Chủ Những Con RốiS


Gold Seal

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cảm ơn Nga vì sự giúp đỡ "đầy đủ và vô điều kiện" trong vụ đảo chính

cavusoglu
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã cảm ơn Tổng thống Nga Vladimir Putin và các quan chức khác của Nga đã hoàn toàn ủng hộ chính phủ Thổ Nghĩ Kỳ trong thời gian của cuộc đảo chính.

Nga đã hỗ trợ đầy đủ và vô điều kiện chúng tôi trong thời gian cuộc đảo chính, vì điều này chúng tôi rất biết ơn ông Putin và tất cả các đại diện của nước Nga. Sẽ sớm diễn ra cuộc gặp giữa hai tổng thống vào tháng 8, trước thượng đỉnh "Nhóm 20". Chủ đề quan trọng sẽ được thảo luận tại cuộc gặp này — loại bỏ rào cản kinh tế và các bước tiến đến việc khôi phục hoàn toàn quan hệ ",- ông Cavusoglu phát biểu trên kênh truyền hình Haberturk hôm thứ 25/7.

Thổ Nhĩ Kỳ đang ở trong tình trạng hỗn loạn sau cuộc đảo chính bất thành hôm 15/7 nhằm lật đổ chính quyền của ông Erdogan khiến ít nhất 246 người thiệt mạng và hơn 2.000 người khác bị thương.

Đến nay, hơn 60.000 công dân nước này trong đó có cả binh lính, cảnh sát, thẩm phán, giáo viên, công nhân viên chức đã bị bắt giữ hoặc bị điều tra.

Nhận xét: Nga và Iran là hai nước đầu tiên lên tiếng ủng hộ chính phủ lâm thời Thổ Nhĩ Kỳ, ngay khi cuộc đảo chính còn chưa phân định. Trái với thái độ đó, các nước "đồng minh" phương Tây giữ im lặng cho đến khi chắc chắn rằng cuộc đảo chính đã thất bại. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn nhận ra sự khác biệt đó.


USA

Suy bụng ta ra bụng người: Mỹ nghi ngờ Nga tiết lộ email phơi bày trò hề dân chủ của họ

DNC hacked
© www.hackbusters.com
Bị Wikileaks tiết lộ thông tin cho thấy sự mờ ám, bất công và chia rẽ nội bộ, người Mỹ ngay lập tức tìm ra lý lẽ để đổ tội cho Nga.

Dấu hiệu không phải bằng chứng

Theo hãng tin Reuters, các chuyên gia an ninh mạng và quan chức Mỹ nói rằng có những dấu hiệu cho thấy Nga đã sắp đặt việc tiết lộ các thư điện tử nhạy cảm của đảng Dân chủ Mỹ nhằm gây tác động tới cuộc bầu cử tổng thống ở nước này.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra vụ xâm nhập vào mạng của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, gây ra vụ rò rỉ thư điện tử của Ủy ban này trên trang mạng WikiLeaks hồi cuối tuần qua.

Vụ việc hiện đang dẫn tới mối bất hòa nội bộ trong bối cảnh Đại hội đảng Dân chủ vừa khai mạc ngày 25/7 tại Philadelphia và dự kiến đề cử cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton làm ứng cử viên tranh chức tổng thống.

Các thư điện tử rò rỉ cho thấy có sự thiên vị trong Ủy ban trên đối với bà H.Clinton so với Thượng nghị sĩ Bernie Sander, đối thủ chạy đua sít sao trong cuộc bầu cử sơ bộ. Ủy ban này có nhiệm vụ phải đứng trung lập, và vụ việc bị phơi bày đã khiến nữ Chủ tịch Ủy ban Debbie Wasserman Schultz phải từ chức.

Mail

Trò hề dân chủ: Tiết lộ 20.000 email cho thấy lãnh đạo đảng Dân chủ Mỹ thiên vị Hillary Clinton

Woman purple shirt
© www.joemygod.comNhững người ủng hộ Bernie Sanders, đối thủ của Clinton, phẫn nỗ trước thông tin tiết lộ
Hôm qua, đảng Dân chủ khai mạc hội nghị kéo dài 4 ngày để đề cử bà Hillary Clinton chính thức đại diện cho đảng tham gia cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng ngay trước khi hội nghị diễn ra, đảng Dân chủ gặp sự cố gần 20.000 email nội bộ bị tung lên mạng WikiLeaks.

Chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ, bà Debbie Wasserman Schultz, từ chức hôm 24/7 sau khi hơn 19.000 email bị đánh cắp từ các máy chủ của đảng này và tung lên mạng WikiLeaks cho thấy các quan chức trong đảng Dân chủ tìm cách hạ thấp đối thủ cùng đảng của bà Clinton là Thượng nghị sĩ Bernie Sanders.

Các email này chứa nội dung trao đổi giữa những quan chức cấp cao trong đảng Dân chủ nhằm chế giễu chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ Sanders, nghĩ ra những lời lẽ chống đối ông Sanders và nghĩ đến cả việc tấn công vào niềm tin tôn giáo của ông Sanders nhằm giảm thiểu sự ủng hộ dành cho ông này.

Hôm 24/7, ông Sanders xuất hiện trên kênh CNNABC để nhắc mọi người nhớ rằng, cách đây rất lâu, ông đã cáo buộc bà Schultz thiên vị bà Clinton, và yêu cầu bà này từ chức. "Tôi không nghĩ bà ta đủ phẩm chất để làm chủ tịch đảng Dân chủ", ông Sanders nói.

TV

Thất vọng sâu sắc về bộ phim "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" của VTV

Syria documentary on Vietnamese TV
Là người nghiên cứu, theo dõi hàng ngày về cuộc khủng hoảng Syria ngay từ khi nó bùng phát vào đầu tháng 3-2011 tới nay trong làn sóng biến động chính trị mang tên "Mùa xuân Arập", tôi nóng lòng chờ đợi để xem bộ phim tài liệu "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến". Chờ mãi rồi cũng được xem vào 20g10 ngày 23-7-2016.

Tôi nóng lòng đón đợi xem bộ phim này là có nhiều lý do, nhưng chủ yếu là để xem những người làm phim mô tả cuộc chiến đó như thế nào, bởi hiện có rất nhiều cách đánh giá khác nhau về cuộc chiến này. Ngay cả giới nghiên cứu và truyền thông Phương Tây cũng bị chia rẽ khi nhận định, hay đưa tin về cuộc chiến đó.

Thế nhưng, trái với sự mong đợi, sau khi xem xong bộ phim này, cảm nhận bao trùm trong tôi chỉ là sự thất vọng sâu sắc. Sự thất vọng đó càng thêm đậm nét khi đọc bài trả lời phỏng vấn Nhà báo Lê Bình của phóng viên VTV về bộ phim này.

NỖI THẤT VỌNG XUYÊN SUỐT VÀ BAO TRÙM LÀ BỘ PHIM KHÔNG NÓI LÊN ĐƯỢC BẢN CHẤT CỦA CUỘC CHIẾN ĐANG DIỄN RA Ở SYRIA

Nhận xét: Tác giả thực sự đã nêu bật vấn đề không chỉ với bộ phim này mà cả với làng báo chí Việt Nam nói chung khi truyền tải thông tin về tình hình chính trị quốc tế: Đó là việc nhai lại nội dung và tư tưởng từ truyền thông phương Tây một cách mù quáng và vô trách nhiệm.


Whistle

Đội tuyển Nga không bị loại khỏi Olympic Brazil 2016

Olympic ban on Russia
© AFP Photo/Damien Meyer
Ngày 24/7, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã quyết định không cấm toàn bộ đoàn thể thao Nga tham dự Thế vận hội mùa Hè 2016 (Olympic 2016) ở Rio de Janeiro (Brazil). Thay vào đó, IOC sẽ trao quyền quyết định cho các liên đoàn thể thao quốc tế thành viên.

Trong phiên họp của Ban điều hành IOC diễn ra tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), ủy ban này đã thông qua quyết định cho phép đoàn vận động viên Nga tham dự Olympic 2016, song yêu cầu mỗi liên đoàn thể thao quốc tế thành lập một ban phụ trách để đánh giá từng cá nhân vận động viên. Theo tuyên bố của IOC, các liên đoàn thể thao cần phân tích từng hồ sơ cá nhân để làm rõ việc sử dụng doping của các vận động viên, cân nhắc các xét nghiệm quốc tế đáng tin cậy, đánh giá nét đặc trưng của mỗi môn thể thao và quy tắc của nó, nhằm đảm bảo một sân chơi công bằng. Điều này cũng đồng nghĩa các vận động viên Nga vẫn có cơ hội tranh tài tại Olympic 2016 nếu họ chứng minh được sự trong sạch của mình trước các liên đoàn.

Trước đó, ngày 18/7, Ủy ban độc lập thuộc Cơ quan chống Doping thế giới (WADA) công bố kết quả điều tra kéo dài gần một năm, theo đó cáo buộc chính phủ Nga đã bảo trợ cho những vận động viên nước này sử dụng doping để giành thành tích cao tại Olympic mùa đông Sochi 2014 trên sân nhà. Trên cơ sở đó, WADA khuyến cáo IOC cấm 68 vận động viên Nga thi đấu.

Handcuffs

Thái Lan bắt công dân Nga để dẫn độ sang Mỹ mà không thông báo gì cho chính phủ Nga

Russian Foreign Ministry’s official spokeswoman Maria Zakharova
© Anton Novoderezhkin/TASSNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova
Nga sẽ áp dụng mọi biện pháp để đưa công dân nước này, Dmitry Ukrainski, bị cảnh sát Thái Lan bắt ngày 15/7 tại thành phố Pattaya theo yêu cầu của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), về nước.

Đây là tuyên bố được Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngày 21/7.

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Bộ Ngoại giao Nga đã triệu Đại diện lâm thời của Thái Lan tại nước này lên trao công hàm tuyên bố "không thể chấp nhận việc công dân Nga bị dẫn độ sang Mỹ."

Bà Zakharova nhấn mạnh rằng cho đến thời điểm hiện tại Moskva chưa nhận được bất cứ thông báo nào từ phía Thái Lan hay Mỹ giải thích nguyên nhân bắt giữ công dân Nga.

Trong khi đó, theo cảnh sát Thái Lan việc bắt công dân Nga được thực hiện theo yêu cầu của FBI để dẫn độ về Mỹ với cáo buộc dính líu đến họat động rửa tiền trên quy mô lớn.

Nhận xét: Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Cuba bắt công dân Mỹ để dẫn độ sang Nga mà không có bất cứ thông báo nào với chính phủ Mỹ...


Mr. Potato

Đệ nhất phu nhân tiềm năng Melania Trump của Mỹ khai man bằng cấp, đạo văn bài phát biểu

Melania Trump
Sau nghi án "đạo" bài phát biểu của Phu nhân Tổng thống Obama, vợ ứng cử viên đảng Cộng hòa - ông Donald Trump, bà Melania, lại bị tố khai man lý lịch.

Trong chương trình Đại hội Toàn quốc của đảng Cộng hòa (RNC) khai mạc tối 18/7 tại Cleveland, Ohio nói bà Trump "có bằng đại học chuyên ngành thiết kế và kiến trúc ở Slovenia".

Và theo thông tin do Chương trình Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa Mỹ công bố, "sau khi nhận bằng đại học chuyên ngành thiết kế và kiến trúc tại Slovenia, bà Melania đã chuyển sang làm người mẫu ở Paris và Milan, cuối cùng bà tới New York định cư vào năm 1996".

Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại nguồn dữ liệu công khai chính thức của trường đại học tại Slovenia theo thông tin do đảng Cộng hòa cung cấp, đài CBS cho biết phu nhân tỷ phú Donald Trump không nằm trong danh sách những sinh viên tốt nghiệp và nhận được bằng đại học.

Bà Julia Ioffe, một chuyên gia nghiên cứu về "Đệ nhất Phu nhân tiềm năng" nói bà Trump đã rời khỏi trường đại học sau một năm đăng ký.

Telephone

Hay Nhất Mạng: Báo Iran: Erdogan nhanh chóng dập tắt đảo chính nhờ được tình báo Nga báo trước

putin erdogan
Hãng tin Fars News dẫn nguồn từ một quan chức ngoại giao Nga giấu tên cho biết, Moscow đã cảnh báo trước cho chính quyền Erdogan về âm mưu đảo chính.

Tình báo Nga báo tin vụ đảo chính cho Thổ Nhĩ Kỳ

Gần 1 tuần sau vụ đảo chính quân sự bất thành diễn ra tại thành phố Istanbul và thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, việc tại sao chính quyền Erdogan đập tan cuộc đảo chính quân sự của giới tướng lĩnh quân đội một cách cực kỳ nhanh chóng vẫn đang là câu hỏi lớn đối với giới truyền thông.

Tuy nhiên, theo thông tin của hãng thông tấn Iran Fars News ngày 21/7, chính tình báo Nga đã cảnh báo trước cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về âm mưu đảo chính vài giờ trước khi nó diễn ra, giúp ông kịp thời đưa ra các biện pháp chống đảo chính thành công.

Theo đó, một vài ngày trước khi cuộc đảo chính nổ ra, lực lượng kỹ thuật của tình báo Nga đã thu thập được nội dung các cuộc thông tin liên lạc giữa các sĩ quan cao cấp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với một số dấu hiệu đáng ngờ.

Nhận xét: Erdogan thực sự đã chịu ơn cứu mạng từ phía Nga. Điều này rất có thể sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng trong chính sách của đất nước có vai trò chiến lược tại Trung Đông này.

Xem thêm:


Jet2

Phó chủ tịch đảng cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ: Chính phủ không ra lệnh bắn hạ Su-24 của Nga

Russian Su-24
© Express.co.ukChiếc Su-24 của Nga bị bắn rơi bởi Thổ Nhĩ Kỳ
Phi công Thổ Nhĩ Kỳ đã tự ý quyết định bắn hạ máy bay Su-24 của Nga trong sự cố hồi tháng 11 năm ngoái.

Thông tin trên được Phó Chủ tịch đảng cầm quyền, đảng Công lý và Phát triển Thổ Nhĩ Kỳ (AKP), Nghị sĩ Quốc hội, ông Yasin Aktai đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Sputnik của Nga. Cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 21/7.

Nghị sĩ Aktai lưu ý rằng xung quanh tình huống máy bay Nga bị bắn rơi có nhiều điểm khó hiểu đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

"Quyết định bắn hạ máy bay đã được thực hiện trên không trung. Những quyết định như vậy được thực hiện bởi các phi công và nó được hướng dẫn bởi các quy tắc của việc sử dụng vũ lực. Nhưng phi công có khả năng cho phép mình không bắn hạ máy bay xâm phạm không phận trong một thời gian ngắn và đang có ý định rời khỏi vùng cấm...", ông Aktai nói.

"Việc bắn hạ chiếc máy bay Nga, rõ ràng đã rời không phận, đặt ra nhiều nghi vấn", ông nói thêm.


Nhận xét: Tất nhiên không thể có chuyện viên phi công tự ý quyết định điều đó. Điều chúng ta có thể rút ra từ tuyên bố này là lần đầu tiên chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố họ đã không đưa ra quyết định bắn hạ. Thông tin này phù hợp với nhận định của chúng tôi trong bài phân tích Always the last to know: Did Turkish government find out about shoot-down of Russian jet after the fact? viết hồi tháng 11 năm ngoái. Theo đó, có nhiều khả năng mệnh lệnh bắn hạ được đưa ra bởi một thế lực ngầm khác và rồi "con dao vấy máu" được đặt vào tay chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhằm phá hoại quan hệ giữa nước này và Nga. Dĩ nhiên, thế lực ngầm nào muốn làm điều đó và có đủ khả năng ra lệnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ làm điều đó là điều dễ đoán.


Radar

Tàu ngầm hạt nhân hàng đầu thế giới của Anh va chạm với tàu buôn ngoài khơi Gibraltar

UK nuke sub collision gibralter
© JollyGreenMFGiant / YouTube
"Vào khoảng 13h30 giờ địa phương ngày 20/7, tàu HMS Ambush, khi đang lặn trong một cuộc diễn tập huấn luyện đã va chạm với một chiếc tàu thương mại, sượt qua tàu buôn ngoài khơi bờ biển Gibraltar", trang Guardian dẫn Bộ Quốc phòng Anh cho biết.

Theo những thông tin ban đầu sau vụ việc, tàu HMS Ambush "bị hư hại bên ngoài", nhưng không có thủy thủ nào bị thương trong vụ việc. Lò phản ứng hạt nhân của tàu ngầm tấn công cũng không bị hư hại, tuy nhiên con tàu vẫn cần được kiểm tra thêm sau khi cập cảng Gibraltar, đại diện của Hải quân Hoàng gia Anh cho biết.

Được biết, tàu HMS Ambush thuộc lớp Astute, đây là lớp tàu ngầm được coi là mạnh hàng đầu thế giới hiện nay của Anh. Tàu ngầm công nghệ cao HMS Ambush được hạ thủy vào ngày 14/9/2012, tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn lên tới 103 người.

Tàu được trang bị sonar có thể phát hiện ra một tàu ngầm địch từ khoảng cách 3.000 hải lý. Điều đó có nghĩa là, HMS Ambush đang bơi lội ở bờ biển Anh có thể phát hiện được sự di chuyển của các tàu ngầm Mỹ ở phía bên kia Đại Tây Dương.


Nhận xét: Mặc dù vậy, chiếc tàu ngầm hiện đại hàng đầu thế giới này lại không phát hiện được con tàu nổi dân sự ngay trước mắt đến nỗi va vào nó.


Nhận xét: Xem thêm: Chiến hạm hiện đại nhất của Anh nằm chết ngắc giữa Vịnh Ba Tư vì "nước ấm quá"