Khoa Học & Công NghệS


Radar

"Hố đen đại dương": Chiếc tàu ngầm Nga không nước nào muốn đụng độ với

A Kilo-class submarine in Vietnamese Navy
Tàu ngầm Kilo trong Hải quân Việt Nam
Không giống hải quân Mỹ phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng hạt nhân, Nga vẫn duy trì hạm đội tàu ngầm chạy bằng cả diesel lẫn năng lượng hạt nhân. Với sức mạnh trên bộ bao quanh phần lớn Á-Âu, tàu ngầm của Nga luôn trong tình trạng sẵn sàng hành động hơn tàu ngầm của Mỹ.

Trong khi Nga vẫn duy trì tàu ngầm hạt nhân để thực hiện các cuộc tuần tra ngoài khơi xa, hạm đội tàu ngầm diesel của nước này cũng đủ để hỗ trợ Nga trong các cuộc xung đột ở châu Âu, Trung Đông và các khu vực gần kề Nga.

Lực lượng chính của hạm đội tàu ngầm chạy bằng diesel của hải quân Nga là tàu ngầm lớp 877 hay còn được NATO gọi là tàu ngầm lớp Kilo. Tàu ngầm lớp Kilo này hoạt động cực êm, được chế tạo trong khoảng 30 năm, đây có thể coi là minh chứng cho tính hiệu quả của tàu ngầm này.

Tàu ngầm lớp Kilo vốn được xây dựng để phục vụ trong hải quân các nước Hiệp ước Vacxava, thay thế các tàu lớp Whiskey và Foxtrot cũ hơn. Tàu ngầm này dài 238 feet, rộng 32 feet và có lượng giãn nước 3.076 tấn khi lặn. Đội thủy thủ vận hành con tàu này gồm 12 sĩ quan và 41 binh sĩ, có thể lặn 45 ngày trước khi cần tiếp tế.

Network

Trung Quốc phát triển bách khoa toàn thư điện tử tiếng Trung, cạnh tranh với Wikipeadia

wikipedia
© bendalis.com.au
Nhà chức trách Trung Quốc đã thuê hơn 20 nghìn người để lập bách khoa toàn thư điện tử Trung Quốc lớn nhất thách thức Wikipedia. Các tác giả là cán bộ các trung tâm nghiên cứu chuyên về hơn 100 lĩnh vực.

Trước mắt, tổng số bài viết dự kiến là 300 nghìn, trung bình mỗi bài dài khoảng 1.000 từ. Như vậy, bách khoa toàn thư mới sẽ vượt khối lượng Encyclopaedia Britannica và gần đuổi kịp Wikipedia phiên bản tiếng Trung, nhưng người Trung Quốc sẽ được tiếp cận các giải thích chính thức về vấn đề lịch sử và chính trị, — nhà Hán học Mikhail Korostik nói với Sputnik.

"Bách khoa toàn thư Trung Quốc là một Vạn Lý Trường Thành Văn hóa," — Tổng biên tập và Chủ tịch Hiệp hội những người viết sách và làm báo Yan Muzhi đã mô tả dự án trong một cuộc họp với các nhà khoa học hàng đầu và chuyên gia Trung Quốc.

Tờ South China Morning Post trích lời của ông về từ điển bách khoa.

Airplane

Máy bay dân dụng đầu tiên do Trung Quốc chế tạo bay thử thành công, cạnh tranh Boeing, Airbus

Chinese COMAC C919 airplane
© Aly Song / Reuters
Máy bay C919 'made in China' vừa hoàn tất thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, đẩy mạnh tham vọng biến Đại lục thành nền kinh tế tiên tiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo Bloomberg, chiếc C919 cất cánh trong tiếng reo hò của nhiều người xem hôm nay 5.5 từ Sân bay Quốc tế Phố Đông - Thượng Hải, nơi là cơ sở của hãng sản xuất tàu bay Commercial Aircraft Corp. of China (Comac). Máy bay hạ cánh trong khoảng 1 giờ 19 phút sau khi bay ở độ cao 3.000 mét. Mẫu tàu bay một lối đi, có thể chở 174 người này được dự kiến đi vào hoạt động với hãng bay China Eastern Airlines từ năm 2019.

Chính phủ Trung Quốc viết lời chúc mừng gửi đến các nhà thiết kế C919 và hãng Comac: "Máy bay cho thấy Trung Quốc có bước đột phá lịch sử trong giấc mơ xây dựng máy bay". Nhà sản xuất cho biết chuyến bay thử nghiệm "hoàn toàn thành công".

Chuyến bay thử nghiệm nhiều lần bị trì hoãn song cuối cùng cũng đánh dấu bước đi mới trong chương trình "Made in China 2025" đầy tham vọng của ông Tập Cận Bình. Chương trình trên xác định hàng không vũ trụ là một trong những ngành có thể thúc đẩy sự tiến bộ của Đại lục. Chính phủ Trung Quốc đánh giá khả năng chế tạo và khởi động một chiếc máy bay thương mại là "hoa" và "ngọc" trong ngành sản xuất nước nhà.

Nhận xét: Công ty cho biết 23 khách hàng trong và ngoài nước đã đặt hàng 570 chiếc máy bay. Cuối tháng này, chiếc máy bay MC-21 cùng chủng loại do công ty Irkut của Nga chế tạo cũng sẽ bay thử lần đầu tiên.


Sheeple

Ma Trận: Thử nghiệm thành công dạ con nhân tạo, có thể áp dụng trên người vài năm tới

Artificial Womb
© The Children's Hospital of Philadelphia/YouTube Sơ đồ hệ thống dạ con nhân tạo
Việc một chú cừu sinh non có thể sống 4 tuần trong dạ con nhân tạo đã trở thành phát hiện đột phá mới trong y học. Đội ngũ nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Philadelphia (Mỹ) đã đăng kết quả thành công ban đầu này trên tạp chí Nature Communications.

Theo BBC, dạ con nhân tạo này bao gồm hỗn hợp được tạo ra gần giống với nước ối, để nuôi dưỡng và bảo vệ cho bào thai. Nước ối nhân tạo được bào thai tiếp thụ trong môi trường tương tự như tử cung thật của mẹ.

Chú cừu sinh non được nuôi dưỡng trong dạ con nhân tạo không tiếp nhận dưỡng chất qua nhau thai mà thay vào đó, một chiếc máy đặc biệt sẽ đảm nhận nhiệm vụ này.

Nhận xét: Bao giờ thì chúng ta thấy cảnh dưới đây?
Artificial Wombs in the Matrix
© The Matrix



Rocket

Hệ thống tên lửa phòng không S-500 đang hoàn thiện của Nga "đi trước thời đại" 25 năm

S-500 Promotey system
© Sputnik/ Valeriy Melnikov
Hệ thống phòng không hiện đại S-500 của Nga khi được hoàn thiện sẽ có thể tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao trên 100 km. Hiện thế giới chưa có phương tiện tấn công nào có thể hoạt động ở độ cao này mà chúng chỉ có thể xuất hiện sau 25 năm nữa.

Tuyên bố trên do chuyên gia Pavel Sozinov, Tổng Công trình sư của nhà máy thiết kế, chế tạo tên lửa S-500 là xí nghiệp "Almaz-Antei" thuộc Tổ hợp Công nghiệp-Quốc phòng Nga đưa ra.

"Chúng tôi đã đưa ra dự báo cho 25 năm tới để nhận định về sự phát triển của các phương tiện tấn công đường không-vũ trụ nhằm phục vụ cho việc thiết kế các khả năng của S-500"- ông Pavel Sozinov tuyên bố.

Theo Pavel Sozinov, hệ thống S-500 của Nga sẽ có đủ khả năng để đương đầu với các loại vũ khí hiện đại hiện vẫn chưa có mặt nhưng sẽ xuất hiện trong tương lai. Cụ thể, S-500 của Nga có thể đánh chặn các mục tiêu ở trên vùng cao nhất của khí quyển (ở khoảng cách 100 km so với mặt đất).

Bulb

Phát hiện loài sâu ăn được nhựa, câu trả lời của Thiên Nhiên trước nạn rác thải hiện nay

caterpillar eats plastic
© Paolo Bombelli Một con sâu sáp ong đang ăn túi nilon từ siêu thị trong một thí nghiệm
Một đội ngũ nghiên cứu tại châu Âu vừa mới tìm ra rằng ấu trùng của những côn trùng thông thường có khả năng bẻ gãy cấu trúc phân tử nhựa trong các túi nilon cũng như các sản phẩm được sản xuất bằng polyethylene khác. Loài sâu-ăn-nhựa này có thể giúp chúng ta phát triển một quá trình xử lý rác thải nhựa riêng biệt, sử dụng những loại hóa chất thiên nhiên thân thiện với môi trường.

