Khoa Học & Công Nghệ
Cụ thể, thiên thạch ấy mang số hiệu 2017 001, có đường kính khoảng 77m. Nó đi ngang qua chúng ta vào ngày 20/7, ở khoảng cách 123.031km - bằng khoảng 1/3 quãng đường tới Mặt trăng, với tốc độ 10.000m/s.
Nhưng mãi đến ngày 23/7, chúng ta mới nhận ra nó, nhờ vào dữ liệu từ Đài thiên văn ATLAS-MLO từ Hawaii. Và tất nhiên, đây là một tin cực kỳ không ổn.
"Thiên thạch 2017 001 là minh chứng quan trọng cho thấy chúng ta cần phải cải thiện khả năng phát hiện các thiên thạch cỡ nhỏ," - Grigorij Richters, giám đốc tổ chức Asteroid Day (tổ chức được lập ra nhằm mục đích cảnh báo về các loại thiên thạch).
"Các thiên thạch nhỏ tuy không khiến Trái đất bị hủy diệt, nhưng tác động gây ra cũng rất to lớn, có thể khiến nhiều loài vật bị tổn thương, thậm chí là diệt vong."
Quốc gia này hiện đã xây dựng nhiều trang trại năng lượng gió và năng lượng mặt trời khổng lồ với nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp lớn, hiện đang bán sản phẩm ra toàn thế giới.
Alvin Lin, giám đốc phụ trách chính sách năng lượng và khí hậu của Cơ quan Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên đóng tại Bắc Kinh, cho biết: "Thậm chí ngay ở Trung Quốc, nơi than đá là, hay đã từng là, nguồn nhiên liệu số 1, chính quyền vẫn nhận ra rằng các cơ hội kinh tế tương lai sẽ nằm ở các nguồn năng lượng sạch".
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng tái tạo Thế giới trong bản báo cáo thường niên mới nhất, hiện đang có hơn 2,5 triệu người làm việc trong lĩnh vực năng lượng mặt trời ở Trung Quốc, so với con số 260.000 người ở Mỹ. Trong khi tổng thống Trump hứa đưa các thợ mỏ Mỹ trở lại làm việc thì phía Trung Quốc đi theo hướng ngược lại.
Vấn đề này trở nên tồi tệ hơn khi mực nước ngầm dâng lên do việc tưới nước "mà nếu không được rút đi một cách tự nhiên hay nhân tạo, sẽ chảy dồn vào các vùng trũng." Sẽ cần nhiều năm — thậm chí nhiều thế hệ — nhưng cuối cùng mực nước ngầm sẽ dâng lên gần đến bề mặt và bị bay hơi đi. Giờ đây, khi nước ngầm bay hơi từ bề mặt đất, nó kéo thêm nước từ sâu dưới mặt đất lên để tiếp tục bay hơi. Và tất cả những hoạt động bay hơi đó cũng để lại lượng muối hòa tan trong nước. Hãy hình dung một ngày nắng nóng, khi mà làn da của bạn trở nên hơi dinh dính do muối từ mồ hôi bay hơi khỏi da. Nó là cùng một quá trình. Những người nông dân tuyệt vọng trong lịch sử hàng ngàn năm đã cố gắng cứu mảnh đất của họ bằng cách tưới nhiều hơn để rửa trôi muối đi, nhưng điều đó chỉ làm mực nước ngầm dâng lên cao hơn.
Nhiều nền văn minh đã sụp đổ khi điều đó xảy ra với mảnh đất của họ, và quá trình này đang diễn ra tại những vùng trồng ngũ cốc lớn trên khắp thế giới.
Nhận xét: Xem những phần khác:
Phần chính cây cầu dài 29,6 km, bao gồm một phần cầu 22,9 km và đường hầm ngầm dài 6,7 km. Tổng chiều dài của cầu khi hoàn thành là 55 km. "Cầu vượt qua các thử nghiệm kỹ thuật và chúng tôi chuẩn bị đưa vào sử dụng trong vài tháng tới", ông Zhu nói.
Kỹ sư Lin Ming cho biết họ đã giải quyết những thách thức kỹ thuật lớn trong việc xây dựng cầu. Lượng thép sử dụng là 420.000 tấn (đủ để xây dựng 60 tháp Eiffel) và tiêu thụ 1,08 triệu mét khối xi măng.
Một kỹ sư khác, Yin Haiqing chia sẻ: "Chúng tôi phải sử dụng các ống chìm. Do thiếu kinh nghiệm nên phải mất 96 giờ để đặt ống đầu tiên vào biển và nhiều kỹ sư cùng công nhân gần như không ngủ trong bốn ngày liên tiếp".

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại lễ đóng cửa vĩnh viễn nhà máy điện hạt nhân Kori-1
Tổng thống Moon Jae-in cũng nói sẽ tăng cường vai trò của năng lượng tái sinh và dẫn dắt Hàn Quốc đến một kỷ nguyên không có hạt nhân.
Tại buổi lễ, ông Moon nói: "Cho đến nay, chính sách năng lượng Hàn Quốc là theo đuổi giá rẻ và tính hiệu quả. Giá sản xuất rẻ được xem là trọng tâm, trong khi cuộc sống và sự an toàn của người dân bị xếp thứ yếu. Nhưng nay đã đến lúc thay đổi. Chúng tôi sẽ hủy chính sách năng lượng lệ thuộc hạt nhân, chuyển đến một kỷ nguyên phi hạt nhân. Chúng tôi sẽ hủy bỏ hoàn toàn các kế hoạch xây dựng những lò phản ứng hạt nhân mới vốn đang được tiến hành".
Tổng thống Hàn Quốc cũng nói sẽ không gia hạn hoạt động của các lò phản ứng cũ kỹ, nhiều lò sắp hết tuổi thọ kể từ năm 2020 đến năm 2030.

Trục trặc hệ thống cung cấp ôxy xảy ra ở tất cả các dòng máy bay chiến đấu của Mỹ, kể cả loại hiện đại nhất là F-35, và đến nay chưa tìm ra nguyên nhân
Kênh truyền hình Mỹ CNN trích dẫn kết quả điều tra của Hải quân Mỹ cho biết, đã có bốn phi công Mỹ thiệt mạng vì trục trặc của thiết bị oxy trên máy bay tiêm kích bom F/A-18 Hornet - loại máy bay gần đây đã được trao tặng danh hiệu không lấy gì làm hay ho là "Quan tài bay".
Được biết, các phi công lái những chiếc F/A-18 Hornet - dòng máy bay tiêm kích bom chủ lực trên các tàu sân bay Mỹ, thường xuyên phàn nàn về các trục trặc khi lái những chiếc tiêm kích hạm này. 114 khiếu nại đã được đăng ký năm 2016, trong năm 2017 là 52 trường hợp.
Hồi tháng 7/2016, sau khi liên tiếp 5 chiếc máy bay chiến đấu của Mỹ (4 chiếc tiêm kích dòng F/A-18, 1 chiếc F-16) bị rơi, các quan chức nghị viện Mỹ nổi giận và đòi điều tra khẩn cấp và quy trách nhiệm cho những người đã để xảy ra tình trạng sự cố liên tiếp đối với không lực nước này.
Nhận xét: Trong khi đó, Việt Nam đang rục rịch muốn mua máy bay chiến đấu cũ của Mỹ...
Theo kênh truyền hình RT (Nga), các nhà khoa học đã có phát hiện thú vị này khi tìm kiếm "Hành tinh X", một hành tinh có kích thước tương đương sao Hải Vương, được cho rằng đang bị che khuất bởi sao Diêm Vương.
Scott Sheppard, một nhà nghiên cứu thuộc Viện khoa học Carnegie của Trung tâm Nghiên cứu Từ tính Trái Đất, đã tiến hành khảo sát bầu trời về đêm cùng các đồng nghiệp khác là David Tholen thuộc Đại học Hawaii và Chadwick Trujillo thuộc Đại học Bắc Arizona, khi họ định hướng kính thiên văn thẳng về phía Sao Mộc đã tìm thấy 2 Mặt Trăng mới.
Hiện tại, Sao Mộc có 53 Mặt Trăng đã chính thức được đặt tên và có khoảng hơn 10 vệ tinh khác đang trong quá trình xác thực trước khi được đặt tên bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế.
Nhận xét: Có nhiều khả năng những vệ tinh mới được phát hiện này là những tiểu hành tinh lớn từ ngoài đang trên đường đi về phía Mặt trời và bị Sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, bắt giữ. Cùng với sự gia tăng của số sao chổi, cầu lửa trong những năm gần đây, điều đó cho thấy bầu trời trên đầu chúng ta đang trở nên "đông đúc" hơn bao giờ hết, với những hệ lụy nghiêm trọng cho con người.
Xem thêm:
- Bằng chứng về sự gia tăng của hoạt động sao chổi trong hệ mặt trời và trên Trái Đất
- Bầu trời Đông đúc
- Ảnh hưởng của hoạt động sao chổi lên Trái Đất và cố gắng che đậy của giới truyền thông
Theo Daily Mail, những nhà nghiên cứu thiên văn từ lâu đã nghi ngờ về sự tồn tại của hành tinh song sinh với Mặt trời gọi là Nemesis.
Giới khoa học tin rằng, chính người anh em song sinh của Mặt trời là nguyên nhân khiến thiên thạch khổng lồ đổi hướng, lao vào Trái đất và gây ra thảm họa tuyệt chủng đối với loài khủng long.
Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng củng cố lập luận về sự tồn tại của Nemesis và mở ra giả thuyết về khả năng mọi ngôi sao đều có người anh em song sinh.
Nhóm nghiên cứu Đại học California, Berkeley đã khởi động lại công cuộc tìm kiếm Nemesis sau khi quan sát những ngôi sao hình thành gần đây trong chòm sao Perseus.
Nhận xét: 65 triệu năm trước là vậy, còn bây giờ thì sao? Xem thêm bài viết của chúng tôi về chủ đề này: Nemesis: Ngôi sao đồng hành của Mặt Trời
Nhắc đến công nghệ là nhắc đến miễn phí. Truy cập vào Facebook, một trong những dòng chữ đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ là "Miễn phí và mãi mãi sẽ như vậy". Google cũng miễn phí, Gmail cũng miễn phí, Android cũng miễn phí, thậm chí đến cả Windows 10 cũng được phát hành dưới dạng bản cập nhật miễn phí trong một thời gian dài. Từ hệ điều hành, dịch vụ nền web cho đến cả những tựa game đình đám, nhắc đến công nghệ là nhắc đến miễn phí.
Nhưng "miễn phí" ở đây không mang cùng một nghĩa với "từ thiện". Tất cả những gì miễn phí trong thế giới công nghệ đều là ví dụ điển hình của khái niệm "bữa trưa miễn phí" xuất phát từ nước Mỹ trong thế kỷ 19: tất cả các món ăn tại những cửa hàng cho khách ăn trưa miễn phí đều có rất nhiều muối, khiến thực khách khát nước và gọi nhiều đồ uống hơn. Cuối cùng, tiền ăn trưa "miễn phí" được trừ vào tiền nước.
Hãy nhìn lại cái giá của các trải nghiệm công nghệ miễn phí.
Dự án tham vọng ấy là kết quả của sự hợp tác giữa Tập đoàn chế tạo máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) và Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) của Nga, được khởi động chỉ 2 tuần sau khi Trung Quốc có chuyến bay thử thành công đối với loại máy bay chở khách cỡ lớn đầu tiên do nước này tự chế tạo.
COMAC - đặt trụ sở tại Thượng Hải - đã ra tuyên bố cho biết loại máy bay do Nga và Trung Quốc hợp tác chế tạo có thể chở được 280 hành khách và có tầm bay 12.000 km, giúp nó có thể cạnh tranh trực tiếp với loại máy bay 787 của Boeing và A350 của Airbus.
Chủ tịch COMAC Jin Zhuanglong khẳng định dự án này sẽ là mô hình hợp tác điển hình giữa Trung Quốc và Nga. Chủ tịch UAC Yuri Slyusar cho biết dự án này có chi phí đầu tư từ 13 đến 20 tỉ USD, mỗi bên đóng góp 50%.
Nhận xét: Xem cảnh thiên thạch Chelyabinsk đường kính 20m phát nổ:
Xem thêm: