Sức Khỏe & Sinh KhíS


Syringe

Đăng lại Pháp: Kỷ lục bồi thường 2,4 triệu Euro cho nạn nhân tai biến vắc xin

vaccine fear
Kiện tụng do tai biến sau khi tiêm vắc xin không còn là chuyện hiếm trên thế giới. Con đường đi từ kiện tụng đến khi nhận được tiền bồi thường là rất gập ghềnh, nhưng đôi khi số tiền chi trả có thể khiến người khác phải giật mình. Mỹ đã phải chi hơn 3,5 tỷ đô la, nhưng kỷ lục bồi thường thiệt hại sau khi tiêm vắc xin thuộc về Pháp với 2,4 triệu Euro cho một trường hợp tiêm chủng ngừa siêu vi gan B.

Lo ngại các rủi ro có thể xuất phát từ vắc xin, nhiều ông bố bà mẹ tại các nước phát triển đã làm nên làn sóng phản đối vắc xin, đặc biệt là phản đối các quy định mang tính chất cưỡng ép tiêm chủng ở Mỹ, Pháp... Giới chức y tế cũng nhận thấy rằng số người phản đối vắc xin có xu hướng gia tăng khá mạnh mẽ theo thời gian. Sự lo sợ của các phụ huynh không phải là vô căn cứ bởi vì người ta liên tục ghi nhận thêm những trường hợp được báo cáo là tai biến xảy ra sau khi tiêm vắc xin.

Trên thực tế nhiều chuyên gia nghiên cứu độc lập đã lên tiếng cảnh báo những nguy hại mà vắc xin cũng có thể mang lại. Theo họ, các vắc xin có liên quan đến nhiều chứng bệnh như tự kỷ, viêm tai giữa, tổn thương não, tàn tật... thậm chí là tử vong. Nhiều nạn nhân đã đệ đơn kiện lên tòa án yêu cầu bồi thường những tổn thất mà họ phải gánh chịu do tiêm vắc xin.

Nhận xét: Xem thêm:


Attention

Hay Nhất Mạng: Báo cáo về cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam: Nguy hại đủ đường, lợi không thấy đâu

GMO lies
© natural blaze
1. Thông tin chung về cây trồng biến đổi gen

Cây trồng biến đổi gen (BĐG) được phát triển và đưa vào sản xuất thương mại từ giữa thập niên 1990 tại Mỹ. Tới nay đã có 29 quốc gia trồng cây BĐG trên diện tích 148 triệu ha. Với những lý lẽ như cây BĐG là giải pháp đột phá trong việc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, những người ủng hộ cây trồng BĐG đang ra sức cổ xúy cho việc đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất đại trà. Vậy cây trồng biến đổi gen có thực sự mang lại năng suất cao, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường như những gì người ta nói hay ngược lại?

Không có sự khác biệt đáng kể về năng suất. Ngành công nghệ sinh học cho rằng thực phẩm biến đổi gen có thể nuôi sống thế giới nhờ tạo ra năng suất cây trồng cao hơn. Thực tế chứng minh điều ngược lại. Sau một thời gian, năng suất cây BĐG thấp hơn cây trồng thông thường và đòi hỏi lượng tương đương các hóa chất diệt cỏ độc hại như glyphosate. Hàng ngàn thử nghiệm ngoài ruộng trong 20 năm qua về gen nhằm tăng năng suất cây trồng cho thấy quyết tâm đáng kể. Tuy nhiên, không một thử nghiệm đồng ruộng nào mang lại năng suất trong cây trồng thương mại trừ ngô Bt. Hơn nữa, sự tăng năng suất khiêm tốn của ngô Bt lại chủ yếu do việc cải tiến giống truyền thống.

Nghiên cứu của Glenn Stone thuộc ĐH Washington, St.Louis chỉ ra rằng năng suất của bông biến đổi gen ở Ấn Độ đã bị cường điệu quá mức. Trên thực tế sản lượng bông tăng khiêm tốn là nhờ việc quản lý trang trại hợp lý, tuy nhiên việc gieo trồng hạt giống BĐG kéo theo những vấn đề mới. Nghiên cứu của Abdul Quayum và Kiran Sakkhari cho thấy Bollgard (bông Bt của Monsanto) đã thất bại thảm hại về mặt năng suất đối với nông dân sản xuất nhỏ. Trong khi năng suất bình quân 3 năm của bông phi Bt vẫn ở mức 650 kg/acre thì năng suất bông Bt chỉ có 535 kg. Cùng là nông dân sản xuất nhỏ với cùng điều kiện sản xuất dựa vào nước trời như nhau nhưng bông phi Bt vượt bông Bt về năng suất khoảng 30% với chi phí thấp hơn 10%.

Nhận xét: Xem thêm:


Cow

Lời thú tội của ly sữa thơm - Kỳ 2: Hầu hết mọi người không biết về mặt trái của sữa

Milk
© Getty Images
Tại sao chúng ta lại yêu sữa đến vậy?

Chắc hẳn nếu ai đó nói với bạn "sữa không tốt cho sức khỏe", ngay lập tức bạn thấy điều này rất khó chấp nhận. Đơn giản vì, bạn đã là "tín đồ" của sữa một cách tự nhiên. Và như đã nói ở trên chúng ta đã được "rèn luyện" từ nhỏ để yêu sữa, để coi sữa là một thực phẩm quý giá, thiết yếu, tốt cho sức khỏe.

Có phải bạn hay nói với con bạn " Uống sữa để cho cao...mau lớn ....thông minh...khỏe mạnh....". Những điều này cũng không phải các mẹ tự nghĩ ra, vậy các mẹ lấy các thông tin về lợi ích của sữa này từ đâu? Chủ yếu là từ quảng cáo của các hãng sữa: thêm cao, mắt sáng, thông minh và còn cả tăng cường miễn dịch nữa??? Hàng tá lợi ích thế này không yêu sao được. Hơn nữa, hầu hết mọi người đều thích cái vị thơm ngon, béo ngậy của sữa. Nó cũng vô cùng tiện lợi và dễ sử dụng, nhất là đối với trẻ em. Bảo sao, ta cứ dành một tình yêu bất diệt cho sữa.

Tại sao chúng ta không nên lấy việc tiêu thụ sữa lớn ở một số nước Bắc Âu để đem ra so sánh và làm chuẩn?

Người Bắc Âu đã có lịch sử uống sữa bò và ăn phô mai cùng các sản phẩm từ sữa khoảng 8000 năm trước đây, cùng thời gian với người dân Đông Á học cách trồng lúa và làm rượu gạo. Khi những người châu Á đầu tiên uống rượu, họ bị say với chỉ một lượng rượu rất nhỏ thì những người Bắc Âu đầu tiên thử uống sữa cũng bị vấn đề về tiêu hóa bởi họ thiếu gen sản xuất ra lactase, một loại enzyme giúp tiêu hóa đường lactose có trong sữa.

Nhận xét: Xem phần trước: Xem thêm:


Cow

Lời thú tội của ly sữa thơm

milk
Sữa bò hay sữa một số loài động vật khác từ lâu đã trở thành thứ thực phẩm không thể thiếu của con người. Hiếm có một thứ thực phẩm nào được con người coi là hoàn hảo đến vậy. Sữa được sử dụng ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ, đàn ông, người già...và sử dụng mọi lúc, mọi nơi từ lúc khỏe mạnh cho đến khi bệnh tật, từ lúc đang đói cũng như lúc còn no, từ lúc thư giãn cho đến khi đang căng thẳng, ở nhà hay bất kỳ đâu ta đều dễ dàng tìm thấy sữa. Sữa đã trở thành một thực phẩm thiết yếu ở nhiều nơi trên thế giới. Vậy sữa có thực sự tốt, thực sự hoàn hảo? Sữa liệu có "xứng đáng" với sự "sủng ái" của chúng ta?

Bài viết cung cấp thông tin từ nhiều góc nhìn về sữa dựa trên các nghiên cứu khoa học trên thế giới. Đồng thời, bài viết đưa ra những bàn luận, quan điểm của tác giả về việc sử dụng sữa của con người. Mục đích giúp mọi người có được những thông tin giá trị, đáng tin cậy từ đó quyết định có nên tiếp tục uống sữa hoặc uống sữa ở mức độ nào để gìn giữ sức khỏe tốt nhất.

Kỳ 1:Lời thú tội của ly sữa thơm

Đã bao giờ bạn tự hỏi sữa bò liệu có tốt cho con người? (Sữa bò hay sữa động vật nói chung - trong bài viết này sẽ gọi chung là "sữa"). Có lẽ là rất hiếm khi, thậm chí là chưa bao giờ. Vì mọi người vẫn tin sữa một cách mạnh mẽ, có ai lại tự hỏi câu hỏi "ngớ ngẩn" kia. Chúng ta đều được "rèn luyện" từ bé đến lớn để coi sữa là một siêu thực phẩm vô cùng quan trọng, không thể thiếu (Bé thì được bố mẹ cho uống sữa hàng ngày, lớn thì ngày ngày nghe quảng cáo sữa). Vậy nên niềm tin vào sữa đã ăn vào tiềm thức, nên chúng ta uống sữa hàng ngày, cho con uống sữa hàng ngày không mảy may nghi ngờ là đương nhiên.

Thực ra tôi cũng chưa từng tự hỏi như vậy, cho đến khi đọc được một bài báo viết về mặt trái của sữa1, tôi đã dấy lên nhiều nghi ngờ. Tôi nghĩ thông tin tốt nhất cho mình là từ các nghiên cứu (Không phải thông tin từ các hãng sữa, cũng không hẳn thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng, các chuyên gia cũng không thể 'tự nghĩ ra" thông tin được mà họ cũng phải dựa trên các nghiên cứu). Tôi tìm đọc các bài báo khoa học có chủ đề nghiên cứu về sữa, (Chủ yếu từ nguồn Pubmed - Cơ sở dữ liệu về các chủ đề khoa học đời sống và y sinh học, được duy trì hoạt động bởi Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ - Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, ngoài ra có một số bài trên tạp chí BMJ).

Nhận xét: Xem phần sau: Lời thú tội của ly sữa thơm - Kỳ 2: Hầu hết mọi người không biết về mặt trái của sữa

Xem thêm:


Heart - Black

Hay Nhất Mạng: Ảo vọng ăn chay - Tự sự của một người từng ăn chay suốt 20 năm

Lierre Keith - The vegetarian myth
Chương 1: Tại sao có cuốn sách này?

Đây không phải là một cuốn sách dễ viết với tôi. Với nhiều người trong các bạn, nó sẽ không phải là một cuốn sách dễ đọc. Tôi biết. Tôi là một người ăn chay trong gần 20 năm. Tôi biết những lý do đã buộc tôi đi theo một chế độ ăn khắc nghiệt, và đó là những lý do đáng trân trọng, thậm chí là cao quý. Những lý do như là công lý, lòng từ bi, một nỗi khao khát đến tuyệt vọng làm sao để thế giới này trở nên tốt hơn. Để cứu lấy hành tinh này - những cái cây cuối cùng đã chứng kiến hàng bao thế hệ, những mẩu đất hoang sơ cuối cùng vẫn đang nuôi dưỡng những loài thú sắp tuyệt chủng, lặng im đợi số phận của chúng trong bộ lông hay bộ cánh của mình. Để bảo vệ những kẻ yếu ớt, những kẻ không có tiếng nói. Để nuôi dưỡng những người đang chịu cảnh đói ăn. Hay ít nhất là không tham gia vào cái điều kinh khủng gọi là nền chăn nuôi công nghiệp.

