Chủ Những Con RốiS


Light Saber

Chính phủ Syria: Sự có mặt trái phép của đặc nhiệm nước ngoài là hành vi xâm lược

German special forces in Syria
Lực lượng đặc nhiệm Đức tại Syria
Ngày 15.6, chính phủ Syria tuyên bố biệt kích Đức đã có mặt tại miền bắc nước này cùng các nhân viên quân sự Mỹ và Pháp, phía Đức ngay lập tức bác bỏ cáo buộc này.

Phương tiện truyền thông nhà nước Syria cho biết chính phủ nước này lên án mạnh mẽ sự hiện diện của các lực lượng Pháp và Đức ở Ain al-Arab, còn được gọi là Kobani và Manbij.

"Syria... coi đây là hành động xâm lược rõ ràng và phi lý đối với chủ quyền tối cao và độc lập của Syria", hãng tin nhà nước Syria Sana trích lời Bộ Ngoại giao nước này.

Lực lượng dân chủ Syria - SDF do Mỹ hậu thuẫn đang thực hiện cuộc tiến công chống IS gần Manbij, còn Kobani là lãnh địa của lực lượng dân quân người Kurd kiểm soát.

Bộ Quốc phòng Đức ngay lập tức đáp lại tuyên bố của chính phủ Syria là sai sự thật và khẳng định quân đội nước này chưa bao giờ được triển khai tại Syria.

Nhận xét: Chính phủ lâm thời của Syria đã được bầu lên trong một cuộc bầu cử dân chủ và có toàn quyền đại diện cho nhân dân Syria theo luật pháp quốc tế. Chính phủ hợp pháp đó đã tuyên bố lực lượng Mỹ, Pháp, Đức đang hoạt động trên lãnh thổ Syria là bất hợp pháp, nói một cách khác là hành vi xâm lược. Việc các chính phủ phương Tây bất chấp điều này cho thấy cái gọi là tôn trọng và bảo vệ luật pháp quốc tế mà họ vẫn rao giảng chỉ là trò hề.


War Whore

NATO triển khai quân đội lớn nhất tới biên giới Nga kể từ Thế Chiến II trong khi gọi Nga là mối đe dọa

Germany NATO tanks army
© Fabian Bimmer / Reuters
Anh, Đức và Mỹ gần như tiến tới kế hoạch lập lực lượng NATO mới triển khai dọc biên giới với Nga vào năm tới. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh kiểm tra đột xuất khả năng sẵn sàng chiến đấu của toàn bộ lực lượng vũ trang nước này.

Theo Reuters, nhiều tuần trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO tại Warsaw, 3 siêu cường quân sự lớn nhất của khối là Anh, Đức, Mỹ tuyên bố mỗi nước sẽ chỉ huy một tiểu đoàn dọc tuyến phía đông để hỗ trợ ngăn chặn bất kỳ hành động phô trương lực lượng nào giống như đợt Nga điều quân ở Crưm năm 2014.

"Anh sẽ chỉ huy một trong các tiểu đoàn", Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho biết tại Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng NATO. Ông này cho biết thêm, Anh sẽ triển khai 700 binh sĩ tới vùng Baltic và Ba Lan.

Các tiểu đoàn trên của NATO là một phần trong kế hoạch lớn hơn nhằm ngăn chặn Nga dự kiến sẽ được phê chuẩn tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 tới ở Warsaw. Kế hoạch trên có sự tham gia của đơn vị phản ứng nhanh rất mạnh của NATO với quân số lên tới 40.000.

Nga coi kế hoạch trên là hành động thù địch, và đe dọa tới hòa bình tại khu vực Trung Âu.

Rocket

Leo thang gây hấn: Sau Ba Lan và Romania, NATO có thể đặt lá chắn tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ

iskander missile system
© Sergei Karpukhin / ReutersTừ chỗ không có lý do gì để sợ Nga, Ba Lan và Romania hiện đã trở thành mục tiêu số một của những hệ thống tên lửa Iskander như thế này.
Mới đây Romania, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đều nhất trí rằng việc NATO bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu là cần thiết để đề phòng cái gọi là "thái độ hung hăng của Nga".

Vào tháng 5 vừa qua, NATO đã mở rộng lá chắn phòng thủ tên lửa của mình bằng việc thiết lập căn cứ quân sự mới tại Romania. Nga đã gọi động thái này là một sự gây hấn không cần thiết và cảnh báo rằng Moscow sẽ có biện pháp đáp trả.

"Chúng tôi từ lâu đã tuyên bố rằng việc NATO triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của mình là một hiểm họa lớn đối với Liên bang Nga", thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết. "Chính phủ đã thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh quốc phòng của Nga. Tổng thống Nga cũng đã nhiều lần đặt câu hỏi rằng hệ thống này là nhằm vào nước nào".

Nhưng theo Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu trả lời hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ), lá chắn phòng vệ là cần thiết cho đất nước này cũng như cho Romania và Ba Lan, do những "hành vi gây hấn của Nga".

Nhận xét: Cái gọi là "hệ thống phòng thủ tên lửa" này thực ra có thể dễ dàng được lắp tên lửa tấn công với tầm bắn đến 2.400 km. Do vậy, phản ứng của Nga là hoàn toàn dễ hiểu. Đó không phải là lời đe dọa mà là một sự thật. Nếu trước đây, Ba Lan và Romania không có lý do gì để sợ một cuộc tấn công từ Nga, thì bây giờ hai quốc gia này đã trở thành mục tiêu số một trong trường hợp có xung đột giữa NATO và Nga.


Boat

Chiến hạm hiện đại nhất của Anh nằm chết ngắc giữa Vịnh Ba Tư vì "nước ấm quá"

British Type-45 destroyer warship
© PAChiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia Anh không chịu nổi nước biển Vịnh Ba Tư
Kẻ Hủy Diệt Type-45, chiếc tàu chiến trị giá 1 tỉ Bảng Anh đã hỏng giữa vịnh Ba Tư do một lý do khá lãng xẹt: nó không thể chịu nổi nhiệt độ quá nóng nơi đây. Nhà thầu phản bác rằng Bộ Quốc phòng không nói trước với họ rằng chiếc tàu 8.000 tấn này sẽ phải ở vùng nước ấm nóng như vậy trong khoảng thời gian bao lâu.

Hậu quả là sáu chiếc tàu chiến chết máy giữa biển, tất cả thuyền viên bị kẹt trên thuyền trong bóng tối hàng giờ liền.

Sự việc này đã gây nên những lo ngại cho đội ngũ hải quân của nước Anh đang đóng quân tại nơi đây, khi họ không còn dàn tàu chiến chống lại không kích hay tên lửa tấn công. Cũng có những cảnh báo nguy hiểm tới sự an toàn những người lính đóng quân bởi lẽ những tàu chiến của hải quân Anh đang hạ neo gần các khu vực chiến sự tại Trung Đông.

Bốn chiếc tàu chiến điều hướng tên lửa này hiện đang ngoài khơi, một chiếc ngay ngoài châu Âu và số còn lại đang trong lãnh hải của Liên hiệp Vương Quốc Anh. Chúng được coi là xương sống của Hải Quân Hoàng Gia, được thiết kế với một hệ thống mới, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả của nhiên liệu.

Arrow Up

Nhờ cấm vận, xuất khẩu nông nghiệp của Nga giờ đạt doanh thu lớn hơn bán vũ khí

Russian combine harvester
© Alexandr Kryazhev / Sputnik
Nhờ có lệnh cấm vận thực phẩm nước ngoài, các khoản trợ cấp khổng lồ và đồng rúp yếu, một số ngành nông nghiệp của Liên bang Nga đã bắt đầu mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với doanh thu bán dầu và vũ khí, Bloomberg đưa tin.

Thành công của ngành nông nghiệp Nga được giải thích bằng, thời gian gần đây chính phủ tìm cách giảm thiểu sự phụ thuộc của LB Nga vào thị trường không được kiểm soát. Ngoài ra, một cú huých đầy ấn tượng cho ngành nông nghiệp được tạo ra do cuộc đối đầu giữa Matxcơva và Ankara và lệnh cấm một phần nhập khẩu các sản phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Thành tựu chủ yếu trong chiến lược thực phẩm của Nga là kỷ lục bán ngũ cốc. LB Nga vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất năm nay. Lượng ngũ cốc dư thừa, cùng với một đồng rúp yếu dẫn đến thực tế là thu nhập từ xuất khẩu thực phẩm cao hơn so với việc bán vũ khí.

Ngoài ra, tăng đều xuất khẩu, và giảm nhập khẩu ấn tượng- từ năm 2013, Liên bang Nga đã giảm mua thực phẩm nước ngoài khoảng 40 phần trăm.

Nhận xét: Không chỉ số lượng, thực phẩm xuất khẩu của Nga còn có chất lượng rất cao do nền nông nghiệp nước này hoàn toàn không có cây trồng biến đổi gen và mức độ sử dụng thuốc trừ sâu thấp, trái với một số nước khác đang đầu độc người dân với những thứ này.


War Whore

NATO "sợ" Nga? Chỉ là cái cớ để tập trung thêm quân đội đến sát nách nước này

NATO bases Russia
Nga muốn chiến tranh: Hãy xem họ đặt đất nước của họ gần các căn cứ quân sự của chúng ta đến mức nào!
Quan chức Quốc phòng Mỹ khẳng định Nga có thể đánh bại NATO trong 60h đồng hồ và cảnh báo sau 2017, mọi chuyện sẽ khác.

Tờ WeeklyStandard ngày 9/6 dẫn lời Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về vấn đề Nga và Ukraine, ông Michael Carpenter, cho biết, theo dữ liệu của Trung tâm phân tích Rand Corporation, quân đội Nga sẽ chỉ mất tối đa 60 giờ đồng hồ để đến được thủ đô của Estonia hoặc Latvia, những nước NATO ở Baltic.

Carpenter nói rằng, NATO tuy thời gian qua đã tăng cường thế trận quốc phòng ở Đông Âu, nhưng nước Nga có lợi thế địa lý.

"Nga đa chiếm ưu thế trước NATO về thời gian và khoảng cách địa lý nếu như Moscow quyết định xâm lược ở các nước Baltic....", ông Carpenter nói.

Trong khi đó, phân tích của Rand Corporation cũng cho rằng "sức mạnh và cách bố trí lực lượng của NATO hiện nay không thể bảo vệ được các quốc gia thành viên ở Baltic".

Nhận xét: Trong những năm qua, quả thực quân đội Nga đã có những bước tiến bộ vượt bậc, nhưng đó chỉ hoàn toàn là để bảo vệ tổ quốc, cũng giống như một người phải có biện pháp bảo vệ bản thân khi một tên côn đồ hung hăng cầm dao tiến đến sát bên mình. Từ sau khi Liên Xô sụp đổ, NATO đã bội ước và liên tục mở rộng về phía đông. Số lượng binh lính và thiết bị quân sự tập trung tại biên giới Nga hiện nay đang ở mức độ chưa từng có kể từ Thế Chiến II đến nay. Ba Lan và Romania vừa khánh thành những căn cứ "phòng thủ tên lửa" của NATO nhưng hoàn toàn có thể dùng cho mục đích tấn công. Giới truyền thông và các chính trị gia phương Tây thì liên tục có hành động tuyên truyền, khiêu khích chống lại Nga. Thử hỏi ai đe dọa ai ở đây?


Propaganda

Truyền thông Anh bộc lộ sự hoang tưởng khi đưa tin hải quân Anh "chặn tàu ngầm của Putin"

submarine russia warschawjanka
© Sputnik/ Vitaly Ankov
Sự kiện này đã xuất hiện trên mặt hầu hết các tờ báo lớn nhỏ của Anh. Tuy khác nhau về cấp độ hoang tưởng trong cách đưa tin nhưng ý nghĩ chung được mô tả: một tàu ngầm Nga đã bị Hải quân Anh "chặn" gần vùng lãnh hải của Vương quốc.

"Tàu khu trục Hải quân Hoàng gia đã chặn một tàu ngầm Nga ở Biển Bắc, cách không xa eo biển Manche," — tờ Telegraph viết.

"Hải quân Hoàng gia phát hiện tàu ngầm Nga tiến vào eo biển Manche," — The Independent thông báo.

"Một tàu ngầm Nga bị tàu chiến Anh chặn," — các nhà báo Sky News cho biết.

Nhận xét: Trái với Điều 44 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà cả Vương quốc Anh và Nga đều tham gia, Anh đã tiến hành quấy rối bất hợp pháp chiếc tàu ngầm này khi nó di chuyển hoàn toàn hợp pháp tại eo biển Manche (còn gọi là eo biển Dover).

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Điều 37 và 38, tàu hải quân Nga khi di chuyển từ Biển Baltic đến Biển Đen hoàn toàn có quyền đi qua eo biển này. Đây là bổ sung vào quyền đi qua lãnh hải nước khác nói chung tại Điều 17. Hải quân Nga đã tuân thủ đầy đủ quy định tại Điều 20 rằng trong khi đi qua lãnh hải nước khác, tàu ngầm phải đi trên mặt nước và treo cờ của nó, và tuân thủ quy định tại Điều 29 đến 32 áp dụng cho các tàu chiến.

Hải quân Nga không chỉ có đầy đủ quyền đi qua eo biển Manche mà họ vẫn thường xuyên thực hiện quyền đó - cũng như hải quân nhiều nước khác - hơn 100 năm nay. Quyết định của chính phủ Anh trong việc sử dụng quân đội để quấy rối và đe dọa không chỉ là bất hợp pháp, nó còn là một hành động khiêu khích trắng trợn và có chủ ý nhằm mục đích phá vỡ quan hệ quốc tế và làm xáo động hòa bình thế giới.


Eagle

Hay Nhất Mạng: Im lặng đáng sợ tại Mỹ khi người dân chuẩn bị bỏ phiếu cho hai mặt của cùng một đồng xu

Obama silencing America
Quay trở lại Hoa Kỳ trong năm bầu cử, tôi bị bất ngờ vì sự im lặng. Tôi đã đưa tin về bốn chiến dịch tranh cử tổng thống, bắt đầu từ năm 1968; tôi ở chỗ Robert Kennedy khi ông ta bị bắn và tôi nhìn thấy kẻ ám sát lúc đang chuẩn bị giết ông ta. Đó là lễ "làm quen" với cung cách Mỹ, cùng với bạo lực bị bưng bít của cảnh sát Chicago tại kỳ đại hội gian lận của đảng Dân Chủ. Quá trình phản cách mạng khủng khiếp đã bắt đầu.

Người đầu tiên bị ám sát trong năm đó, Martin Luther King, đã dám liên hệ sự đau khổ của người Mỹ gốc Phi với nhân dân Việt Nam. Khi Janis Joplin hát, "Tự do chỉ là cách nói khác cho không còn gì để mất", cô có lẽ đã phát biểu một cách vô thức cho hàng triệu nạn nhân của nước Mỹ ở những nơi xa xôi.

"Chúng ta đã mất 58.000 người lính trẻ ở Việt Nam và họ chết để bảo vệ tự do của các cháu. Đừng quên điều đó." Một hướng dẫn viên của Dịch Vụ Công Viên Quốc Gia đã nói như vậy khi tôi quay phim tại đài tưởng niệm Lincoln ở Washington vào tuần trước. Anh ta đang hướng dẫn một đám học sinh thiếu niên mặc áo phông màu cam sáng. Như một con vẹt, anh ta đã biến sự thật về Việt Nam thành một lời dối trá không suy nghĩ.

Hàng triệu người Việt Nam đã chết, bị thương, bị nhiễm độc và bị mất hết trong cuộc xâm lược của Hoa Kỳ không có vị trí lịch sử trong tâm hồn trẻ thơ, chưa kể đến khoảng 60.000 cựu chiến binh đã tự sát. Một người bạn của tôi, một lính lục quân bị mất cả hai chân ở Việt Nam, thường được hỏi "Anh chiến đấu cho phe nào?"

Mail

Naftogaz gửi thư cho Gazprom: Ukraine không thể thiếu khí đốt của Nga

Ukraine gas transit EU
© Gleb Garanich / ReutersHệ thống ống dẫn khí đốt của Ukraine, vốn dĩ có thể mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế nước này, bây giờ sắp bị bỏ rỉ không ai thèm ngó đến.
Ukraine đã đề xuất nối lại việc mua khí đốt Nga sau hơn nửa năm làm mình làm mẩy và mua khí đốt ngược từ châu Âu.

Ngày 7-6, Lãnh đạo tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom là ông Alexei Miller công bố rằng, Tập đoàn dầu khí quốc gia Naftogaz của Ukraine đã gửi thư đến Gazprom, trong thư thể hiện đề nghị Moscow nối lại cung cấp khí đốt cho nước này.

Nhà lãnh đạo ngành dầu khí Nga cho biết, Ukraine đã đề xuất với Nga việc cung cấp khí đốt trong vòng chín tháng, bao gồm 6 tháng cuối năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017.

Ông Miller cho biết, tuy Kiev không đề cập đến việc tại sao họ lại tái đề nghị mua khí đốt Nga, nhưng ông biết được lý do rằng, các nước thành viên châu Âu đã cắt giảm khối lượng cung cấp khí đốt cho nước này nên việc thay đổi thái độ của các công ty Ukraine là điều dễ hiểu.

Theo vị lãnh đao Gazprom, khối lượng khí đốt được cung cấp ngược lại cho Ukraine hàng ngày từ châu Âu trong tháng 6 năm nay đã giảm 6,4 lần so với tháng 5 và giảm 16,8 lần so với tháng 4.

Nhận xét: Xét về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ v.v... Ukraine đều gắn bó cực kỳ mật thiết với Nga. Mối quan hệ giữa hai nước lẽ ra vẫn sẽ tiếp tục như vậy nếu như không có cuộc đảo chính Maidan hơn 2 năm trước, cuộc đảo chính được chỉ đạo và hỗ trợ bởi các thế lực bên ngoài với mục đích làm suy yếu nước Nga.


Newspaper

Putin: "Báo chí cần khách quan và không chịu bất kỳ sự chi phối, trấn áp nào"

Russian President Vladimir Putin
© Vladimir Astapkovich / Sputnik
Báo chí cần khách quan và không phải chịu bất kỳ hành động trấn áp, - Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố như vậy tại diễn đàn truyền thông "Kỷ nguyên mới của báo chí: lời từ biệt với dòng chính thống", do Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" tổ chức.

"Không thể có tình huống khi chính quyền nào đó thích thông tin nào đó, khi ấy họ thấy cần bảo vệ và tuyên cáo về tự do báo chí, còn khi không thích thông tin — thì ngay lập tức gán tội cho bất cứ ai là quảng bá phục vụ nhóm chính trị hoặc làm lợi cho quốc gia cụ thể nào đó", — ông Putin nhận định.

Theo lời ông, "thông tin cần khách quan dưới mọi góc độ và không phải chịu bất kỳ hành động trấn áp nào nhằm chi phối chỉnh sửa báo chí".

Tổng thống Vladimir Putin đã chúc mừng tập thể nhân viên Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của cơ quan.

Nhận xét: Lưu ý rằng nhận xét của tổng thống Putin có hai phần: trách nhiệm của báo chí là khách quan và trách nhiệm của chính phủ là đảm bảo báo chí không chịu bất cứ sự chi phối hay trấn áp nào trong tường thuật khách quan của họ. Cũng lưu ý rằng ông không hề nói đến cái gọi là "tự do ngôn luận" mà nhiều người dùng làm lớp vỏ che đậy sự vô trách nhiệm trong việc lan truyền thông tin hay việc sử dụng truyền thông nhằm mục đích riêng.