Sức Khỏe & Sinh Khí
Liệu có giúp ích chút nào không nếu tôi nói với bạn rằng Solae - công ty sản xuất thành phần cho các thực phẩm đậu tương như Gardenburgers, Mori-Nu, và Yves Veggie Cuisine - thuộc về DuPont? Bạn biết họ đang đầu độc thế giới này. Tại sao tự nhiên bạn lại tin tưởng để họ sản xuất (sản xuất chứ không phải trồng trọt) thực phẩm của bạn?
Đây là thứ bạn ăn khi bạn ăn thực phẩm chứa đậu tương: một chất thải công nghiệp. Đậu tương tự nhiên thực ra không phải là một thứ ít chất béo mẫu mực. Nó chứa khoảng 30% chất béo. Ngày xửa ngày xưa, nó từng được trồng để lấy dầu - không phải để làm thực phẩm, mà để làm sơn và keo dán. Năm 1913, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ liệt kê đậu tương là một nguyên liệu công nghiệp, chứ không phải là thực phẩm. Chiết xuất dầu từ đậu tương để lại một khối protein đã bị khử mỡ. Câu hỏi đặt ra cho các tập đoàn chế biến đậu tương là làm gì với nó. Năm 1975, một nhà tiếp thị đậu tương thông minh nói, "Cách nhanh nhất để một sản phẩm được chấp nhận ở tầng lớp ít thành đạt của xã hội... là làm sao cho tầng lớp thành đạt hơn của xã hội thích nó vì những lợi ích của nó."
Thế nhưng, các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra điều gì sẽ diễn ra trong cơ thể chúng ta nếu thường xuyên nạp vào một lượng lớn đường hoặc chất béo.
Tại nhiều nơi trên thế giới, hai loại nguyên liệu này hiếm khi được ăn riêng. Bánh donut là một ví dụ. Khi bạn cho một chiếc donut đầy carb vào chảo dầu, bạn sẽ thu được một combo đường - chất béo thơm ngon mà hiếm ai có thể chối từ.
Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng ngay trong cơ thể con người cho thấy khi ăn riêng lẻ, chất béo không khiến bạn tăng cân. Ngược lại, hàng tá nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ riêng đường cũng đã đóng góp đáng kể làm vòng eo của bạn tăng lên.
Nhận xét: Đây là điều mà Sott.net đã chỉ ra từ lâu. Xem thêm:
- Ảo vọng ăn chay - Chế độ ăn dựa trên ngũ cốc sẽ tàn hại sức khỏe của bạn
- Ảo vọng ăn chay - Sự thật về cholesterol và mỡ béo mà bạn cần biết, nhưng không ai nói cho bạn
- Ảo vọng ăn chay - Ăn thịt mỡ gây bệnh tim mạch, thật vậy không?
- Ảo vọng ăn chay - Dầu thực vật làm hại bạn, và mỡ béo cùng cholesterol cứu sống bạn
- Video: Tranh cãi về chất béo - Những gì bạn không biết về mỡ béo lành mạnh
- Chế độ ăn ketogenic và những lợi ích sức khỏe kỳ diệu của nó
Đậu tương là một cây họ đậu từng được trồng xen canh với các vụ cây ngắn hạn khác trên khắp châu Á. Bởi vì nó có thể giữ nitơ từ không khí, đậu tương được dùng như một loại phân xanh. Những chữ tượng hình của Trung Quốc cho lúa mạch, kê, gạo và lúa mì vẽ phần hạt của chúng, bởi vì phần ăn được là quan trọng. Chữ tượng hình cho đậu tương vẽ phần rễ, bởi vì nó được trồng chỉ để giữ đất chứ không phải để ăn. Đậu tương chứa nhiều chất phản dinh dưỡng đến nỗi nó không thể ăn được nếu không qua rất nhiều khâu xử lý, nhiều hơn nhiều so với các loại hạt khác.
Đầu tiên, đậu tương chứa những chất ức chế trypsin. Trypsin, như bạn vẫn nhớ, là một enzyme tiêu hóa sản xuất bởi tuyến tụy. Đấy là lý do tại sao ăn đậu tương gây đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy. Lên men đậu tương sẽ làm vô hiệu hóa hầu hết các chất ức chế trypsin. Trong một nghiên cứu thực hiện trên 50 nền văn hóa châu Á, những dân tộc tìm được cách vô hiệu hóa các chất ức chế trypsin là những dân tộc duy nhất coi đậu tương là thứ ăn được. Tương miso của Nhật Bản, món được lên men rất kỹ, bắt đầu được ăn vào khoảng giữa thế kỷ 2 trước công nguyên và thế kỷ 4 sau công nguyên. Đậu phụ, món không được lên men, được phát minh vào năm 164 trước công nguyên, và tempeh, một món cũng được lên men, được sáng chế vào những năm 1600. Các nhà sư ăn đậu phụ vì nó giúp họ giữ lời thề tiết chế tình dục: chất phytoestrogen trong đậu tương làm giảm nồng độ testoterone và ham muốn tình dục của họ. "Ngoại trừ trong nạn đói," chuyên gia về đậu tương Kaayla Davis viết, "đậu phụ được dùng như một món ăn thêm, ăn với lượng nhỏ, thường là cùng với canh cá, chứ không phải là món chính." Người Trung Quốc chỉ dùng đậu tương làm nguồn protein chính khi họ đang chết đói - khi mà họ ăn cả con cái họ.
Nhận xét: Xem những phần khác:
Chị Nguyễn Phương Hoa (Tổ 18, Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội) cho biết: "Hầu như mọi gia đình có con nhỏ mà tôi biết đều cho con sử dụng điện thoại từ khi còn rất nhỏ. Đó như là cách để trẻ ăn nhiều hơn, ngoan ngoãn hơn. Nhiều trẻ từ 3-4 tuổi đã sử dụng điện thoại thông minh một cách thành thạo. Như là biết bấm mật khẩu, biết lựa chọn các chương trình mình muốn".
Thực tế, quan sát từ nhiều gia đình cho thấy, từ lúc ăn dặm để "con tăng cân", "ăn nhanh", bố mẹ đã cho con xem chương trình dành cho trẻ con ở Youtube. Con lớn hơn một chút thì họ lý do là để con học tiếng Anh.
Chưa hết, ở nơi công cộng nào cũng có thể bắt gặp những trẻ em đang độ tuổi mầm non dán mắt vào màn hình điện thoại một cách chăm chú. Ai cũng có một "người bạn ảo" cho mình, ít có sự trò truyện tương tác.
Schmid đặt tên cho chương sách của ông về chủ đề này là "Phản bội" (Betrayal). "Phản bội," ông viết, "là một từ mạnh, mang hàm ý về sự không trung thành và những hành vi lừa lọc cố ý. Quan điểm của tôi... là nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ của chúng ta đã phản bội sự tin tưởng của chúng ta." Sự phản bội đó đã xảy ra vì cùng một lý do như những sự phản bội khác thường có: tiền. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp là một thành phần khổng lồ của nền kinh tế Hoa Kỳ - một ngàn tỷ đôla thu nhập mỗi năm, chiếm 13% tổng thu nhập quốc gia. Schmid giải thích:
Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm trùng hợp với một thay đổi từ từ nhưng toàn diện trong chế độ ăn điển hình của người Mỹ, từ một chế độ ăn dựa trên những thực phẩm tươi sống sản xuất tại địa phương sang một chế độ ăn dựa trên thực phẩm chế biến sẵn có thể có nguồn gốc từ bất cứ đâu. Trong khi ngành công nghiệp ấy phát triển, lối sống nông nghiệp bị thu hẹp; 40% dân Mỹ sống trong một trang trại vào năm 1900, so sánh với ít hơn 2% hiện nay... Năm mươi năm trước, hàng trăm ngàn nông dân tự nuôi những đàn gà của họ. Ngày nay, một vài tập đoàn thực phẩm sản xuất gần như tất cả số gà chúng ta tiêu thụ thông qua một hệ thống được gọi là tổng hợp theo chiều dọc: một tập đoàn sở hữu và kiểm soát tất cả các giai đoạn sản xuất và tiếp thị... Hầu hết mọi người ngày nay không biết rằng thịt gà từng có mùi vị khác hẳn.
Nhận xét: Xem những phần khác:
Sau mỗi sáng thức dậy bạn có thể cảm thấy mình như một người khác, khỏe khoắn và năng động hơn. Vậy rốt cuộc cơ thể bạn đã làm những gì?
Não được làm sạch
Hằng ngày chúng ta không chỉ tiếp nhận một lượng lớn thông tin đưa vào não bộ mà còn tiếp xúc với rất nhiều những chất độc hại từ môi trường khiến cho não bộ vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên các cơ quan của cơ thể đều có cơ chế tự sửa chữa.
Khi bạn ngủ, não sẽ mở ra một van cho phép dịch não tủy chảy từ xương sống vào não, rửa các mô và lấy đi tất cả các chất độc đối với nó. Quá trình này là một phần của một chu kỳ lớn hơn được gọi là hô hấp tế bào, một loạt phản ứng giúp tế bào tạo ra năng lượng từ chất dinh dưỡng và giữ cho cơ thể hoạt động.
Chất béo không bão hòa đơn thiếu mất hai nguyên tử hydro. Điều này khiến phân tử của chúng bị cong lại ở một chỗ và chúng không chồng khít với nhau được như chất béo bão hòa. Hãy nghĩ đến dầu olive hay dầu lạc: ở nhiệt độ phòng chúng là chất lỏng, nhưng khi cho vào tủ lạnh, chúng vẫn đông lại. Cơ thể con người có thể tạo ra chất béo không bão hòa đơn từ chất béo bão hòa.
Các chất béo không bão hòa đa thiếu 4 nguyên tử hydro hoặc nhiều hơn nữa. Chúng có nhiều chỗ cong gãy trong cấu trúc phân tử của chúng khiến chúng không khớp với nhau được. Vì vậy chúng luôn ở thể lỏng, và chúng không bền vững. Điều này có nghĩa là chúng bị ôxy hóa rất dễ dàng và do vậy không bao giờ nên đun nóng chúng. Chúng là hầu hết các loại dầu thực vật - dầu ngô, dầu đậu tương - tràn ngập trong các cửa hàng thực phẩm của chúng ta bắt đầu từ những năm 1920.
Các chất béo không bão hòa đa trong thực phẩm của chúng ta bao gồm chủ yếu là hai loại: omega-6 và omega-3. Chúng được gọi là "tối cần thiết" vì chúng ta không thể tự tạo ra chúng.
Nhận xét: Xem những phần khác:
Ông còn được mệnh danh là "bác sĩ" của cây trồng khi là tác giả của nhiều cuốn sách hướng dẫn kỹ thuật phòng, trị bệnh cho cây, nêu lên nhiều nguy cơ về sự nguy hại của việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
Nông thôn mất sự trong lành
Ông đã nhiều lần cảnh báo môi trường sống ở nông thôn hiện nay không an toàn. Vì sao?
- Tôi nói điều này hoàn toàn có căn cứ vì vào năm 2015, Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra cảnh báo, nông nghiệp truyền thống và lạm dụng các loại nông dược đã gây ra hàng chục triệu trường hợp ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật hóa học và dẫn đến hơn 48 ngàn ca chết người mỗi năm trên thế giới. Và theo tổng kết của ngành y tế tổ chức tại Cần Thơ vào tháng 11-2017, Việt Nam thuộc nhóm đầu thế giới trong nhóm các nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao, trong đó 70% trên tổng số các ca ung thư là người dân ở nông thôn. Nguyên nhân chủ yếu là do nông dược; đất, nguồn nước đều bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và người phun xịt thuốc cũng không được bảo hộ.