Những cảm xúc khát khao này sinh ra từ một nỗi niềm đau đáu sâu sắc đến nỗi nó gần như chạm đến thế giới tâm linh. Ít nhất chúng là như vậy đối với tôi, và đến giờ chúng vẫn thế. Tôi muốn cuộc đời của tôi là một cuộc chiến đấu, là tiếng thét xung trận, là một mũi tên sắc nhọn bay vào trái tim của sự thống trị: chế độ phụ hệ, chủ nghĩa đế quốc, sự công nghiệp hóa, và mọi hệ thống quyền lực bạo tàn khác. Nếu những hình ảnh bạo lực này khiến bạn thấy không thoải mái, tôi có thể diễn đạt lại. Tôi muốn cuộc đời của tôi - cơ thể của tôi - là một nơi mà trái đất được ấp ủ, chứ không phải bị nhai nuốt, nơi mà sự bạo tàn không có chỗ đứng, nơi mà bạo lực dừng bước. Và tôi muốn việc ăn uống - hành động cơ bản nuôi dưỡng tôi - là một hành động nuôi dưỡng vạn vật chứ không phải là hành động giết chóc.

Nhận xét: Xem những phần khác:
  • Ảo vọng ăn chay - Tự sự của một người từng ăn chay suốt 20 năm
  • Ảo vọng ăn chay - Tôi ăn cây, còn cây ăn gì?
  • Ảo vọng ăn chay - Con người và vật nuôi, cây trồng, ai bóc lột ai?
  • Ảo vọng ăn chay - Nông nghiệp là thứ tàn hại nhất mà con người làm với hành tinh này
  • Ảo vọng ăn chay - Nông nghiệp là thứ giết chết các dòng sông và hủy hoại đất đai
  • Ảo vọng ăn chay - Để tôi được ăn, một thứ nào đó phải chết
  • Ảo vọng ăn chay - Cơ thể con người được tiến hóa để ăn thịt
  • Ảo vọng ăn chay - Chế độ ăn dựa trên ngũ cốc sẽ tàn hại sức khỏe của bạn
  • Ảo vọng ăn chay - Sự thật về cholesterol và mỡ béo mà bạn cần biết, nhưng không ai nói cho bạn
  • Ảo vọng ăn chay - Ăn thịt mỡ gây bệnh tim mạch, thật vậy không?
  • Ảo vọng ăn chay - Dầu thực vật làm hại bạn, và mỡ béo cùng cholesterol cứu sống bạn
  • Ảo vọng ăn chay - Câu chuyện cổ tích "thịt mỡ có hại có sức khỏe" hình thành như thế nào?
  • Ảo vọng ăn chay - Sự thật đáng sợ về tác động của đậu tương với sức khỏe
  • Ảo vọng ăn chay - Tiết lộ những gì trong các sản phẩm đậu tương, và nó không tốt lành chút nào
  • Ảo vọng ăn chay - Hậu quả của việc ăn thuần chay trong thời gian dài đối với sức khỏe



  • Syringe

    Sau khi xem video này, bạn có cho con gái mình tiêm vắc-xin HPV?

    Gardasil, HPV Impfstoff,impfen gebärmutterhalskrebs
    Chúng ta thường được nghe rất nhiều về lợi ích của vắc xin HPV, nhưng lại rất ít về những phản ứng miễn dịch của chúng. Đối với một số bậc cha mẹ, đau đớn và sự dày vò do vắc xin gây ra cho con cái họ vượt ngưỡng có thể chấp nhận được.

    Vắc xin HPV (Gardasil và Cervarix) là một số các vắc xin gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay, với con số báo cáo về tác dụng phụ đã lên mức báo động. Những nhà sản xuất vắc xin HPV lập luận rằng chưa có bất kì mối liên hệ rõ ràng nào giữa các trường hợp chịu tác dụng phụ và vắc xin HPV được báo cáo lên VAERS (Hệ thống cảnh báo tai biến văcxin của Mỹ). Trong khi có rất nhiều người vẫn hoài nghi về sự vô hại của vắc xin, đặc biệt là khi một đứa trẻ khỏe mạnh bỗng dưng có những dấu hiệu tổn thương ngay lập tức sau khi tiêm vắc xin. Liệu có cơ sở y tế nào luôn giải thích đầy đủ về tất cả những phản ứng miễn dịch và tác dụng phụ liên quan đến vắc xin trước khi đưa ra quyết định, đặc biệt là vắc xin HPV?

    Một người mẹ có con chịu ảnh hưởng nặng nề sau khi tiêm vắc xin HPV đã quyết định công bố đoạn video mô tả những khó khăn mà đứa trẻ và gia đình bà phải trải qua, với hi vọng mọi người sẽ có sự cảnh giác về những hậu quả mà họ có thể sẽ phải đối mặt nếu không tìm hiểu kĩ trước khi quyết định.

    Nhận xét: Xem thêm:


    Ambulance

    Nghiên cứu cho thấy bụi ô nhiễm trong không khí tấn công cả hệ thần kinh

    Air pollution
    Các nhà nghiên cứu mới đây phát hiện các phân tử ô nhiễm bé tí bên trong các mẫu mô não, cho thấy bụi ô nhiễm không chỉ tấn công phổi mà còn cả hệ thần kinh.

    Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Lancaster (Anh) dẫn đầu và được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS).

    Theo đó, họ phân tích mẫu mô não của hai nhóm người, một nhóm sống tại Mexico City (Mexico) - một điểm nóng nổi tiếng về ô nhiễm, và một nhóm ở Manchester (Anh).

    Trên mô não của cả hai nhóm, các nhà nghiên cứu phát hiện đều có hàng triệu hạt magnetite. Căn cứ vào hình dáng các hạt magnetite, họ có thể nhận ra đâu là magnetite tự nhiên và đâu là magnetite do ô nhiễm (như khói giao thông và đốt than).

    So sánh số lượng, họ nhận thấy những người ở Mexico City có nồng độ magnetite do ô nhiễm cao hơn hẳn nhóm ở Manchester.

    Megaphone

    Hay Nhất Mạng: Thực phẩm biến đổi gen: Đánh bạc với mạng sống của chúng ta

    GMO corn
    Chúng tôi rất vui mừng được giới thiệu với các bạn bộ phim tài liệu Trò roulette di truyền: Đánh bạc với mạng sống của chúng ta (Genetic Roulette—The Gamble of Our Lives), đoạt giải Bộ phim Mang tính Cải cách Cao nhất 2012 của AwareGuide và Bộ phim của Năm 2012 của Solari Report. Lời thuyết minh được dịch sang tiếng Việt bởi Liên Hương trong Facebook Group "Người Tiêu dùng Cần biết về GMO". Đây là thông tin rất quan trọng và mang tính thời sự đối với cộng đồng người Việt do hiện nay thực phẩm biến đổi gen đã tràn ngập thị trường Việt Nam.

    Ngoài nhiều lời tuyên bố từ các nhân viên y tế, nhà khoa học, bác sĩ thú y, phụ huynh và những người khác về nguy cơ đối với sức khỏe của sinh vật biến đổi gen (GMO) trong thực phẩm, bộ phim còn chia sẻ những câu chuyện tuyệt vời từ những người chứng kiến sự cải thiện rõ ràng về sức khỏe sau khi chuyển sang chế độ ăn không biến đổi gen.

    Trong tuần đầu tiên ra mắt trình chiếu miễn phí, bộ phim Trò roulette di truyền thu hút hơn 1,25 triệu lượt xem. Người xem xúc động đến mức nhiều người quyết định loại bỏ GMO khỏi chế độ ăn của họ trước khi bộ phim kết thúc, và sau đó thuật lại những cải thiện sâu sắc về sức khỏe của họ.

    Bộ phim này cũng có thể thay đổi cuộc đời bạn! Vì vậy, hãy dành chút thời gian xem nó và chia sẻ nó với bạn bè và những người khác.
    Trò roulette di truyền hé lộ một thế giới mà hầu hết chúng ta chưa từng được biết. Nó đặt ra những câu hỏi đáng báo động về GMO, và chúng ta xứng đáng được nhận câu trả lời thỏa đáng. Vì tất cả những ai mà bạn thương yêu, hãy lắng nghe thông điệp này và hành động ngay bây giờ - Frances Moore Lappé, tác giả cuốn Diet for a Small PlanetEcoMind.

    Nhận xét: Xem thêm:


    People

    Nghiên cứu: Đàn ông ngày nay yếu hơn nhiều so với 30 năm trước

    arm wrestling
    © Serge/Getty Images
    Một nghiên cứu được công bố trên trang Journal of Hand Therapy chỉ ra rằng đàn ông ngày nay yếu hơn cha anh của họ 30 năm về trước.

    Theo nghiên cứu trên, sức nắm của đàn ông độ tuổi 20-34 ngày nay không bằng phái mạnh cùng độ tuổi cách đây 3 thập kỷ. Cụ thể, sức nắm trung bình của đàn ông độ tuổi 25-29 ngày nay kém hơn gần 12 kg so với lúc trước.

    Nhiều người có thể nghĩ sức nắm không quá quan trọng song trên thực tế, chỉ số này phản ánh sức khỏe tổng quát của bạn. Một nghiên cứu được tạp chí Strength and Conditioning Research tiến hành vào năm 2011 chỉ ra rằng sức nắm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các bài tập phổ biến như hít đất, đạp đùi và đá đùi.

    Nghiêm trọng hơn, nghiên cứu cho biết sức nắm còn liên quan tới nhiều loại bệnh như viêm khớp, tim, đột quỵ.., theo tiến sĩ Elizabeth Fain, thuộc Trường ĐH Winston - Salem (Mỹ).

    Cow Skull

    Glyphosat - Sản phẩm gây ung thư của Monsanto đang được dùng trên khắp thế giới

    pesticides
    © sustainablepulse.com
    Glyphosat là sản phẩm của Monsanto, ở Đức mỗi năm được sử dụng hàng tấn, trong nông nghiệp, trong các nhà vườn với cái tên Roundup hay Glyfos. Giống như chất độc da cam từng được sử dụng ở Việt Nam, người ta thường cho rằng Glyphosat không hề độc hại và nếu như ai đó ở Đức có thể chứng minh rằng Roundup độc hại ngay lập tức sẽ bị các luật sư của Monsanto bóp miệng cho chết.

    Cho tới khi tổ chức y tế thế giới(WHO) vào cuộc. Các cuộc điều tra của họ đã chứng minh rằng Glyphosat rất độc hại và dễ gây ra bệnh ung thư.

    Glyphosat là loại thuốc diệt cỏ độc hại với hầu hết các loại thực vật. Được đăng ký bản quyền từ năm 1971, chỉ riêng Roundup mỗi năm Monsanto thu về khoảng 2 tỷ USD. Kể từ khi thời gian bảo vệ bản quyền cho Glyphosat hết hạn đã có rất nhiều các công ty khác sản xuất theo công thức đó và số Glyphosat bán trên thị trường hiện nay có khoảng 50% được sản xuất tại Trung Quốc.

    Cho tới nay bất kể trường đại học nào, bất kể tổ chức nào công bố các cuộc điều tra về Glyphosat và cho rằng nó độc hại, nó là quả bom nổ chậm, tập đoàn Monsanto ngay lập tức sẽ sử dụng các luật sư, tòa án để bịt miệng. Trong cuộc điều tra mới đây nhất, hồi tháng 3 năm 2015 của cơ quan nghiên cứu về bệnh ung thư thuộc WHO, Glyphosat là chất thuộc nhóm 2A, tức là thuộc vào nhóm khả năng gây ra căn bệnh ung thư rất lớn cho người và thú vật. Ngoài ra cuộc điều tra cũng dựa vào nghiên cứu từ các quốc gia như Mỹ, Thụy Điển, Canada và một số nước khác và các nhà khoa học đã đi tới kết luận rằng, Roundup là chất chắc chắn gây ra căn bệnh ung thư trên thú vật. Trên cơ thể con người thì các nhà khoa học chắc chắn rằng, Glyphosat có thể gây ra căn bệnh ung thư máu và ung thư phổi.