff
© AP Photo/ Felipe DanaTổng thống Brazil Dilma Rousseff bị bãi nhiệm trong một cuộc đảo chính trá hình
Ngày 27/6, báo cáo điều tra của Thượng viện Brazil khẳng định không có bằng chứng cho thấy bà Dilma Rousseff, người đang bị bãi miễn chức Tổng thống, có liên quan tới cáo buộc vi phạm tài chính.

Thông cáo của Thượng viện Brazil nêu rõ kết quả điều tra do các chuyên gia tiến hành dài 223 trang theo yêu cầu của bên bào chữa cho bà Rousseff cho thấy Tổng thống chính là người đã ký một số sắc lệnh liên quan tới việc vay tiền của các ngân hàng nhà nước mà không được Quốc hội thông qua, tuy nhiên bà này không hề liên quan tới việc chậm trễ trong thanh toán các khoản vay tín dụng như cáo buộc của phe đối lập, lý do khiến bà hiện bị bãi miễn chức vụ.

Phe chống lại bà Rousseff, trong đó có Đảng Phong trào Dân chủ Brazil (PMDB) của Tổng thống lâm thời Michel Temer, tố cáo bà Rousseff thường xuyên chậm thanh toán các khoảng vay của Ngân hàng Brazil, Kho bạc liên bang và Ngân hàng Phát triển kinh tế và Xã hội (BNDES) và đã dùng số tiền đó tài trợ cho các chương trình xã hội trong năm bầu cử 2014, nhằm che đậy tình trạng thâm hụt ngân sách cao. Với lời tố cáo này, bà Rousseff đã bị lưỡng viện Quốc hội đình chỉ chức vụ để xem xét khả năng đưa bà này ra xét xử và phế truất.

Đầu tháng 8 tới, Thượng viện sẽ nhóm họp để bỏ phiếu thông qua báo cáo điều tra nói trên. Nếu 41 trong tổng số 81 thượng nghị sĩ vẫn bỏ phiếu đồng ý tiếp tục quá trình xét xử Tổng thống Rousseff thì vào giữa tháng 8, Thượng viện lại họp phiên toàn thể.

Nhận xét: Xem thêm:


People

Trưng cầu dân ý ở châu Âu: Khi quá trình dân chủ mang lại kết quả bất tiện

EU Brexit protest
Cuộc trưng cầu dân ý được coi là đỉnh cao của nền dân chủ. Tuy nhiên, nếu kết quả dễ dự đoán và đây không phải là kết quả mong muốn, thì không nhất thiết phải hỏi ý kiến của người dân, và nếu cuộc trưng cầu dân ý mang lại một kết quả bất tiện thì không nên chú ý đến kết quả đó.

Sau đây là danh sách các cuộc trưng cầu dân ý đã mang lại kết quả không làm hài lòng chính quyền.

1. Hiệp ước Brussels ngày 22 tháng Giêng năm 1972

Mục tiêu: Làm rõ ý kiến của người dân Đan Mạch, Ireland, Na Uy về việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) trong khuôn khổ Hiệp ước Brussels ngày 22 tháng 1 năm 1972.

Kết quả: 70,8% người dân Greenland đã bỏ phiếu chống. Đây là thắng lợi vang dội cuối cùng của các đối thủ một châu Âu thống nhất đã được giành trước Brexit.

Hậu quả: Tại Đan Mạch cuộc trưng cầu dân đã được tổ chức vào ngày 2 tháng 10 năm 1972. Những người ủng hộ việc gia nhập EEC đã giành phần thắng (63,3%). Greenland buộc phải chấp hành quyết định của người Đan Mạch. Năm 1982, Greenland đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc tiếp tục tham gia EEC, và 53,02% người dân đã bỏ phiếu chống.

Nhận xét: Công thức chung được áp dụng cho những cuộc trưng cầu dân ý mang lại kết quả bất tiện là lờ nó đi, hoặc đợi một thời gian rồi "trưng cầu" lần nữa cho đến khi nào được kết quả như mong muốn mới thôi. Chúng ta còn phải xem Brexit sẽ diễn biến như thế nào.


Newspaper

Chuẩn bị tư tưởng cho dân chúng: Báo chí phương Tây nhận định sẽ chẳng có Brexit nào hết

fantasma brexit
© Sott.net
Hàng loạt nhà phân tích, viết cho các phương tiện truyền thông phương Tây, đã dự báo rằng việc tách Anh ra khỏi Liên minh châu Âu cuối cùng sẽ không diễn ra.

Sự vượt trội của phiếu bầu đã là không đáng kể, — như quan điểm của phóng viên Sean O'Grady từ The Independent. Ở phần lớn các quốc gia đều có trường hợp tùy chỉnh Hiến pháp, theo đó đối với những quyết định nghiêm trọng cần được sự chấp thuận của 2/3 các nhà lập pháp hoặc công dân trong cuộc trưng cầu — tức là cần nhiều hơn mức khoảng 52% đã lựa chọn ủng hộ Brexit.

John Cassidy, cây bút của tạp chí The New Yorker, đã liệt kê một số hậu quả của cuộc trưng cầu: sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và tỷ giá đồng bảng Anh, hạ thấp bậc hạng tín dụng, còn trong tương lai là những vấn đề tiềm ẩn đối với doanh nghiệp và suy thoái kinh tế.

Nhà báo lưu ý rằng nhiều người ủng hộ Brexit bây giờ đâm ra hồ nghi về tính đúng đắn trong động tác lựa chọn của mình. Cassidy cũng nhắc rằng cuộc trưng cầu mang tính chất tham vấn nhưng Quốc hội cũng không thể tự cho phép bỏ qua nguyện vọng của 17 triệu người Anh. Hơn thế nữa sự phát triển thực tế của sự kiện sẽ là tổng tuyển cử, trưng cầu lần hai, hoặc kết hợp cả cái này lẫn cái kia.

Nhận xét: Ngay sau khi có kết quả cuộc trưng cầu dân ý, chúng tôi nhận xét thế này:
Đừng vội ăn mừng! Quá trình "dân chủ" kiểu phương Tây trong những trường hợp như thế này khi người dân "không biết cái gì là tốt cho họ" là cho họ vài liều thuốc đắng (thị trường tài chính hỗn loạn, kinh tế suy sụp), rồi lịch sự đề nghị họ nghĩ lại... Hoặc có thể cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tuyên bố là không ràng buộc và chính phủ sẽ vẫn làm như kế hoạch đã định sẵn, như từng xảy ra với Hy Lạp một năm về trước.
Có vẻ như sự việc đang tiến triển đúng như vậy. Có vẻ như Brexit chỉ là một bóng ma được dựng lên bằng cách thao túng tâm lý quần chúng (đe dọa khủng bố, dòng người tị nạn từ châu Âu). Bóng ma này đang được dùng vào nhiều mục đích: (a) đe dọa các nước châu Âu như Đức, Pháp với sự sụp đổ kinh tế; (b) áp đặt những chính sách tư bản bóc lột khi trước vẫn bị dân chúng phản đối như TTIP; và (c) lật đổ nhà lãnh đạo đảng Lao Động của Anh Jeremy Corbyn, một chính trị gia thực sự có lương tâm và đại diện cho dân chúng. Và khi những mục đích đó được hoàn thành thì bóng ma Brexit sẽ được cho biến đi bằng một cách nào đó.


Key

Lời xin lỗi của Erdogan dẫn đến bước ngoặt trong quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ

Putin and Erdogan sat together
© Sputnik
Theo thông báo của Điện Kremlin, ngày 29/6, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ sau vụ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga hồi tháng 11 năm ngoái.

Cuộc điện đàm kéo dài 40 phút này được cho là khá tích cực. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nối lại hợp tác và sẵn sàng họp mặt trong thời gian tới. Hai bên cũng nhất trí hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.

"Tổng thống Putin nói rằng sẽ chỉ đạo chính phủ bắt đầu đàm phán với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ để khôi phục quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh cực kinh tế, thương mại và các lĩnh vực khác", Điện Kremlin cho biết.

Hiện ông Putin đã chỉ thị chính phủ Nga dỡ bỏ hạn chế đối với ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cũng hy vọng rằng giới chức Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có thêm các biện pháp để đảm bảo sự an toàn của công dân Nga tại nước này.

Trước đó, Tổng thống Erdogan được cho là đã gửi thư xin lỗi tới Tổng thống Nga Putin về vụ bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga gần biên giới Syria cuối tháng 11 năm ngoái. Ông Putin cho rằng, lá thư của ông Erdogan đã tạo điều kiện tiên quyết mở đường cho quá trình khôi phục quan hệ giữa hai nước sau khủng hoảng.

Nhận xét: Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều cần đến nhau. Nếu hai nước có quan hệ xấu, chỉ có những kẻ đứng ngoài được hưởng lợi. Vì vậy, Nga sẵn lòng đáp ứng khi Thổ Nhĩ Kỳ mở lời. Tuy nhiên, sự phát triển của quá trình hàn gắn này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự chân thành từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, mà biểu hiện quan trọng nhất của sự chân thành đó là việc thay đổi chính sách hỗ trợ khủng bố và can thiệp vào Syria.


Monkey Wrench

"Xin lỗi" được chấp nhận? Gazprom sẵn sàng nối lại đàm phán "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ"

gazprom
© Sergey Guneev / Sputnik
Gazprom sẽ nối lại các cuộc đàm phán với Ankara về việc xây dựng dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" sau khi Moscow nhận lời xin lỗi của Ankara về vụ bắn hạ máy bay Su-24.

Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga Sergey Kupriyanov cho biết, Gazprom sẽ nối lại các cuộc đàm phán với Ankara về việc xây dựng dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" sau khi Moscow nhận được lời xin lỗi từ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24.

Năm 2014, Gazprom và công ty Botas của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký biên bản ghi nhớ về việc xây dựng "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ". Theo đó, đường ống dài 1.100km này dự kiến sẽ được chia làm 4 nhánh với tổng công suất 63 tỉ m3/năm. Trong đó, khoảng 16 tỉ m3 sẽ cung ứng cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi 47 tỉ m3 còn lại sẽ được chuyển tới một trung tâm nằm ở biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ để vận chuyển tới châu Âu.

Tuy nhiên, Moscow đã ngừng các cuộc đàm phán về dự án, một phần trong số những biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay của Nga tại Syria tháng 11/2015.

Nhận xét: Sinh ra từ đống tro tàn của "Dòng chảy phương Nam" (mà Nga hủy bỏ do sự bội ước của EU), "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" đáng ra sẽ là nguồn lợi lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ (và Hy Lạp). Nhưng nó cũng bị hủy bỏ sau "cú đâm sau lưng của Thổ Nhĩ Kỳ". Bây giờ, triển vọng của nó lại xuất hiện trở lại.

Tuy nhiên, bất chấp tuyên bố chính thức và tường thuật rộng rãi trên báo chí về nội dung bức thư xin lỗi, tay thủ tướng mới của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tráo trở phủ nhận là Erdogan đã xin lỗi và hứa bồi thường. Thật khó có thể hiểu ông ta hy vọng đạt được điều gì bằng cách làm như vậy. Về bản chất, Nga đang nói rất rõ ràng: "Nếu anh cư xử lịch sự thì mọi thứ sẽ tốt đẹp." Nhưng có lẽ có những điều khúc mắc ẩn đằng sau, ví dụ như sự hỗ trợ vẫn đang tiếp diễn của Thổ Nhĩ Kỳ đối với khủng bố IS. Sắp tới quân đội Syria đang chuẩn bị đánh lớn để chiếm lại Aleppo, điều tốt nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ là chấm dứt can thiệp vào Syria và nối lại quan hệ với Nga. Câu hỏi duy nhất là liệu họ có thể thực hiện những hành động tỉnh táo như vậy không.


Bomb

Một ngày sau khi Erdogan xin lỗi Putin, đánh bom, xả súng xảy ra ở sân bay Thổ Nhĩ Kỳ, 36 người chết

Ataturk airport
© Murad Sezer/ReutersSân bay Ataturk tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Ba vụ đánh bom tự sát và xả súng xảy ra liên tiếp tại sân bay Ataturk, thành phố Istanbul, hôm qua làm ít nhất 36 người chết.

Những kẻ tấn công nã đạn vào bảo vệ sân bay tại lối vào nhà chờ rồi hét lớn trước khi từng tên lần lượt tự cho nổ tung vào khoảng 22h, AFP dẫn lời nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yıldırım nói có 36 người chết trong vụ việc. Kẻ tấn công đến sân bay bằng taxi. Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag cho biết có khoảng 150 người bị thương. Theo kênh NTV, "phần lớn" thương vong tại Ataturk là người Thổ Nhĩ Kỳ và có một số là người nước ngoài.

Video từ máy quay giám sát đang lan truyền trên mạng xã hội ghi lại hai vụ nổ. Trong một video, ngọn lửa lớn xuất hiện tại lối vào nhà chờ sân bay, khiến hành khách hoảng loạn. Video còn lại có hình ảnh một kẻ tấn công mặc đồ đen chạy vào trong tòa nhà trước khi ngã gục xuống, nghi trúng đạn từ cảnh sát, rồi tự kích nổ.

Các nhân chứng mô tả khung cảnh rất hỗn loạn khi vụ nổ xảy ra. Hình ảnh trên mạng cho thấy hành khách nằm trên sàn nhà, xe đẩy hảnh lý bị lật. Có một khẩu AK-47 xuất hiện trên sàn nhà sau vụ tấn công.

Arrow Down

Chính trị gia Nga: EU có thể sớm sụp đổ trong vòng 5 năm tới

Brexit
Nga hoan nghênh kết quả Brexit, còn EU đang rối loạn với các phong trào hậu Brexit trên nhiều lãnh thổ.

Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Tự do Nga, ông Vladimir Zhirinovsky, mới gây sốc khi dự đoán khối liên minh châu Âu EU sẽ sớm sụp đổ trong vòng 5 năm tới.

Ông Vladimir Zhirinovsky nói: "Từ nông thôn đến tỉnh thành, tầng lớp lao động khắp nước Anh đã nói không với EU - khối được tạo ra bởi nhóm mafia tài chính". Ông Zhirinovsky nhận định, EU sẽ tan rã, và trong thời gian 5 năm tới, khối này sẽ bị chìm vào quên lãng. Anh ra đi cho thấy những yếu kém của EU.

Thủ lĩnh đảng Dân chủ Tự do Nga thẳng thắn coi quyết định của người dân Anh là một "hành động dũng cảm tuyệt vời", đồng thời cho biết thêm, sau Anh, NATO, hiệp ước Schengen và đồng euro sẽ sụp đổ.

Cut

Nghị viện châu Âu nói với Anh: Biểu quyết rồi, bây giờ mời anh đi cho

European Parliament
© Creative Commons
Với 395 phiếu thuận, 200 phiếu chống và 71 phiếu trắng, trong phiên họp khẩn cấp ngày 27/6, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết yêu cầu Anh ngay lập tức "kích hoạt" tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, sau khi đa số cử tri Anh đã lựa chọn Brexit trong cuộc trưng cầu ý dân lịch sử hôm 23/6 vừa qua.

Nghị quyết nêu rõ "ý nguyện rời khỏi EU của người dân Anh cần được tôn trọng đầy đủ, theo đó Anh phải kích hoạt ngay lập tức Điều 50 của Hiệp ước Lisbon về tiến trình ra khỏi EU". Các cuộc thương lượng chính thức sẽ không bắt đầu cho tới khi Anh kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon - đánh dấu tiến trình kéo dài 2 năm tiến hành các thủ tục rút khỏi "mái nhà chung châu Âu".

EP thông qua nghị quyết trên sau khi ngoại trưởng 6 nước thành viên sáng lập EU, gồm Đức, Pháp, Italy, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg ngày 25/6 nhóm họp tại Berlin và ra tuyên bố chung kêu gọi nhanh chóng tiến hành đàm phán việc Anh rời khỏi khối này.

Đại diện nhóm 6 nước đã kêu gọi chính phủ Anh cần nhanh chóng làm rõ và thực hiện ý nguyện của cử tri Anh "trong thời gian sớm nhất". Việc nhanh chóng tiến hành đàm phán về quá trình Brexit là để EU không rơi vào tình trạng "lấp lửng" và để châu lục này có thể tập trung cho tương lai của mình.

Attention

Erdogan xin lỗi Putin vì đã bắn rơi máy bay Nga, gọi Nga là bạn và đối tác chiến lược

Erdogan Entschuldigung
© Sputnik
Người Thổ xuống nước

Ngày 27/6, hãng tin TASS của Nga dẫn thông báo của Điện Kremlin thông báo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gửi thư xin lỗi tới Tổng thống Putin về vụ bắn rơi chiếc Su-24 hồi tháng 11/2015.

Trong bức thư, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết rất muốn giải quyết vụ việc liên quan tới cái chết của phi công lái chiếc Su-24 bị bắn hạ.

Trong thư có đoạn viết: "Xin hãy tha lỗi. Tôi xin chia sẻ nỗi đau bằng tất cả trái tim mình. Chúng tôi coi gia đình của phi công Nga cũng giống như một gia đình Thổ Nhĩ Kỳ".

Ông Erdogan thừa nhận Thổ Nhĩ Kỳ coi Nga là bạn bè, là đối tác chiến lược và không muốn phá hỏng mối quan hệ song phương.

Nhận xét: Điều đáng chú ý là sự kiện này xảy ra ngay sau khi Brexit thắng lợi. Có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra rằng hy sinh mối quan hệ đối tác chiến lược với Nga để tìm cách gia nhập Liên minh Châu Âu trong khi khối này đang rối ren và hàng loạt nước thành viên đang muốn tách ra không phải là một ý tưởng hay ho?


Key

Campuchia: Cửa ngõ thứ hai đưa Nga đến với ASEAN?

Putin and Hun Sen
Hun Sen và Vladimir Putin tay bắt mặt mừng bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nga tại Sochi (Nga) hồi tháng 5 vừa qua
Qua bài viết mang nhan đề "Campuchia: Cửa ngõ đưa Nga đến với ASEAN" đăng trên tạp chí The Diplomat, học giả Samuel Ramani đã chỉ ra những chuyển biến trong quan hệ Nga-Campuchia.

Hôm 17/5 vừa qua, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã hội đàm song phương với mục tiêu đẩy mạnh hợp tác kinh tế Phnom Penh-Moscow. Kết quả thu được từ buổi hội đàm là một thỏa thuận mang tính lịch sử giữa hai nước trong lĩnh vực phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Sau đó, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nga tổ chức tại Sochi, Campuchia và nước chủ nhà tiếp tục tuyên bố kí kết các hiệp ước hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đánh dấu những cột mốc quan trọng trong tiến trình xây dựng một quan hệ đối tác kinh tế bền vững giữa hai nước.

Theo học giả Ramani, người đang nghiên cứu chuyên ngành Địa chính trị Nga từ 1991 đến nay, thì việc đẩy mạnh hợp tác với Campuchia là một nước đi cốt lõi trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Moscow trong khối ASEAN.

Chuyến thăm mang tính lịch sử của ông Medvedev tới Phnom Penh hồi tháng 11/2015 cũng thêm phần khẳng định tầm quan trọng của Campuchia trong chính sách đối ngoại của điện Kremlin.