Chất béo bão hòa => Cholesterol => Bệnh tim mạch
Có một con số khổng lồ những nghiên cứu dịch tễ học cho thấy không có mối tương quan nào giữa việc ăn chất béo bão hòa, nồng độ cholesterol và bệnh tim mạch. Hãy thử xem xét một vài nghiên cứu trong số đó, không phải vì tôi nghĩ rằng những nghiên cứu dịch tễ học là tuyệt vời, mà bởi vì những kẻ ủng hộ Giả thuyết Chất béo rất thích dẫn ra các nghiên cứu dịch tễ học. Đầu tiên là một loạt các nghịch lý: Nghịch lý Pháp, nghịch lý Hy Lạp, nghịch lý Đông Phi, nghịch lý Thụy Sĩ, nghịch lý đảo Thái Bình Dương. Đó là những nước có mức tiêu thụ chất béo bão hòa cao, nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim thấp. Pháp có mức độ tiêu thụ vào loại cao nhất - người dân Pháp tiêu thụ lượng bơ nhiều gấp bốn lần rưỡi người Mỹ chẳng hạn - nhưng tỷ lệ bệnh tim mạch ở người Pháp thấp hơn nhiều. Bộ tộc Masai ở Kenya ăn một chế độ ăn gần như hoàn toàn là thịt, sữa và tiết. Trung bình, những chiến binh trẻ người Masai ăn 300 gam chất béo động vật mỗi ngày. Thế nhưng nồng độ cholesterol của họ thuộc vào loại thấp nhất trên thế giới - trung bình dưới 160 - và bệnh tim mạch là hoàn toàn không nghe nói đến. Khi khám nghiệm tử thi, các dấu hiệu xơ vữa động mạch cũng không có. Dựa trên những kết quả này, George Mann, người đã nghiên cứu bộ tộc Masai, tuyên bố Giả thuyết Chất béo là "bước đi lạc hướng lớn nhất của ngành y tế cộng đồng trong thế kỷ này ... trò lừa bịp lớn nhất trong lịch sử ngành y."
Một nghiên cứu về bộ tộc Samburu ở Uganda cho những kết quả tương tự - không có bệnh tim hay nồng độ cholesterol cao mặc dù họ ăn 400 gam mỡ động vật mỗi ngày. Họ cũng không hề có bệnh thấp khớp, thoái hóa khớp hay huyết áp cao.
Nhận xét: Xem những phần khác:
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Development and Psychopathology, những năm tháng ôm ấp con mang tới tác động tới cả từng phân tử. Về cơ bản, ôm ấp con mang tới những BIẾN ĐỔI về GEN.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 95 em bé 5 tuần tuổi khỏe mạnh, yêu cầu bố mẹ ghi lại nhật ký khi trẻ ăn, ngủ, khóc cũng như số lần tiếp xúc cơ thể trong quá trình chăm sóc. Bốn năm rưỡi sau, chúng được mang tới để kiểm tra DNA.
Những đứa trẻ ít được ôm ấp, ốm đau và buồn bã nhiều hơn khi còn nhỏ, có cấu trúc phân tử trong tế bào không phát triển theo tuổi.
Nhận xét: Khoa học giờ đây đã xác nhận điều mà các bà mẹ luôn biết theo bản năng: Tiếp xúc da thịt cũng quan trọng với trẻ nhỏ như thức ăn và không khí vậy. Nhiều đứa trẻ không được tiếp xúc da thịt (như trong trại trẻ mồ côi) thậm chí không sống nổi qua năm đầu, hoặc rất chậm phát triển.
Vậy nên đừng sợ "quá chiều con" trong năm đầu đời. Trẻ sơ sinh cần mọi sự tiếp xúc có thể với cha mẹ chúng để phát triển.
Nhận xét: Xem những phần khác: