Chủ Những Con RốiS


Stormtrooper

Cựu đại sứ Mỹ: "Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Iraq thì có gì mà phải ngạc nhiên?"

Erdogan Obama
Đó là nhận định của cựu đại sứ Mỹ tại Saudi Arabia, Chas Freeman, trong một bài phỏng vấn với báo Nga Sputnik hôm 7/12 vừa qua, về vụ lùm xùm mới đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.

Theo ông Freeman, người từng có thời gian công tác trong bộ Quốc phòng cũng như bộ Ngoại giao Mỹ, việc Thổ Nhĩ Kỳ ngang nhiên đem quân sang lãnh thổ Iraq xuất phát từ cuộc chiến do Mỹ phát động tại đây khi xưa. Nhà ngoại giao này khẳng định, kể từ đó đến nay, Mỹ là tác nhân phá vỡ mọi hệ thống luật pháp quốc tế tại Iraq nói riêng và toàn bộ khu vực Trung Đông nói chung.

"Những điều cơ bản trong luật pháp quốc tế không còn được coi ra gì ở Trung Đông. Hành động mới đây của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy sự sụp đổ của nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ tại Levant, với chất xúc tác là cuộc xâm lược Iraq của Mỹ" - ông phát biểu.

Từ năm 2003, Iraq và Syria đã nằm giữa hai làn đạn, với một bên là lực lượng ly khai, và bên còn lại là các phe phái liên quan đến tôn giáo. Rất nhiều trong số đó, theo ông Freeman, có sự hậu thuẫn của các thế lực bên ngoài.

"Không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra thiếu tôn trọng đường biên giới giữa các nước. Khi những đường biên giới này vô hiệu đến vậy, thì có thể coi Trung Đông như một khu vực vô luật, nơi kẻ mạnh có quyền làm bất kì điều gì mình muốn còn kẻ yếu thì bất lực" - ông nói thêm.

War Whore

Các tập đoàn vũ khí Mỹ - ngư ông đắc lợi từ tao loạn Trung Đông

Lockheed Martin
Chiến tranh, xung đột ngày càng tăng ở Trung Đông đang tạo ra một lực đẩy khổng lồ đối với sự phát triển và mở rộng của các tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ.

Các tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu nước Mỹ đang căng mình hoạt động hết tốc lực để đáp ứng nhu cầu tăng vọt đối với các loại vũ khí được sử dụng trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng như những xung đột khác ở Trung Đông, Reuters dẫn lời các quan chức và lãnh đạo trong ngành công nghiệp vũ khí Mỹ cho biết.

Nhu cầu về tên lửa và các loại bom thông minh do Mỹ chế tạo tăng đều đặn kể từ khi chúng được triển khai trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Nhưng giờ đây, Mỹ cùng nhiều đồng minh đang phải chạy đua với thời gian để bảo đảm nguồn cung vũ khí ổn định, nhằm phục vụ cho cuộc chiến chống IS được dự báo sẽ kéo dài.

Giới chức Mỹ cho hay dù đã tăng ca và tuyển dụng thêm công nhân, các tập đoàn vũ khí của nước này vẫn gặp không ít khó khăn bởi năng suất giới hạn. Các tập đoàn còn phải mở rộng nhà máy, thậm chí xây dựng phân xưởng mới để chắc chắn rằng vũ khí được cung ứng liên tục.

Vụ tấn công liên hoàn đẫm máu của IS ở thủ đô Paris, Pháp, hồi tháng trước khiến vai trò của những chiến dịch dội bom các mục tiêu khủng bố của liên minh do Mỹ dẫn đầu càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Tính đến ngày 2/12, có tổng cộng 8.605 vụ oanh tạc được triển khai với chi phí ước tính khoảng 5,2 tỷ USD.

Nhận xét: Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để hiểu những sự kiện xảy ra trên thế giới là "Ai được lợi?" Trả lời được câu hỏi đó là chúng ta đã hiểu được nửa vấn đề.


Eye 2

Ứng cử viên tổng thống Donald Trump kêu gọi cấm cửa tất cả người Hồi giáo vào Mỹ

Trump Hitler
Tỉ phú Donald Trump đồng thời là ứng viên Đảng Cộng hòa cho chức Tổng thống Mỹ đã kêu gọi "một sự chặn đứng hoàn toàn trước dòng người Hồi giáo đổ về Mỹ". Phát ngôn này của ông Trump đã gây ra sự phẫn nộ từ cộng đồng Hồi giáo và sự công kích từ các đối thủ khác.

"Chúng ta không biết ai đang vào đất Mỹ, không biết họ có thù ghét gì chúng ta hay không", ông Trump nói trước đám đông người ủng hộ. "Tôi biết điều này nghe không hay...không phù hợp về mặt chính trị lắm. Nhưng tôi không quan tâm".

Ông Trump khẳng định thêm phát ngôn của mình "là điều dễ hiểu" và "chúng ta không còn lựa chọn nào khác". Ông cũng cảnh báo rằng "chúng ta có thể làm đúng về lương tâm chính trị nhưng tình hình sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn".

Ý kiến cấm người Hồi giáo vào nước Mỹ sẽ vẫn đứng vững "chừng nào mà những lãnh đạo đất nước này chưa biết được thực sự chuyện gì đang xảy ra", một tuyên bố được ông Trump đưa ra trong ngày hôm qua (7.12).

Nhận xét: Giới truyền thông và cầm quyền phương Tây đã làm việc không nghỉ trong những năm gần đây để tạo ra bầu không khí sợ hãi, hoảng loạn trong dân chúng. Họ đã rất thành công bởi vì bây giờ một ứng cử viên tổng thống Mỹ có thể công khai đưa ra một phát biểu động trời như vậy mà không sợ gì.

Bầu không khí hoảng loạn đó là dấu hiệu rất xấu cho tương lai, bởi vì như lịch sử đã cho chúng ta thấy, những tội ác chống nhân loại tồi tệ nhất trong lịch sử, như nước Đức trước Thế Chiến II hay Trung Quốc thời cách mạng văn hóa, chỉ có thể xảy ra trong bầu không khí hoảng loạn rộng khắp như vậy. Lịch sử đang lặp lại. Liệu những người dân phương Tây đang hoảng loạn trước "mối đe dọa Hồi giáo" kia có nhận ra điều đó không?

Xem thêm:


Light Saber

Đến lượt thủ tướng Iraq khẳng định IS tuồn dầu qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ

Iraqi PM al-Abadi
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi hôm 7/12 nói rằng phần lớn lượng dầu mỏ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã được tung ra thị trường đen qua đường Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyên bố từ văn phòng Thủ tướng Iraq cho biết trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức -Walter Steinmeier, Thủ tướng al-Abadi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấm dứt hoạt động buôn dầu mỏ của IS.

Theo ông Abadi, đa số các vụ buôn lậu dầu của IS được thực hiện qua Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây là cáo buộc mới nhất sau khi Nga và Iran đưa ra những tuyên bố tương tự về mối liên hệ giữa Thổ Nhĩ kỳ và hoạt động buôn bán dầu mỏ của IS, tổ chức khủng bố hiện đang kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn tại Iraq và Syria.

Thư ký Hội đồng cố vấn của Đại giáo chủ Iran Mohsen Rezaie cho biết các cố vấn quân sự Iran tại Iraq và Syria đã có trong tay những hình ảnh xe chở dầu của IS đi qua Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhận xét: Trong khi Nga, Iran, Iraq và thậm chí chính báo chí cùng phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có bằng chứng rằng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ buôn lậu dầu mỏ cùng tổ chức khủng bố IS, Hoa Kỳ vẫn một mực bảo vệ đồng minh thân cận của mình. Như vậy đủ thấy họ đứng về bên nào trong cuộc chiến chống khủng bố.


Jet2

Lại "nhầm"? - Liên quân do Mỹ đứng đầu lần đầu tiên không kích quân đội Syria

US warplane
© AP Photo/U.S. Air Force
Việc liên minh do Mỹ đứng đầu bị cáo buộc không kích trúng quân chính phủ Syria đang khiến căng thẳng Trung Đông leo thang, ngay sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân xâm nhập lãnh thổ Iraq.

Syria yêu cầu Liên Hợp Quốc can thiệp khẩn cấp

Sputnik News (Nga) ngày 7/12 đưa tin, Syria đã đệ đơn phản đối chính thức tới Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc trước việc liên quân do Mỹ đứng đầu không kích vào các cơ ở của quân chính phủ nước này.

Damascus đã yêu cầu Hội đồng bảo an đưa ra các biện pháp khẩn để ngăn chặn các sự kiện tương tự tái diễn.

Hãng tin SANA của Syria dẫn lời Bộ ngoại giao nước này: "Syria chỉ trích mạnh mẽ hành động xâm lược của liên minh do Mỹ đứng đầu đi ngược lại các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương LHQ. Bộ ngoại giao đã gửi thư tới Tổng thư ký LHQ và Hội đồng bảo an LHQ."

Jet3

Tổng thống Syria: Chiến dịch không kích của Anh là phi phá​p, khiến khủng bố lan rộng

Assad
© SANA / Reuters
Theo AFP, Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 6/12 tuyên bố các cuộc không kích của Anh tại nước này nhắm vào mục tiêu Nhà nước Hồi giáo IS là "phi pháp" và chỉ khiến "chủ nghĩa khủng bố lan rộng."

"Chúng (các cuộc không kích) chỉ gây hại và là phi phá​p, tiếp tay cho chủ nghĩa khủng bố như điều đã từng xảy ra kể từ khi lực lượng liên quân bắt đầu tiến hành chiến dịch hơn một năm trước," ông Assad phát biểu trong cuộc phỏng vấn với tờ báo Anh The Sunday Times.

Hôm 2/12, Quốc hội Anh đã bỏ phiếu cho phép nước này gia nhập liên quân do Mỹ đứng đầu tiến hành các cuộc không kích ở Syria.

Theo ông Assad, khủng bố như căn bệnh ung thư và cần phải được giải quyết bằng một chiến lược toàn diện, kết hợp với lực lượng trên bộ.

"Bạn không thể cắt bỏ một phần của khối u, phải xử lý nó triệt để. Chiến dịch này cũng giống như thế, chỉ khiến các khối u lan đi khắp cơ thể nhanh hơn mà thôi."

Bullseye

Hay Nhất Mạng: Báo cáo: Israel mới là đối tác chủ yếu tiêu thụ dầu mỏ của IS

How IS smuggles its oil
© Al-ArabyMô phỏng quy trình khai thác, giao dịch dầu lậu của IS
Truyền thông Qatar khẳng định Israel là đối tác chủ chốt tiêu thụ dầu lậu của Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng.

Israel mua số lượng lớn dầu lậu của IS

Tờ al-Araby al-Jadeed của Qatar mới đây đã cho đăng tải phóng sự liên quan đến mạng lưới vận chuyển, thu mua dầu lậu do IS khai thác trên phần lãnh thổ mà quân khủng bố kiểm soát ở Iraq và Syria.

Theo điều tra của các phóng viên, dầu được IS múc lên tại các mỏ ở miền Đông Syria (chủ yếu là mỏ Cocono và al-Taim) và miền Bắc Iraq (trọng tâm là các mỏ al-Najma và al-Qayara ở Mosul).

Sản lượng khai thác dao động trong khoảng từ 30.000 - 40.000 thùng/ngày, giúp cho quân khủng bố thu được khoản lợi nhuận khoảng 3 triệu USD/ngày. Con số này hiện giảm xuống từ 1-1,5 triệu USD/ngày sau khi Nga mở rộng không kích nhằm vào các cơ sở khai thác, đoàn xe chở dầu của IS.

Light Saber

Iraq đòi hỏi Thổ Nhĩ Kỳ lập tức rút quân khỏi nước mình, đe dọa đáp trả sự xâm lấn

Turkish troops
© ReutersLính Thổ Nhĩ Kỳ
Chính phủ Iraq yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức phải rút quân ra khỏi miền Bắc

Chính phủ Iraq đã đòi Thổ Nhĩ Kỳ rút hết quân hiện đang ở phía bắc xung quanh thành phố Mosul.

Theo thông báo của trung tâm báo chí Thủ tướng Iraq, đội ngũ quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã vào địa phận Iraq mà không có sự cho phép của nước này.

"Chúng tôi đã nhận được tin chính xác rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với một trung đoàn xe tăng và pháo binh đã lọt vào lãnh thổ Iraq, và đặc biệt là ở tỉnh Nineveh. Họ tuyên bố rằng họ đến để huấn luyện quân nhân Iraq. Điều này được thực hiện mà không hề có một yêu cầu trước gửi chính phủ liên bang Iraq và không có sự phê chuẩn của họ, do đó được coi là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Iraq. Hành động như vậy không phù hợp với tinh thần quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, "- thông báo của bộ phận báo chí chính phủ cho biết.

"Chính phủ Iraq kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng quan hệ láng giềng thân thiện và ngay lập tức rút quân ra khỏi lãnh thổ Iraq," — chính quyền Iraq nêu rõ.

Nhận xét: Lưu ý ở đây là hàng ngàn quân Thổ Nhĩ Kỳ có xe thiết giáp và pháo binh hỗ trợ, chứ không phải chỉ là con số 130 như các báo Việt Nam đưa tin theo nguồn tin phương Tây. Nó xảy ra sau khi chính phủ Iraq tuyên bố có thể đưa Thổ Nhĩ Kỳ ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc do buôn lậu dầu mỏ với khủng bố (dầu mỏ lấy từ lãnh thổ Iraq và Syria).


Jet3

Nga mở căn cứ không quân thứ 2: Bước ngoặt mới trên chiến trường Syria

Latakia airbase
© AP Photo/Vladimir KondrashovCăn cứ không quân hiện tại của Nga tại Latakia
Nga đang triển khai căn cứ không quân thứ 2 ở Shaayrat, thuộc tỉnh Homs - miền trung Syria, mở ra cục diện mang tính bước ngoặt trên chiến trường Syria.

Nga mở sân bay thứ 2, dành cho máy bay chiến đấu

Nguồn tin quân sự của Nga hôm 3-12 cho biết, ngoài sân bay Hmeymim ở Latakia, nằm ở vùng rừng núi tây bắc, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đang nâng cấp một sân bay quân sự mới ở miền trung Syria cho các máy bay chiến đấu, để tiến hành chiến dịch công kích chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

"Giai đoạn chuẩn bị cho căn cứ Shaayrat ở Syria đã gần hoàn thành. Nó sắp sẵn sàng để trở thành một căn cứ quân sự mới của Moscow. Một số cố vấn Nga đã đến Shaayrat vài tuần trước. Căn cứ sẽ bắt đầu được lực lượng Nga sử dụng trước cuối tháng này" - một nguồn tin quân sự cho hay.

Còn căn cứ không quân mới Shaayrat thuộc tỉnh miền trung Homs, cách thành phố thủ phủ của tỉnh khoảng 40km về phía đông nam, cách biên giới Lebanon khoảng tầm 60km về phía tây.

Nhận xét: Còn một "bàn tay bẩn thỉu" nữa nhúng vào Syria là Israel mà từ trước đến nay Nga chưa tiện xử lý. Việc thiết lập căn cứ không quân thứ hai ở miền trung này sẽ giúp kiểm soát biên giới phía nam của Syria với Israel tốt hơn, thậm chí trong tương lai có thể giúp chính phủ Syria giành lại Cao nguyên Golan, vùng đất mà Israel đã cướp trắng trợn từ Syria năm 1967.


Whistle

Cựu điệp viên Đức: Hoa Kỳ biết rõ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia kinh doanh dầu bất hợp pháp

Erdogun
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogun
Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, các đại diện Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra loạt hình ảnh chụp từ vệ tinh và UAV cho thấy hàng đoàn xe bồn cỡ lớn vận tải dầu thô do lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo đánh cắp.

Những tấm ảnh đã xác nhận rõ đích đến cuối cùng của khối lượng lớn dầu khai thác từ các giếng khoan của Syria — đó là Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov nói:
"Tôi muốn nhấn mạnh việc các lãnh đạo chính trị hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, theo những thông tin nắm được, đang nhúng tay vào hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Cụ thể đó là Tổng thống Erdogan và gia đình ông ta. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đang thể hiện sự trơ trẽn tột độ."
Kênh truyền hình RT còn đề nghị chính luận gia Rainer Rupp, một cựu điệp viên tình báo người Đức, chia sẻ bình luận.

Nhận xét: CIA thâm nhập và kiểm soát hầu hết bộ máy chính quyền, quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nên dĩ nhiên Hoa Kỳ biết rõ hoạt động kinh doanh dầu với khủng bố của Erdogun. Ngay cả vụ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga vừa rồi, ít nhất cũng có sự đồng ý, nếu không muốn nói là điều hành trực tiếp của Hoa Kỳ.