Những người nuôi ong không xa lạ gì với ấu trùng của loài bướm Galleria Mellonella, còn được biết tới là bướm sáp (wax moth). Loài côn trùng liều lĩnh này đẻ trứng vào trong tổ ong, ấu trùng sau khi thoát khỏi vỏ trứng sẽ ăn sáp ong để phát triển, đó cũng là lý do tại sao chúng được gọi là bướm sáp.

Nhưng ngoài khả năng phá hoại sáp ong này, theo nghiên cứu mới được đăng tải trên Current Biology, thì những con sâu bướm này có thể phá được cả cấu trúc của nhựa. Điều này cũng không phải là ngẫu nhiên, khi mà quá trình hóa học để tiêu hóa sáp ong và nhựa đều như nhau. Phát hiện này đã làm các nhà nghiên cứu vô cùng hứng thú, khi ta có thể dựa vào nó để phát triển công nghệ sinh học xử lý được rác thải nhựa đang tràn ngập bề mặt Trái Đất.

Cow Skull

Hay Nhất Mạng: Ảo vọng ăn chay - Nông nghiệp là thứ tàn hại nhất mà con người làm với hành tinh này

Salt bleaches cracked earth near a farm in Al-Islah, Iraq
© Julia Harte / National GeographicĐất nhiễm mặn nứt nẻ gần một trang trại ở Iraq, vùng đất từng được gọi là Mảnh Trăng lưỡi liềm Màu mỡ, nơi khởi nguồn của nông nghiệp 8000 năm trước đây.
Bắt đầu với một mảnh đất — một khu rừng, một đồng cỏ, một đầm lầy. Ở trạng thái nguyên thủy của nó, mảnh đất được che phủ bởi vô số loại cây, làm việc nhịp nhàng với vi sinh vật — vi khuẩn, nấm, men — và với động vật từ côn trùng cho đến động vật có vú. Cây cối là những cỗ máy sản xuất, biến ánh sáng mặt trời thành chất hữu cơ, tạo ra cả bầu khí quyển giàu ôxy cho chúng ta thở và lớp đất màu mà trên đó chúng ta sống. Đây gọi là một hệ thống đa canh lâu năm. Lâu năm bởi vì hầu hết các cây sống trong nhiều năm, cô lập carbon trong cơ thể cellulose của chúng, tạo ra những bộ rễ khổng lồ dài hàng dặm dưới lòng đất. Đa canh bởi vì có rất nhiều loại cây, tất cả đều hợp tác, cạnh tranh, đóng góp; tất cả đều có một chỗ đứng thích hợp với một chức năng cần thiết. Đa canh lâu năm là cách mà thiên nhiên bảo vệ và phát triển lớn đất màu, cách mà sự sống đã tự thiết lập để tạo ra nhiều hơn nữa.

Còn đây là nông nghiệp: bạn lấy một mảnh đất và bạn xóa sạch tất cả mọi sinh vật sống khỏi đó, cho đến tận các con vi khuẩn. Rồi bạn trồng trên đó một số rất nhỏ những loài cho con người sử dụng, thường là những cánh đồng vô tận chỉ với một loại cây duy nhất như ngô, đậu tương, lúa mì. Động vật trên đó bị giết hại, thường là đến tuyệt chủng. Chúng đơn giản là không có chỗ nào để chạy trốn. Có khoảng từ 60 triệu đến 100 triệu con bò rừng ở Hoa Kỳ vào năm 1491. Bây giờ còn 350.000 con, và chỉ 12.000 đến 15.000 trong số đó là thuần chủng, nghĩa là không bị lai giống với gia súc đã thuần hóa. Mảnh đất này từng có từ 425.000 đến một triệu con chó sói; giờ chỉ còn 10.000 con. Một số loài chim sống dưới đất bị xóa sổ trước khi chúng thậm chí được đặt tên (ý tôi là tên châu Âu; tôi chắc chắn rằng các bộ tộc thổ dân có tên cho chúng). Đồng cỏ Bắc Mỹ bị giảm xuống còn 2% kích thước ban đầu của nó, và lớp đất màu, từng có lúc dày 3,7 mét, bây giờ chỉ còn đo được bằng cm.

Nông nghiệp dựa trên độc canh cây ngắn hạn, hoàn toàn ngược lại với các hệ thống đa canh lâu năm, và nó làm ngược với những gì thiên nhiên làm: nó hủy hoại lớp đất màu. "Sự suy thoái của đất là kết quả không thể tránh khỏi mà nông nghiệp làm với môi trường," Steven Stoll viết. Hay như cách Tom Paulison diễn đạt, "Hành tinh này đang bị lột da." Nông nghiệp là một thảm họa không bao giờ để cho đất có cơ hội phục hồi. Và để giữ đất trống cần nỗ lực rất lớn. Bởi vì sự sống muốn được sống. Những cái cây cố gắng làm nên một khu rừng, những thảm cỏ muốn làm nên một đồng cỏ, và những hồ nước muốn được phủ bởi cây thủy sinh. Bỏ mặc đất trống tại New England, và bạn sẽ nhận được cây thương lục và bụi cây mâm xôi, rồi đến cây sơn và cây bu lô, rồi đến cây phong, sồi và thông. Trong năm năm, đất sẽ được phủ kín bởi các cây non; sau mười năm, chúng sẽ quá lớn để có thể cưa bằng cưa tay. Đấy là Trái Đất tự bảo vệ mình, che phủ cơ thể của nó bằng tấm áo giáp cây xanh.

Nhận xét: Xem những phần khác:
  • Ảo vọng ăn chay - Tự sự của một người từng ăn chay suốt 20 năm
  • Ảo vọng ăn chay - Tôi ăn cây, còn cây ăn gì?
  • Ảo vọng ăn chay - Con người và vật nuôi, cây trồng, ai bóc lột ai?
  • Ảo vọng ăn chay - Nông nghiệp là thứ tàn hại nhất mà con người làm với hành tinh này
  • Ảo vọng ăn chay - Nông nghiệp là thứ giết chết các dòng sông và hủy hoại đất đai
  • Ảo vọng ăn chay - Để tôi được ăn, một thứ nào đó phải chết
  • Ảo vọng ăn chay - Cơ thể con người được tiến hóa để ăn thịt
  • Ảo vọng ăn chay - Chế độ ăn dựa trên ngũ cốc sẽ tàn hại sức khỏe của bạn
  • Ảo vọng ăn chay - Sự thật về cholesterol và mỡ béo mà bạn cần biết, nhưng không ai nói cho bạn
  • Ảo vọng ăn chay - Ăn thịt mỡ gây bệnh tim mạch, thật vậy không?
  • Ảo vọng ăn chay - Dầu thực vật làm hại bạn, và mỡ béo cùng cholesterol cứu sống bạn
  • Ảo vọng ăn chay - Câu chuyện cổ tích "thịt mỡ có hại có sức khỏe" hình thành như thế nào?
  • Ảo vọng ăn chay - Sự thật đáng sợ về tác động của đậu tương với sức khỏe
  • Ảo vọng ăn chay - Tiết lộ những gì trong các sản phẩm đậu tương, và nó không tốt lành chút nào
  • Ảo vọng ăn chay - Hậu quả của việc ăn thuần chay trong thời gian dài đối với sức khỏe



  • Solar Flares

    Bão mặt trời: Nguy cơ từ không gian có thể đưa thế giới về thế kỷ 18

    solar flare
    © Getty ImagesẢnh một cơn bão mặt trời. Hình tròn bé xíu ở dưới là kích thước tương ứng của Trái Đất.
    Năm 2012, trái đất đã may mắn thoát khỏi một cơn bão mặt trời trong gang tấc, với sức hủy diệt đủ để đưa văn minh nhân loại trở về thế kỷ 18.

    Washington Post cho biết, ngày 23/7/2012, hai đợt phun trào vật chất ở vành nhật hoa (CME) đã thoát khỏi bề mặt của mặt trời và chỉ cách nhau 15 phút. Chúng cùng lao vào không gian với tốc độ hơn 3.000 km/giờ. Nếu hai đợt phun trào này nổ ra sớm hơn 9 ngày thì trái đất đã hứng trọn cơn bão, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết.

    "Nếu bị trúng cơn bão đó, giờ đây chúng ta vẫn đang phải thu dọn những mảnh vụn. Trái đất và những công dân của mình đã vô cùng may mắn", nhà vật lý Daniel Baker của Đại học Colorado (Mỹ) cho NASA biết.

    Nhận xét: Xem thêm các bài viết của chúng tôi về những hiện tượng thời tiết không gian trong hệ mặt trời của chúng ta:


    Robot

    Người nông dân Hải Dương miệt mài sáng chế các loại máy tự động làm việc trên ruộng đồng

    Vietnamese farmer inventor
    © Nông nghiệp Việt NamAnh Ca đang vận hành máy gieo hạt tự chế trên cánh đồng
    Những nông dân nhàn tênh

    Hai vợ chồng nông dân Phạm Văn Ca (xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) hè nhau vác một vật hình chữ nhật sáng bóng, dài thượt ra đồng rồi hạ xuống một thửa đất đã lên luống sẵn.

    Cái cầu dao đóng sập, tiếng mô tơ kêu giòn giã, mấy chục cánh tay của cỗ máy lạ bỗng chốc vươn rộng ra phía sau gắp những hạt giống thả xuống từng hàng thẳng tắp. Lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn những con rô-bốt tự hành như một bộ phim viễn tưởng nào đó của Mỹ.

    Dù không có "não" (bộ vi xử lý) nhưng nó là con rô-bốt thực sự bởi hoạt động độc lập, không cần sự điều khiển của con người. Nhắc đến hiệu quả của những con rô-bốt này thì khỏi phải bàn. Anh Ca tự hào: "Đố các anh chị tìm thấy nơi đâu mà người dân vừa đi làm ruộng lại làm tỉ thứ việc khác không? Mỗi lần đưa máy ra đồng, đóng cầu xong là tôi rảo bước theo con rô-bốt để rải dây điện, đồng thời nhận đơn hàng của khách qua điện thoại, tư vấn kỹ thuật cho khách và cả quán xuyến luôn việc nhà từ xa".

    Bug

    Mỗi năm, các loài nhện ăn lượng thức ăn bằng khối lượng toàn bộ loài người, giúp diệt biết bao côn trùng có hại

    Spider eat astronomical amount food
    © David E. Hill, Peckham Society, Simpsonville, South Carolina
    Arachnophobia là tên của hội chứng sợ nhện, nó là một trong những nỗi sợ, nỗi ám ảnh về động vật cực kỳ phổ biến trên thế giới. Và nhện cũng nằm trong số những sinh vật có vẻ ngoài kinh dị tỷ lệ thuận với mức độ nguy hiểm (trông càng gớm ghiếc thì càng nguy hiểm). Nhưng có một thực tế rằng, sinh vật tám chân này đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát số lượng côn trùng. Chúng săn bắt côn trùng với số lượng khổng lồ, và thường không gây hại đến con người. Vào năm 1957, một nhà nghiên cứu sinh học người Anh có tên William Bristowe đã tự hỏi liệu những con nhện ở Anh có thể săn được khối lượng thức ăn bằng với khối lượng của tất cả người dân sống ở Anh hay không?

    Trong một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Khoa học và Tự nhiên, Martin Nyffeler thuộc Đại học Basel - Thụy Sĩ và Klaus Birkhofer thuộc Đại học Lund - Thụy Điển, đã đưa ra một vài con số về thói quen ăn uống của loài nhện. Bắt đầu với dữ liệu có sẵn về số lượng nhện được tìm thấy trên mỗi mét vuông ở những loại môi trường sống chính trên Trái Đất như: rừng, đồng cỏ, ruộng lúa... Họ tính toán số lượng con mồi cần thiết trong mỗi môi trường sống để cung cấp cho số lượng nhện có ở đó, dựa trên những hiểu biết về thức ăn của loài nhện cần có cho mỗi cá thể. Sau đó, họ dùng phép ngoại suy để tính toán số lượng con mồi của loài nhện trên toàn bộ hành tinh (tất cả những khu vực có môi trường số tương tự).