Chủ Những Con RốiS


Yoda

Tóm tắt nội dung cuộc họp báo thường niên của Putin với 1390 nhà báo tham gia

Putin
© Sputnik. Michael Klimentyev
Buổi họp báo thường niên lần thứ 11 của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17-12 đã kết thúc sau hơn 3 giờ đồng hồ. Tổng cộng có 32 phóng viên đặt câu hỏi với ông Putin.

Theo TASS, số lượng phóng viên được cho phép tham dự sự kiện năm nay đạt kỷ lục 1390 người. Lần họp báo đầu tiên được điện Kremlin tổ chức năm 2001 xuất phát từ lý do có quá nhiều yêu cầu phỏng vấn ông Putin từ giới truyền thông.

Kể từ năm 2004, trung bình mỗi buổi họp báo của ông Putin kéo dài trên ba giờ đồng hồ. Lần lâu nhất là năm 2008 với thời lượng 4 giờ 40 phút.

Sau đây là một số nội dung đáng chú ý trong phần phát biểu của ông Putin năm nay:

Nhận xét: Thử tưởng tượng bất cứ nhà lãnh đạo phương Tây nào thực hiện một buổi họp báo truyền hình trực tiếp như vậy với hơn 1000 nhà báo từ khắp nơi trên thế giới, không phải ai trong số đó cũng thân thiện với Nga, không một nội dung nào bị cấm. Không bao giờ có chuyện đó! Các nhà lãnh đạo phương Tây chỉ là những con rối đọc theo kịch bản định sẵn nên không bao giờ họ có thể trả lời mọi câu hỏi ngay tại chỗ như vậy.


Cut

Nga hủy bỏ FTA với Ukraine khi nước này tham gia FTA với khối EU

Putin
© Aleksey Nikolskyi / Sputnik
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/12 đã ký sắc lệnh theo đó từ ngày 1/1/2016, Nga sẽ đình chỉ Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Ukraine.

Sắc lệnh nêu rõ do tình hình đặc biệt ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh kinh tế của Liên bang Nga và đòi hỏi thông qua các biện pháp tức thời, Nga quyết định đình chỉ từ 1/1/2016 Hiệp định thương mại tự do, ký tại thành phố St. Petersburg ngày 18/10/2011 với Ukraine.

Từ ngày 1/1/2016, Hiệp định liên kết giữa Ukraine với Liên minh châu Âu (EU) sẽ có hiệu lực, tạo ra khu vực thương mại tự do giữa Kiev và EU.

Nga đã bày tỏ lo ngại trong trường hợp đó, thị trường Nga sẽ tràn ngập hàng hóa của EU.

Moskva tuyên bố sẽ có biện pháp bảo vệ nền kinh tế của mình ngay khi hiệp định tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nga, bao gồm cả hủy bỏ FTA với Ukraine, để ngăn chặn ảnh hưởng của hàng miễn thuế từ EU vào Nga.

Nhận xét: Không phải mọi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đều giống nhau. So với Hiệp định với Nga, Hiệp định giữa Ukraine và EU là rất bất lợi cho Ukraine. Chính vì vậy mà tổng thống trước của Ukraine không muốn ký nó. Kết quả thế nào thì chúng ta đã rõ: Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính do phương Tây đạo diễn và suýt mất mạng; Ukraine giờ đang ở trên miệng vực của sự sụp đổ toàn diện. Trong bối cảnh như vậy, Nga thực hiện những biện pháp cần thiết để tự bảo vệ là rất đúng đắn.


Red Flag

Nga chứng tỏ bản lĩnh khi cấp điện thần tốc cho Crimea sau khi bị Ukraine phá hoại

Putin
© sputniknews
Khi Ukraine ngày càng gây khó dễ cho sự phụ thuộc Crimea thì Nga lại chứng tỏ bản lĩnh người anh cả của mình.

Ngày 15/12, thông qua cầu truyền hình từ Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putinđã ra lệnh đóng cầu dao cung cấp điện qua nhánh 2 của cầu năng lượng từ vùng Kuban sang bán đảo Crimea. Trước đó, ngày 2/12, đích thân Tổng thống Putin cũng đã ra lệnh đóng cầu dao cấp điện nhánh thứ nhất cầu năng lượng này.

Ngoài 2 nhánh điện trọng yếu này, Tổng thống Nga cũng yêu cầu trong giai đoạn tháng 4-5/2016 đưa vào vận hành thêm 2 nhánh nguồn cung điện từ Kuban tới Crimea lên 800 MW để đảm bảo toàn bộ nhu cầu điện của Crimea.

Tổng thống Putin lưu ý cần duy trì tốc độ xây dựng các nguồn cấp điện của chính bán đảo Crimeađể không chỉ đảm bảo năng lượng cho người dân địa phương, mà còn "tạo ra tiền đề phát triển kinh tế".

Theo báo cáo của Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak báo cáo với Tổng thống Putin rằng việc cấp điện của Nga cho Crimea đã đạt mức 1.000 MW, chiếm 80-100% nhu cầu của khu vực, tùy thuộc vào thời gian trong ngày.

Nhận xét: Crimea là thuộc về nước Nga. Đó là điều sẽ không bao giờ thay đổi nữa. Nếu là những người bình thường, chính phủ Ukraine sẽ chấp nhận thực tế đó và tìm cách nối lại quan hệ đôi bên cùng có lợi với bán đảo này. Những hành động phá hoại của họ trên thực tế chỉ càng đẩy Crimea ra xa hơn và gây thiệt hại cho cả hai bên, đặc biệt là Ukraine đang trong tình trạng tài chính hấp hối.


Attention

Tổ chức khủng bố IS nhận chất độc thần kinh Sarin từ Thổ Nhĩ Kỳ

Sarin gas from Turkey to jihadis with Love
Một nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay (14.12) tiết lộ với RT, các thành phần của chất độc thần kinh sarin làm chết người được chuyển đến các phòng thí nghiệm của Nhà nước Hồi giáo (IS) qua Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Eren Erdem, nghị sĩ đảng đối lập Nhân dân Cộng hòa (CHP) trong phiên thảo luận tại quốc hội thứ ba tuần trước (8.12), cho hay chính phủ thất bại trong quá trình kiểm tra việc vận chuyển chất độc nói trên, đồng thời nghị sĩ này hé lộ với RT rằng, có thể có sự bao che trong vụ việc này.

"Các nguyên liệu vũ khí hóa học đang được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ và được tập trung tại các trại của IS ở Syria", ông Erdem nói.

Trước đó, một vụ án hình sự ở Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến những lô hàng bất hợp pháp bất ngờ bị khép lại, mặc dù có nhiều bằng chứng, bao gồm cả ghi âm các đoạn hội thoại giữa các đại diện của IS và những công dân Thổ Nhĩ Kỳ không rõ danh tính.

Lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các cuộc bố ráp và bắt giữ 13 người trong vụ án nói trên. Tất cả nghi phạm sau đó đã được trắng án và việc vận chuyển hàng hóa được tiến hành ngay lập tức, nghị sĩ Erdem cho hay.

Nhận xét: Liệu có mối liên quan nào giữa sự kiện này và việc lực lượng đối lập Syria sử dụng chất độc Sarin này lên dân thường vào năm 2013 rồi đổ lỗi cho chính phủ Syria không? Nếu Thổ Nhĩ Kỳ có thể cung cấp chất độc này cho IS, liệu họ có thể cung cấp nó cho lực lượng đối lập Syria để sử dụng trong vụ tấn công cờ giả trước kia không?


Chess

Chiến lược chống Nga của Hoa Kỳ từ Ukraine đến Syria

Russia and ISIS, CIA
© Latuff
Bình luận về chiến lược chống Nga ở Syria và Ukraine, chuyên gia Nga cho rằng, Mỹ có thể sẽ hành động đúng, nhưng chỉ sau khi đã làm đủ... cái sai.

Mỹ đang làm mọi điều để gây thiệt hại cho Nga và đồng minh

Washington sẵn sàng cho cuộc chiến tranh với Moscow? Không! Nhưng các chính trị gia và các nhà ngoại giao Mỹ đang đẩy mạnh nỗ lực để thuyết phục Liên minh châu Âu áp dụng những biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga, còn lực lượng vũ trang thì tìm cách gây thiệt hại cho Nga và đồng minh.

Ông Andrei Ivanov, nhà nghiên cứu hàng đầu của Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc Học viện ngoại giao Nga (MGIMO) nhấn mạnh, Nga thường chỉ trích các vị tổng thống Hoa Kỳ vì họ nói một đằng nhưng làm một nẻo.

Tuy nhiên, đôi khi, lời nói của Mỹ cũng đi đôi với việc làm. Thế nhưng nó chỉ đúng trong những trường hợp hành động đó cần thiết để chống lại Nga và các đồng minh của mình như Syria, Iran...

Cách đây không lâu, Tổng thống Obama đã tuyên bố, ông cho rằng mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại là Nga và tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS. Bây giờ ông đang chiến đấu chống lại IS và Nga, cùng với đồng minh của mình. Có lẽ đây là lần mà Mỹ làm đúng nhất những điều mình đã nói.

Nhận xét: Để hiểu về bản chất của cuộc đối đầu Nga - Mỹ, mời các bạn xem thêm bài dưới đây:

Tính nan giải của cuộc đối đầu Nga-Mỹ: Kẻ thái nhân cách không chịu nổi sự thật


Boat

Đánh chìm tàu sân bay Mỹ: Trung Quốc "học hỏi" kinh nghiệm từ Pháp

USS Theodore Roosevelt aircraft carrier battle group
Nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt
"Tàu ngầm Pháp đánh chìm tàu sân bay Mỹ "- Thông tin gây sốc này dù xuất hiện và biến mất trong chớp mắt nhưng vẫn mang lại cho Trung Quốc cơ hội để mổ xẻ sức mạnh đối thủ.

Tàu ngầm Pháp "đánh chìm" tàu sân bay Mỹ

Đầu năm 2015, một bản báo cáo gây tò mò và lo ngại đã xuất hiện chớp nhoáng rồi biến mất không dấu vết.

Có vẻ bản báo này do Bộ Quốc phòng Pháp đăng tải rồi nhanh chóng gỡ xuống. Nó đề cập đến thành tích của tàu ngầm hạt nhân Safir - Pháp trong một cuộc tập trận giả định chống lại nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ.

Nguyên nhân khiến bản báo cáo biến mất nhanh như vậy có lẽ là do thông tin gây sốc mà nó đưa ra: Tàu ngầm Pháp đã đánh chìm "một nửa đội tàu" của Mỹ trong cuộc tập trận này.

Xét cho cùng, những đội quân anh em thân thiết có thể thoải mái thể hiện kỹ năng tác chiến và chiến thuật của họ trong cuộc tập trận hải quân nhưng không nên hả hê về điều đó và đặc biệt không nên thể hiện công khai, phải vậy không?

Nhận xét: Các đội tàu sân bay của Hoa Kỳ có tác dụng rất tốt để ném bom tàn phá những nước quá yếu không có khả năng đánh lại. Tuy nhiên, khi đối mặt với những đối thủ ngang sức như Nga hay Trung Quốc, các đội tàu sân bay đó chỉ là mục tiêu ngon lành cho tàu ngầm và tên lửa chống hạm. Đó là nét điển hình của nền công nghiệp quân sự Mỹ hiện nay: Sản xuất ra những đống sắt vụn đồ sộ tốn kém để có cớ đút túi ngân sách quân sự.


Stormtrooper

Dân chủ kiểu Mỹ: Chính phủ Mỹ định dùng máy bay không người lái phun hơi cay để giải tán biểu tình

Police tear gas protesters
Cảnh sát Mỹ phun hơi cay vào người biểu tình
Như được biết, cảnh sát Mỹ dùng hơi cay chống lại những người biểu tình.

Chính quyền Mỹ hiện có kế hoạch sử dụng cả máy bay không người lái (UAV) phun hơi cay để giải tán đám biểu tình.

Một số nhà khoa học Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng, những biện pháp như vậy có thể gây thiệt hại lớn cho người dân vô tội. Bản báo cáo gần đây nhất của nhóm chuyên gia bảo vệ nhân quyền cảnh báo rằng, biện pháp phun hơi cay từ máy bay không người lái để giải tán những đám đông người là rất nguy hiểm nếu không có sự kiểm soát tương ứng. Sau đây là ý kiến của một trong những tác giả của báo cáo:

"Các chuyên gia của chúng tôi đã phát hiện ra rằng, hiện nay chính phủ đang tích cực phát triển chương trình nghiên cứu để trang bị bình xịt hơi cay cho máy bay không người lái. Cộng đồng quốc tế cần phải thiết lập sự kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo rằng, bất kỳ loại vũ khí mới được tạo ra và được sử dụng đúng các theo các tiêu chuẩn bảo vệ quyền con người ", — nhà khoa học Michael Crowley từ Quỹ Nghiên cứu "Omega" cho biết.

Trong năm 2015, Bắc Dakota đã trở thành bang đầu tiên cho phép cảnh sát sử dụng các máy bay không người lái để phun chất hóa học không gây chết người. Song, phương pháp này chưa được sử dụng chống lại những người biểu tình. Cho đến nay, cảnh sát phun hơi cay chỉ từ mặt đất. Hãng RT đã nói chuyện với một nhà báo, người đã bị trúng hơi cay trong một cuộc biểu tình.

Nhận xét: Từ việc quân sự hóa cảnh sát, dung túng cho cảnh sát đàn áp, giết người tràn lan, chính quyền Hoa Kỳ thực sự coi dân chúng là kẻ thù cần được trấn áp. Đây chỉ là diễn biến mới nhất của quá trình đó.


Boat

Tàu tên lửa Nga ngăn chặn tàu Thổ Nhĩ Kỳ gây rối tại Biển Đen

Missile ship P-239
© Sputnik/ Vasiliy BatanovTàu tên lửa P-239
Một tàu buôn không xác định treo cờ Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm các quy tắc quốc tế khi cản trở việc di chuyển các giàn khoan của công ty "Chernomorneftegaz"

Một tàu buôn không xác định treo cờ Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm các quy tắc quốc tế khi cản trở việc di chuyển các giàn khoan của công ty "Chernomorneftegaz", một tàu tuần tra của Lực lượng biên phòng thuộc Cơ quan An ninh Liên bang FSB và một tàu tên lửa của hạm đội Biển Đen đã buộc chiếc tàu này phải thay đổi lộ trình, cơ quan báo chí của công ty cho biết.

Do tình hình quốc tế phức tạp, hai giàn khoan thuộc sở hữu của Công ty năng lượng quốc doanh Nga "Chernomorneftegaz" đã được di chuyển từ mỏ khí Odessa về vùng lãnh hải của Liên bang Nga.

Theo công ty, trong khi vận chuyển các giàn khoan, trên đường đi của nhóm tàu kéo giàn khoan đã xuất hiện "một tàu buôn không xác định treo cờ Thổ Nhĩ Kỳ".

Nhận xét: Lại một hành động khiêu khích nữa của Thổ Nhĩ Kỳ. Có lẽ họ ngang nhiên như vậy là vì được NATO chống lưng đằng sau. Những hành động như vậy rất dễ dẫn đến Chiến tranh Thế giới 3 nếu Nga không hành động cực kỳ kiềm chế.


Boat

Tàu chiến mới nhất của hải quân Mỹ vừa bàn giao 20 ngày đã hỏng

warship
© Russavia / Wikipedia
Chiến hạm vừa được hải quân Mỹ biên chế hồi tháng trước đã gặp sự cố kỹ thuật trên biển và được tàu cứu hộ kéo trở về căn cứ.

Theo Navy Times, tàu chiến đấu ven biển Milwaukee - tàu mới nhất của hải quân Mỹ, hôm 11/12 hỏng vì gặp sự cố kỹ thuật khi di chuyển từ Halifax, Canada, để đến Mayport, Florida, và đích đến là về cảng San Diego. Thủy thủ đoàn và nhân viên kỹ thuật đang tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.

Manh mối ban đầu cho thấy các mảnh vụn kim loại thu được trong bộ lọc dầu bôi trơn đã làm sập hệ thống tàu, theo một tuyên bố của hải quân Mỹ. Hiện chưa rõ nguyên nhân xuất hiện mảnh vụn kim loại trong hệ thống dầu bôi trơn.

Tàu Milwaukee được biên chế ngày 21/11 ở Milwaukee, Wisconsin, và kể từ đó đã thực hiện chuyến đi đường dài đến San Diego qua Great Lakes.

Sự cố với động cơ đẩy của tàu bắt đầu gần như ngay sau Milwaukee rời đi từ Halifax. Hệ thống máy tính của tàu đa phát báo động, thông báo sự cố kỹ thuật.

Nhận xét: Đây không phải là sự cố hiếm hoi xảy ra với những khí tài quân sự "hiện đại" của Hoa Kỳ. Họ có ngân sách quân sự khổng lồ, vượt xa tất cả các nước khác. Nhưng có lẽ phần lớn ngân sách đó đã chạy vào túi các nhà thầu quân sự một cách vô ích.


Boat

Chiến hạm Nga bắn cảnh cáo tàu Thổ Nhĩ Kỳ đang áp sát tại biển Aegean

Russian ship Smetlivyi
© WikipediaTàu khu trục Smetlivyi
Ngày 13/12, một sự kiện chấn động đã xảy ra khi thủy thủ đoàn tàu khu trục Smetlivyi, thuộc lớp Kashin của Nga đã nổ súng ngăn chặn một vụ áp sát có khả năng dẫn đến đụng độ với tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ, ở vị trí cách đảo Lemnos (Hy Lạp), phía Bắc biển Aegean 22 km.

Theo thông báo của Bộ quốc phòng Nga, sự việc xảy ra vào lúc 9h03, giờ Moscow (tức 13h03, theo giờ Việt Nam). Khi đó, các chiến sĩ trực ca phát hiện một tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ ở khoảng cách 1.000 mét tiến về phía mạn phải tàu Smetlivyi khi đó đang thả neo.

Mặc dù, tàu khu trục Smetlivyi đã nỗ lực liên lạc với tàu cá trên nhưng thủy thủ đoàn Thổ Nhĩ Kỳ đã không chịu trả lời, cũng không hồi đáp lại các phương pháp hỏi-đáp và cảnh cáo của chiến hạm Nga là dùng tín hiệu đèn pha đặc biệt và pháo sáng.

Khi tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ cách tàu khu trục Nga khoảng 600 mét, để tránh một vụ đâm tàu, phía Nga đã buộc phải nổ súng cảnh báo, để tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải chú ý. Theo tin của truyền thông Nga, tàu chiến nước này đã sử dụng vũ khí cỡ nòng nhỏ.

Nhận xét: Kỳ lạ là tàu cá Thổ Nhĩ Kỳ không liên lạc gì trong suốt cả quá trình. Có phải đây là một vụ khiêu khích nữa của Thổ Nhĩ Kỳ với hy vọng Nga "mắc sai lầm"?