Khoa Học & Công Nghệ
Theo các nhà khoa học, không riêng sông Cầu, hoạt động khai thác cát tràn lan đã diễn ra trên nhiều dòng sông khác nhau và đã được cảnh báo từ rất lâu. Cát không đơn thuần là vật liệu xây dựng mà có vai trò quan trọng trong kiến tạo đồng bằng, ổn định lòng và bờ sông. Cát còn tạo sinh cảnh cho các loài thủy sinh.
Thông thường cát, sỏi được nạo vét từ lòng sông phục vụ xây dựng, đảm bảo tàu thuyền đi lại thuận tiện trên sông. Nhưng theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên), việc hút cát quá mức đã khiến một vài nơi trên sông Hồng và các sông dọc Bắc - Nam bị hạ thấp và giảm mực nước.
Theo ông, nếu lượng cát bị hút quá nhiều tại một vị trí, nhất là nạo vét thông luồng, mực nước tại đó và thượng nguồn sẽ bị giảm, đồng thời độ dốc đáy sông và mặt nước tăng lên nên vận tốc dòng chảy cũng tăng theo, gây xói lở đáy và làm lộ ra các chỗ nông khác ở khu vực thượng nguồn.
Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại Mỹ tăng mạnh. Phần lớn nhiên liệu tiêu thụ là các nguyên liệu khoán sản như than hay khí thiên nhiên. Gần đây nổi lên nhiều tranh cãi về một phương pháp khai thác khí đốt: công nghệ nứt vỡ thủy lực, còn gọi là fracking.
Nói đơn giản, fracking miêu tả quá trình chiết xuất khí thiên nhiên từ sâu trong lòng đất. Trong đó, đá xốp được tách rời bằng nước, cát và hóa chất, để tách khí thiên nhiên. Công nghệ fracking xuất hiện từ những năm 1940. Tuy nhiên, nó chỉ bùng nổ trong khoảng 10 năm gần đây, nhất là ở Mỹ. Nguyên nhân là do trữ lượng khí đốt tại Mỹ và Châu Âu đang cạn kiệt. Do đó giá khí đốt và nhiên liệu khác tăng nhanh. Nhiều công nghệ khai thác khác ra đời, hấp dẫn hơn và lãi hơn, ví dụ như fracking.
Trong khi đó, fracking đã được sử dụng hơn một triệu lần tại Mỹ nói riêng. Hơn 60% của các mỏ dầu và khí đốt mới sử dụng fracking. Cùng tìm hiểu cơ chế hoạt động của fracking.
Ứng dụng gọi xe này, do một nhóm lập trình viên Việt Nam phát triển, trở thành một trong những ứng dụng được tìm kiếm và tải xuống nhiều nhất trong thời gian gần đây trên các kho ứng dụng.
Nhà sáng lập Facecar Trần Thanh Nam hiện tại đang là cái tên được gây tò mò trong giới doanh nhân khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ. Là người đến sau trong cuộc chơi "ứng dụng gọi xe" đang bị chiếm lĩnh bởi các đối thủ nước ngoài như Uber hay Grab, Thanh Nam và nhóm nhà đồng sáng lập có thể xếp vào nhóm "những người khởi nghiệp ngang tàng" trên thế giới. Thời điểm nhóm này quyết tâm theo đuổi ý tưởng Facecar là lúc Uber đã kêu gọi vốn được 16 tỉ USD từ các nhà đầu tư quốc tế.
"Gia tài xuất phát điểm khởi nghiệp của Facecar cũng giống phần đông 1.500 startup Việt Nam là ý tưởng độc đáo và lòng đam mê", Thanh Nam cho biết. Tuy nhiên, giới công nghệ đánh giá khá cao ứng dụng Facecar với nhiều tính năng mới lạ. Khoảng 90% những tính năng của FaceCar hoàn toàn khác biệt và không có ở trên các sản phẩm cùng loại có trên thị trường như: gọi được xe bất kỳ và tài xế bất kỳ mình thích, tính năng "Nhờ chở hàng", theo dõi lộ trình xe bus, tính năng "đi chung", hệ thống mở cho phép các công ty vận tải hoặc các hãng tác xi tự quản lý xe...
BBC cho biết các nhà thiên văn học của NASA tìm thấy những hành tinh mới nhờ vào kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA và một vài trạm quan sát mặt đất khác.
Việc phát hiện các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời này được xem là hiếm có vì các hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất cùng nhiệt độ không quá khắc nghiệt, dao động từ 0 đến 100 độ C. Điều này có nghĩa những hành tinh mới có thể có nước dạng lỏng ở bề mặt, một dấu hiệu của sự sống.
7 hành tinh mới nằm ngoài Thái dương hệ này đều được phát hiện quay quanh một ngôi sao lùn gọi là TRAPPIST-1. Nó lạnh hơn và đỏ hơn so với Mặt Trời và lớn hơn một chút so với sao Mộc. Các ngôi sao như vậy có rất nhiều trong dải Ngân hà và tồn tại rất lâu.
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu vùng cực của Nhật Bản nhận định lõi băng "siêu già" có thể dự báo tiên đoán về những thay đổi chi tiết về nhiệt độ của Trái Đất, lượng mưa và gió, sự xuất hiện của bụi trong thời kỳ khô và nhiều gió qua thời gian hàng trăm nghìn năm, theo The Verge. Nó được nhóm nghiên cứu thu thập bằng cách khoan sâu xuống hàng kilomet bên dưới lớp băng ở một đỉnh núi Nam Cực năm 2005.
Lõi băng 720.000 tuổi dài 3,2 km và gồm nhiều lớp, giống hệt như các vòng vân gỗ xung quanh gốc cây. Dựa vào những đặc điểm này, các nhà khoa học phân tích lõi băng và nghiên cứu về điều kiện môi trường, nhiệt độ và các yếu tố thời tiết diễn ra khi từng lớp băng hình thành.
Theo nhóm nghiên cứu, lõi băng chứa đầy đủ thông tin về biến đổi khí hậu của Trái Đất trong lịch sử. Điều này có thể giúp các chuyên gia đưa ra nhiều dự đoán chính xác về tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai.

Bản đồ hoang mạc trên thế giới - Màu đỏ: hoang mạc; màu vàng: vùng dễ bị sa mạc hóa; màu xanh: vùng ít có khả năng bị sa mạc hóa
Tính đến ngày 4-2 trong năm nay, tổng cộng 4 thiên thạch đã lởn vởn gần trái đất, làm dấy lên mối lo ngại hành tinh xanh của chúng ta có thể bị thiên thạch va trúng.
Cụ thể, vào khoảng 20 giờ 23 phút ngày 3-2 (giờ GMT), 2017 BS32 bay gần trái đất hơn cả mặt trăng và ở khoảng cách đủ gần để các nhà thiên văn học quan sát được. Tiểu hành tinh này có đường kính 12 m, to bằng một chiếc xe buýt hai tầng và di chuyển với vận tốc 11,56 km/giây.
Trước đó, thiên thạch mang ký hiệu 2017 BH30 to bằng chiếc xe hơi bay ngang qua Trái đất hôm 30/1 ở khoảng cách gần nhất chỉ 52.000 km. Nếu so sánh, ở thời điểm gần Trái đất nhất, Mặt trăng cũng cách hành tinh xanh hơn 360.000 km.
Phương thức chủ yếu của nông nghiệp hiện đại đó là độc canh: trồng chỉ một loại cây trên một diện tích rộng thay vì trồng lẫn các loại cây với nhau. Tuy đối với chúng ta điều này giúp canh tác dễ dàng hơn nhưng đối với hệ sinh thái đây lại là một mối đe doạ.
Năm ngoái trong tạp chí Nature, một báo cáo đã chỉ ra ảnh hưởng xấu của phương pháp độc canh đối với sự thụ phấn tự nhiên. Tuy nhiên không có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng tới các loài động vật trong hệ sinh thái. Nói chung, các loài động vật sống gần các khu vực canh tác thường bị gò bó về dinh dưỡng, khẩu phần ăn của chúng bị giới hạn bởi hàng ngàn héc-ta được dành để trồng chỉ 1 hay 2 loại cây.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học sử dụng hai nhóm chuột. Một nhóm được cho ăn lúa mì và một nhóm cho ăn ngô. Không có khác biệt về lượng năng lượng trong khẩu phần ăn của hai nhóm và cả hai nhóm đều đẻ con có kích cỡ tương đương.
Được biết, vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt ngôi sao này. Độ sáng bề mặt của vết đen bằng khoảng 1/4 độ sáng của những khu vực xung quanh. Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh, một hiện tượng gây ra bởi các biến đổi từ trường rất mạnh trên Mặt Trời. Khi vệt đen Mặt Trời xuất hiện sẽ kéo theo các sự kiện gọi là bùng nổ Mặt Trời.
Theo SpaceWeather, hoạt động xuất hiện và biến mất của các vết đen dao động như một con lắc và có chu kì trong khoảng từ 11 đến 12 năm. Tuy nhiên đây là lần thứ 4 trong năm bề mặt Mặt Trời hoàn toàn không có vết đen. Dấu hiệu này cho thấy thời điểm chu kì Mặt Trời hoạt động tối thiểu đang đến gần và số ngày không có vết đen sẽ tăng lên trong vài năm tới, kéo theo hệ lụy Trái Đất sẽ bước vào giai đoạn lạnh giá, có thể bắt đầu ngay từ năm 2019.
Nhận xét: Để hiểu thêm về tầm quan trọng của hoạt động Mặt Trời đối với khí hậu Trái Đất và khả năng Trái Đất đi vào một kỷ nguyên băng hà mới, xem thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Hoạt động mặt trời và sự suy yếu bất thường gần đây của nó
- Biến đổi khí hậu: Sự lạnh đi toàn cầu
- Thời kỳ Tiểu Băng hà Tiền Trung cổ: Dịch bệnh, đế chế sụp đổ, di cư hàng loạt
Theo Daily Mail, chương trình máy tính đã mô phỏng lại hiện tượng xảy ra sau khi thiên thạch lao xuống Trái đất cách đây 65 triệu năm.
"Hiện tượng thời tiết lạnh giá xảy ra sau khi thiên thạch rơi xuống Mexico đã đánh dấu thay đổi lớn trong lịch sử Trái đất", Julia Brugger, người dẫn đầu nghiên cứu tại Viện Potsdam (Đức) nói. "Nghiên cứu của chúng tôi đóng góp cách hiểu mới về nguyên nhân gây tranh cãi dẫn đến sự kiện tuyệt chủng ở kỷ Creta".
Các giả thuyết trước đây tập trung vào lớp bụi khổng lồ xuất hiện sau vụ thiên thạch rơi.
Trong khi đó, mô phỏng của máy tính cho thấy một lượng lớn khí sulfur thoát ra khi thiên thạch va chạm với bề mặt Trái đất, che phủ bầu trời trong nhiều năm. Hiện tượng này là nguyên nhân chính khiến cho nhiệt độ trên Trái đất sụt giảm mạnh.
Nhận xét: Xem thêm: